Bầu cử Pháp: 2 ứng viên tranh luận trực tiếp lần cuối

(PLO) - Ứng viên trung dung Emmanuel Macron và đại diện cực hữu của Pháp Marine Le Pen ngày 3/5 có cuộc tranh luận trực tiếp lần cuối trước vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới. 
Ông Macron và bà Le Pen
Ông Macron và bà Le Pen

Theo Reuters, cuộc bầu cử lần này được xem là cuộc bầu cử tổng thống Pháp quan trọng nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tại cuộc bầu cử này, các cử tri Pháp sẽ chọn giữa ông Macron, một cựu giám đốc ngân hàng có quan điểm ủng hộ châu Âu và bà Le Pen – một người hoài nghi châu Âu, từng lên tiếng khẳng định muốn bỏ đồng tiền euro và áp đặt các quy định để giảm đáng kể lượng người nhập cư ở Pháp. 

Tại vòng 1 của cuộc bầu cử diễn ra hôm 23/4 vừa qua, ông Macron dẫn trước bà Le Pen 3 điểm nhưng ông được dự báo sẽ nhận được phiếu bầu từ các cử tri chủ nghĩa xã hội và trung hữu sau khi các ứng viên đại diện cho các nhóm này đã bị loại khỏi cuộc đua. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc đua vào Điện Elysee năm 2017 cho đến nay đầy ắp những bất ngờ, nhiều người cho rằng bà Le Pen vẫn có khả năng bắt kịp đối thủ nhờ vào sự khéo léo trong việc lấy lòng công chúng của mình. 

Trả lời phỏng vấn trước cuộc tranh luận, ông Macron khẳng định ông sẽ tích cực tranh luận để phản bác những chính sách được ông miêu tả là nguy hiểm với nước Pháp do bà Le Pen đưa ra. “Tôi sẽ không đưa ra những lời công kích hay xúc phạm. Tôi sẽ tranh luận tay đôi để làm bật việc những ý tưởng của bà ấy là những giải pháp sai” – ông nói. 

Trong khi đó, bà Le Pen cho rằng chương trình mà ông Macron đưa ra  có vẻ rất mơ hồ nhưng trên thực tế nó chỉ đơn giản là sự nối tiếp các chính sách của Tổng thống Francois Hollande. Bà cũng tái khẳng định việc muốn đưa nước Pháp ra khỏi khối đồng tiền chung euro và rằng bà hy vọng người Pháp sẽ có đồng tiền quốc gia của họ trong túi trong vòng 2 năm tới. 

4 ngày trước khi bầu cử diễn ra, các thăm dò dư luận cho thấy ông Macron, 39 tuổi, đang dẫn trước đại diện của đảng Mặt trận quốc gia Le Pen. Theo thăm dò của Elabe, ông Macron dự kiến sẽ nhận được 59% phiếu bầu của cử tri ở vòng 2 của cuộc bầu cử trong khi bà Le Pen dự kiến chỉ được 41% phiếu bầu. 

Theo các nhà quan sát, cuộc tranh luận ngày 3/5 có thể có ảnh hưởng tới kết quả bỏ phiếu, đặc biệt là với những người có thể sẽ bỏ phiếu trắng bao gồm nhiều người ủng hộ ứng viên cực tả đã về thứ 4 tại vòng 1 cuộc bỏ phiếu vừa qua. “Điều mà ông Macron phải làm là thuyết phục những người đã không bỏ phiếu cho ông ta ở vòng 1 và những người không nhất trí với chương trình của ông ta rằng ông ta sẽ tôn trọng họ” – một bộ trưởng trong chính phủ sắp mãn nhiệm của Pháp nhận định. 

Theo AFP, một số khảo sát những ngày gần đây cho thấy khoảng 1 trong 4 người được hỏi cho biết họ sẽ bỏ phiếu trắng tại vòng 2 của cuộc bầu cử. Trong khi đó, 7/10 người khi được hỏi cho biết họ không hài lòng với lựa chọn của mình. Cuộc bầu cử tới đây cũng đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1958 nước Pháp bước vào bầu cử với sự vắng mặt của các ứng viên cánh tả hay cánh hữu truyền thống trong vòng bỏ phiếu thứ 2. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.