Lực lượng chiến đấu bí ấn của Triều Tiên và những vụ 'đột kích lịch sử'

Đặc nhiệm Triều Tiên tại lễ diễu binh hôm 15.4.2017
Đặc nhiệm Triều Tiên tại lễ diễu binh hôm 15.4.2017
(PLO) -Trong cuộc diễu binh hôm 15/4/2017 tại Bình Nhưỡng, CHDCND Triều Tiên đã lần đầu công khai lực lượng chiến đấu đặc biệt đầy bí ẩn của họ...

Đó là các binh sĩ thuộc lực lượng tinh nhuệ này nổi bật với hình ảnh đặc biệt với đồng phục rằn ri tối màu, đeo kính đen, khuôn mặt được ngụy trang bằng lớp sơn đen, mỗi người được trang bị một khẩu súng trường Type 98 do Triều Tiên chế tạo phỏng theo nguyên mẫu AK-104 của Nga với băng đạn đặc biệt hình ống, một khẩu súng ngắn trên ngực và kính nhìn xuyên màn đêm trên mũ.

Lực lượng đặc biệt Triều Tiên được giới quân sự phương Tây mô tả các đơn vị chuyên biệt bao gồm trinh sát chiến trường và trinh sát chiến lược, biệt kích, các lực lượng trên không, trên biển và trên bộ; thực hiện các nhiệm vụ bí mật ở Hàn Quốc, đánh phá phòng tuyến cố định của Hàn Quốc, mở “mặt trận thứ 2” ở phía sau lưng địch; đồng thời bảo vệ những mục tiêu quan trọng, đối phó sự tấn công từ bên ngoài. 

Tổ chức, trang bị đặc biệt

Đây là đơn vị tinh nhuệ, được huấn luyện kỹ càng với trang thiết bị hiện đại. Họ là những người lính được đào tạo bài bản, trang bị đầy đủ và có năng lực tốt nhất trong lực lượng quân đội Triều Tiên. “Một khi lãnh đạo tối cao Kim Jong-un ra lệnh, họ sẽ quyết tâm đâm kiếm xuyên tim kẻ địch nhanh như tia chớp trên núi Paektu” (đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên) - phát thanh viên của KCNA mô tả về họ trong lễ diễu hành. 

Trước đây, lực lượng đặc biệt Triều Tiên được biết đến là đơn vị quân sự được huấn luyện cường độ cao và được trang bị phương tiện đặc biệt để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt bao gồm hành động quân sự, chiến tranh chính trị và tâm lý chiến. Họ đã nhiều lần thử thách năng lực quốc phòng của Hàn Quốc và nhiều lần tiến hành cách hành động xâm nhập Hàn Quốc thành công.

Quân số của lực lượng này theo ước tính của giới quân sự Phương Tây có khoảng 180 ngàn người – một lực lượng đặc biệt đông đảo nhất thế giới. Cùng với tên lửa và xe tăng, lực lượng đặc biệt tạo thành 3 “quả đấm” có sức uy hiếp lớn nhất của quân đội Triều Tiên.

Hiện nay chưa rõ lực lượng này được chính thức thành lập từ bao giờ, nhưng các tài liệu ghi nhận từ những năm 1960 họ đã có các hoạt động gây chấn động như đột kích Nhà Xanh định ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee ngày 21/1/1968 và ngày 30/10/1968 với hành động đổ bộ lên huyện Uljin ở tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc đấu súng với quân đội Hàn Quốc rồi rút về Triều Tiên an toàn.

Lực lượng đặc nhiệm trước đây của Triều Tiên
Lực lượng đặc nhiệm trước đây của Triều Tiên

Về tổ chức, theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, lực lượng đặc biệt Triều Tiên gồm có các đơn vị đặc nhiệm đường không, trinh sát, đặc nhiệm bộ binh và đặc nhiệm tàu ngầm. Về đặc nhiệm đường không, họ được trang bị các máy bay hạng nhẹ AN-2 của Liên Xô cũ để xâm nhập lãnh thổ đối phương. An-2 được sử dụng để thả dù người và phương tiện do thể tích nhỏ gọn, có thể bay thấp, hạ cánh trên đường quốc lộ.

Lực lượng trinh sát, còn gọi là “lính bắn tỉa” có tác dụng quan trọng trong việc cung cấp thông tin tình báo mặt đất cho quân đội Triều Tiên. Những đơn vị này cũng có thể trực tiếp tiến hành các hành động chiến đấu. Họ được huấn luyện tiêu diệt các mục tiêu chiến lược và tiến hành các hoạt động bắt cóc, ám sát.

Lực lượng đặc nhiệm bộ binh gồm các lữ đoàn được bố trí tại tiền duyên hoặc nằm trong biên chế các quân đoàn ở phía sau. Họ được trang bị gọn nhẹ, chủ yếu dùng để “ngụy trang bí mật thọc sâu đánh phá, gây rối loạn phía sau lưng địch”.

Nhiệm vụ của họ bao gồm: nắm chắc hệ thống thông tin phía trước, tiến hành phá hoại các mục tiêu quan trọng như thiết bị hạt nhân, vũ khí hóa học. Họ thường chỉ trang bị súng bộ binh nhẹ và vũ khí chống tăng gọn nhẹ.

