Lượt đi V-League khép lại với nhiều hình ảnh vui - buồn đáng nhớ. Một điều cần nói là nó bất thường như thời tiết, bất thường ở các đội bóng và bất thường ở ngay sự thay đổi lịch thi đấu của ban tổ chức giải.
Tất cả đều giữ chân
Lẽ ra sau giai đoạn lượt đi sẽ có quãng nghỉ, nhưng V-League dồn lịch đá ngay rồi nghỉ sau nên các cầu thủ đều muốn giữ chân. Cầu thủ được chuyển nhượng giữa giai đoạn không cố gắng hết khả năng của mình, sợ bị chấn thương trước giờ về đơn vị mới. Có cầu thủ cáo bệnh, sẵn sàng nhận kỷ luật để CLB “tống” đi cho nhanh. Thậm chí lãnh đạo đội cũng sẵn sàng giữ quân chuyển nhượng trên ghế dự bị, để tránh bị chấn thương. Hơn nữa, họ cũng không tin cầu thủ bước vào các trận cuối của giai đoạn 1 chơi hết mình. Nghi hoặc lẫn nhau nên những vòng cuối V-League cứ bất thường như thời tiết.
Thứ hạng cũng bất thường
Sau giai đoạn lượt đi, thứ hạng của V-League thay đổi. Nhóm đầu tranh ngôi vô địch với 3 đội gồm Đà Nẵng, Bình Dương, T&T Hà Nội liên tục hoán đổi vị trí, cuối cùng đương kim vô địch Đà Nẵng vượt lên vị trí số 1. Nhóm đội giữa bảng xếp hạng liên tục đổi chủ nhân, lúc là XMHP, lúc Khánh Hòa, Ninh Bình, lúc là Đồng Tháp, nhưng nay, XMHP vụt khỏi tốp 5, nhường vị trí cho Đồng Tháp, Ninh Bình.
Việc chiến thắng của các đội đều trông cậy vào sân nhà. Ngay cả bộ ba dẫn đầu bảng xếp hạng cũng vậy. XMHP cũng vậy, tận dụng tối đa ưu thế sân Lạch Tray để làm động lực tiến. Tuy nhiên, sân Lạch Tray không còn là nơi bất khả chiến bại của đội và đã nhận 1 trận thua trước T&T Hà Nội.
Thất vọng nhất của giải là 2 đại gia, cựu vô địch V-League Đồng Tâm Long An và Hoàng Anh Gia Lai. Mùa giải này, cả hai đội thi đấu trầy trật và lao đao. ĐTLA đang ở thứ hạng 12 và chính thức gia nhập nhóm nguy cơ xuống hạng. ĐTLA liên tục khắc phục khủng hoảng với 3 lần thay đổi HLV trưởng nhưng kết quả vẫn là sự yếu ớt. Yếu như Navibank Sài Gòn cũng chia điểm với ĐTLA ngay trên sân Long An ở vòng 13.
Thất vọng nữa là Nam Định. Đội bóng luôn “cao giọng” tại V-League những mùa trước nay, chìm trong bóng tối. Cách làm của Nam Định đã không còn hợp thời. Họ đứng cuối bảng là điều hiển nhiên.
Còn Đồng Tháp mùa này là một hiện tượng lớn. Bị coi là đội bóng yếu, nhưng nỗ lực của họ ở cuối giai đoạn lượt đi khi thắng Bình Dương và Đà Nẵng đưa Đồng Tháp lên vị trí thứ 4 bảng xếp hạng. Lượt đi V-League, Đồng Tháp là đội duy nhất thắng cả 3 đội đầu bảng: Đà Nẵng 2-0, Bình Dương 2-1, T&T Hà Nội 2-1. Mức độ đầu tư không bằng các đội khác, thậm chí quá khiêm tốn, thành công của Đồng Tháp thật đáng ghi nhận.
Xếp hạng sau lượt đi
TT |
Đội |
Trận |
T |
H |
B |
Điểm |
1 |
Đà Nẵng |
13 |
9 |
0 |
4 |
27 |
2 |
Hà Nội T&T |
13 |
8 |
1 |
4 |
25 |
3 |
Bình Dương |
13 |
8 |
1 |
4 |
25 |
4 |
Đồng Tháp |
13 |
6 |
3 |
4 |
21 |
5 |
Ninh Bình |
13 |
6 |
3 |
4 |
21 |
6 |
Khánh Hòa |
13 |
6 |
2 |
5 |
20 |
7 |
Hải Phòng |
13 |
6 |
2 |
5 |
20 |
8 |
Sông Lam Nghệ An |
13 |
4 |
7 |
2 |
19 |
9 |
Thanh Hóa |
13 |
4 |
4 |
5 |
16 |
10 |
Hòa Phát Hà Nội |
12 |
4 |
2 |
6 |
14 |
11 |
HAGL |
13 |
4 |
2 |
7 |
14 |
12 |
Đồng Tâm |
12 |
3 |
3 |
6 |
12 |
13 |
Navibank Sài Gòn |
13 |
2 |
4 |
7 |
10 |
14 |
Nam Định |
13 |
2 |
2 |
9 |
8 |
Trần Long