Lưu ý quy định thi tốt nghiệp THPT 2021

Lưu ý quy định thi tốt nghiệp THPT 2021
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Theo TS Bùi Quang Thái - Phó trưởng Phòng quản lý thi và kiểm định chất lượng - Sở GD&ĐT Hà Nội, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay về cơ bản vẫn giữ nguyên phương thức, số lượng môn thi như năm ngoái. Tuy nhiên, kỳ thi có nhiều điểm mới, các trường và thí sinh cần lưu ý để tránh sai sót không đáng có.

Mở rộng đối tượng thí sinh bị đình chỉ thi

TS Bùi Quang Thái thông tin về những điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Đối với những thí sinh năm ngoái không đủ điều kiện dự thi vì xếp loại hạnh kiểm yếu, phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú xác nhận về việc chấp hành chính sách pháp luật và quy định của địa phương để được trường THPT, nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi.

Thí sinh được bảo lưu các bài thi độc lập Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt từ điểm 5; hoặc được bảo lưu toàn bộ điểm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội đạt từ 5 điểm trở lên và tất cả các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp đó phải từ trên 1 điểm. Trong trường hợp bài thi tổ hợp có 2 môn điểm cao, 1 môn điểm thấp, HS được phép chọn 2 môn thi có điểm cao để bảo lưu.

Năm nay Bộ GD&ĐT mở rộng đối tượng thí sinh vi phạm bị đình chỉ thi, đó là thí sinh khi mang thiết bị không được phép vào phòng chờ thi, trong quá trình di chuyển từ phòng thi đến phòng chờ thi, mang và sử dụng các thiết bị không được phép mặc dù đã rời khỏi phòng thi. Thí sinh không tuân thủ theo quy định của cán bộ giám sát coi thi hoặc cán bộ giám sát quản lý phòng chờ đều bị đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi phải ngồi ở phòng chờ đến khi hết giờ thi cuối cùng của buổi thi đó mới được rời khỏi phòng thi. Ông Thái nhấn mạnh, những năm trước, Hà Nội có nhiều thí sinh mang điện thoại di động vào phòng thi, bị lập biên bản, dù có thể do các em vô tình. 

Ông Thái cũng lưu ý năm nay, học sinh được đăng ký dự thi thêm môn Ngoại ngữ tiếng Hàn Quốc. Học sinh được phép dự thi bất kỳ một trong 7 ngoại ngữ quy định (Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn) không phụ thuộc đã học ngoại ngữ gì trong trường phổ thông. 

Theo quy chế thi, những thí sinh được miễn thi ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm: thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ và thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Khi thí sinh đủ điều kiện sẽ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét tốt nghiệp.

Những thí sinh không có nguyện vọng thi môn Ngoại ngữ thì không được đánh dấu vào chỗ đăng ký thi ngoại ngữ. Nếu thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng lại đánh dấu vào chỗ đăng ký dự thi ngoại ngữ thì nhà trường sẽ không tính điểm 10.

Năm 2018, Hà Nội có gần 4.000 em đủ điều kiện miễn thi; năm 2020, con số này tăng lên 5.281 và năm nay, số lượng học sinh không dự thi sẽ còn tăng cao. Số lượng học sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ thay thế không thi cao, trong khi có trường hợp đã bị phát hiện gian lận. Do đó, Sở GD&ĐT sẽ hậu kiểm chặt chẽ.

Thực tế những năm qua, nhiều em đã có sai sót trong quá trình làm hồ sơ, dẫn đến không được chấp nhận kết quả xét tuyển. Nếu thí sinh không đăng ký quyền được miễn bài thi ngoại ngữ, sẽ phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp như thí sinh không được miễn thi. Ngoài ra, thí sinh cũng phải lưu ý, không phải trường ĐH nào cũng dùng điểm quy đổi ngoại ngữ để tuyển sinh, do đó các em cần nghiên cứu kỹ phương thức tuyển sinh của từng trường.

Thí sinh phải bảo mật thông tin cá nhân

Hà Nội cũng lưu ý các trường về việc, quy định năm nay học sinh sẽ tự điều chỉnh các nguyện vọng xét tuyển, thay vì giáo viên làm giúp. Năm nay, mỗi thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần bằng phương thức trực tuyến, sau sẽ không được điều chỉnh nữa. Do đó, thí sinh phải nghiên cứu kỹ các mã ngành, trường. 

Đã từng có trường hợp thí sinh điều chỉnh vội vàng, sau khi trúng tuyển một ngành học ở tận Hà Nam mới “tá hỏa” là nhầm lẫn. Hay có trường hợp, thí sinh dùng số điện thoại bạn gái để đăng ký nguyện vọng. Sau đó, bạn gái tự ý đăng nhập tài khoản và điều chỉnh nguyện vọng lúc nào không hay, kết quả thí sinh nam khi đủ điểm đỗ ngôi trường yêu thích, nhưng vẫn trượt mất cơ hội.

Để tránh sai sót, học sinh phải dùng số điện thoại của mình để đăng ký và bảo mật thông tin cá nhân. Muốn thi ngành gì, trường nào nên vào website của trường ĐH, học viện đó nghiên cứu kỹ thông tin. Ví dụ, thí sinh dự thi các trường có môn năng khiếu phải liên hệ để biết thông tin về việc nội dung, thời gian kiểm tra năng khiếu cụ thể.

Trong trường hợp có sai sót, thí sinh phải báo cáo ngay với nhà trường để kịp thời điều chỉnh. Và, 100% thí sinh sau khi cập nhật thông tin đăng ký dự thi lên hệ thống quản lý thi, mỗi em sẽ được cấp 1 tài khoản và 1 mật khẩu.

Khi học sinh đã ghi vào phiếu đăng ký xét tuyển và nộp cho các thầy cô sẽ không được điều chỉnh nguyện vọng của mình nữa. Với phương thức thứ 2 là đăng ký trực tuyến, học sinh tự mình ghi trường ĐH, CĐ lên hệ thống quản lý thi. Đối với các thầy cô, đến ngày 11/5/2021 không được điều chỉnh và nhập thêm thông tin mới. Nhưng đối với học sinh, thời gian sẽ kéo dài đến 17 giờ ngày 15/5 không được phép thay đổi nguyện vọng của mình trong đăng ký đợt đầu.  

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ nay đến hết ngày 26/4, đơn vị sẽ mở cổng đăng ký hồ sơ trực tuyến cho các nhà trường, thí sinh nhập dữ liệu nháp để làm quen. Sau đó, dữ liệu sẽ xóa trắng để học sinh bắt đầu đăng ký dự thi thật từ ngày 27/4 đến hết ngày 11/5.

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Đọc thêm

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...