Trước đây, lực lượng đặc biệt Triều Tiên là một trong số ít lực lượng cùng loại của các quốc gia không mang áo giáp chống đạn, nhưng qua các hình ảnh do Triều Tiên phát hành thì từ năm 2012, lực lượng này đã bắt đầu mang mặc áo giáp.

Về lực lượng đặc nhiệm trên biển, có tài liệu cho biết, Triều Tiên có thể tung ít nhất 7000 lính đặc nhiệm tấn công các mục tiêu ở bờ biển Hàn Quốc. Cùng lúc Triều Tiên có thể tung khoảng 102 tàu đổ bộ đột kích.

Giống như quân đội nhiều nước khác, hiện nay lực lượng đặc biệt trên biển của Triều Tiên sử dụng tàu ngầm làm phương tiện chở người và vũ khí xâm nhập, bí mật đột kích hậu phương địch, Hiện nay hải quân Triều Tiên có ít nhất 24 tàu ngầm Diezel lớp R.

Loại tàu này chủ yếu sử dụng cho khu vực ven biển và sử dụng để vận chuyển binh sĩ. Triều Tiên còn có các tàu ngầm lớp Sang-O (Cá Mập) có thể chở theo phân đội 19 người tiến hành đột nhập. Ngoài ra Triều Tiên còn có 45 tàu ngầm mini có thể chở các tốp 2-5 người đột nhập lãnh thổ đối phương.

Nhà Xanh - Phủ Tổng thống Hàn Quốc
Nhà Xanh - Phủ Tổng thống Hàn Quốc

Vụ tập kích Nhà Xanh 1968

Nhà Xanh (Cheongwadae) được xem như là bộ não của phía Hàn Quốc. Đây là một tổ hợp bao gồm các khu vực nội các, khu vực làm việc của các thành viên chủ chốt của chính phủ Hàn Quốc, bao gồm cả Tổng thống. Nhà Xanh được xem như là một phiên bản của Nhà Trắng ở Washington, Mỹ. 

49 năm trước, lực lượng đặc biệt Triều Tiên đã vượt qua Vĩ tuyến 38 được phía Hàn Quốc canh phòng chặt chẽ, đọt kích vào Nhà Xanh gây nên một sự kiện chấn động thế giới. Vào thời điểm đó, lãnh đạo Triều Tiên cho rằng kinh tế Triều Tiên vượt xa Hàn Quốc, nếu giết chết nhà độc tài Park Chung-hee thì dân chúng Hàn Quốc sẽ nổi dậy, giấc mơ vĩ đại thống nhất bán đảo Triều Tiên sẽ thực hiện được.

Chính vì vậy, để “chi viện phong trào cách mạng miền Nam”; năm 1967, Cục Trinh sát thuộc Bộ Vũ trang nhân dân Triều Tiên đã thành lập Đơn vị 124 gồm hơn 1000 người chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tập kích phá hoại địch hậu. 

Trải qua một thời gian huấn luyện, tuyển lựa kĩ lưỡng, cuối cùng đã lựa chọn ra 31 người lập thành một Đội đột kích. Ngày 5/1/1968, Đội đột kích này được đưa tới thành phố Sariwon, là thủ phủ của tỉnh Hwanghae-puk ở phía Tây Triều Tiên để huấn luyện bí mật theo chuyên đề tập kích Nhà Xanh giết chết Park Chung-hee.

Họ học thuộc bản đồ các khu vực ở Seoul và Nhà Xanh, được đào tạo các kỹ năng đổ bộ xâm nhập, tấn công các mục tiêu bằng thuốc nổ, tấn công bằng dao găm và được trang bị các vũ khí hiện đại nhất thời đó là tiểu liên PPS-33 và súng ngắn TT-30 (K-54).

Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong nhóm được trang bị cả thuốc nổ TNT để có thể tấn công tự sát vào các mục tiêu được chỉ định. Ngoài ra, họ còn được dạy những kỹ năng ẩn nấp để tránh sự lùng sục từ các lực lượng an ninh Hàn Quốc.

Đêm ngày 16/1/1968, 31 lính đặc nhiệm Triều Tiên di chuyển đến căn cứ ở Yonsan, nằm gần khu vực phi quân sự liên Triều (DMZ). Ngày 17/1, các lính Triều Tiên này được thay quân phục của lính Hàn Quốc. Chỉ huy đội quyết định lựa chọn đột nhập qua khu vực do Sư đoàn 2 Bộ binh cơ giới của Mỹ canh giữ vì cho rằng đột nhập qua khu vực quân Mỹ sẽ dễ dàng hơn khu vực của lính Hàn Quốc. 

Báo chí Hàn Quốc đưa tin về vụ đột kích Nhà Xanh
Báo chí Hàn Quốc đưa tin về vụ đột kích Nhà Xanh

23h36 ngày 17, sau khi cắt hàng rào ở vị trí cách chòi gác liên quân Mỹ Hàn không đầy 30m họ đã xâm nhập vào khu vực DMZ phía Hàn Quốc thành công mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Điều đáng chú ý là, sau đó lính trinh sát Hàn Quốc phát hiện ra dầu giày trên mặt sông đóng băng gần đó, nhưng do vết giày để lại theo chiều ngược nên họ nghĩ rằng có người từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên. Mãi sau này khi điều tra lại vụ việc họ mới ngã ngửa: Thì ra lính Triều Tiên đã đi giày theo chiều ngược để xâm nhập.../. (Mời xem tiếp số tiếp theo) 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.