Luật sư đề nghị ’truất’ quyền công tố của kiểm sát viên

Luật sư Nguyễn Hồng Bách phát hiện trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ có 1 KSV nhưng tại phiên tòa có 2 KSV, nên đề nghị “KSV Bùi Văn Thành không được tiếp tục tham gia phiên toà”.

Phiên toà sơ thẩm xử bị cáo Trần Thị Nguyệt (SN 1967, trú tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) về tội “Cướp tài sản” đã phải tạm dừng vô thời hạn vì đến ngày định tuyên án thì HĐXX lại quay lại phần xét hỏi trong khi bị hại và luật sư vắng mặt, còn bị cáo bị mệt và một mực phải có luật sư mới xét hỏi lại…

Bị hại kêu oan cho bị cáo

PLVN từng có bài phản ánh vụ án này, trong đó có nêu rõ, tội “cướp tài sản” chỉ hoàn thành khi bị cáo có liên tiếp các hành vi: “dùng vũ lực”, làm “mất khả năng chống cự” nhằm “chiếm đoạt tài sản” của người bị tấn công.

Bị cáo Nguyệt tại phiên toà
Bị cáo Nguyệt tại phiên toà

Thế nhưng, trong vụ án này, bị cáo đã không dùng vũ lực với anh Chía vì việc lấy xe máy là trên cơ sở đồng ý của anh này trong việc bảo lãnh cho người em họ mua xe. Việc lấy chiếc xe máy này lại xảy ra trước lúc xảy ra xô sát với Ly A Ly (anh trai Chía) khoảng 5 - 10 phút. Tức là, “vũ lực” (nếu có) lại xảy ra đối với người không phải là chủ sở hữu xe. Chưa việc Ly bỏ chạy là do đã đẩy ngã bó chị Nguyệt chứ không phải bị đánh.  

Tại tòa, hai anh em Ly và Chía đều khai: “Chị Nguyệt không cướp tài sản”. Chía cho biết thêm: “Lúc chị Nguyệt yêu cầu đề xe lại, tôi có chần chừ, nhưng nghĩ mình đã đứng ra bảo lãnh mà Tủa chưa có tiền trả nên đành để lại xe”. Tương tự, bị cáo Nguyệt khai: “Chía đồng ý để xe lại nên tôi bảo nhân viên dắt xe vào nhà. Khi đó tôi có nói, nếu không có tiền trả thì để lại xe và Chía không phản ứng gì, chỉ bảo để cho Chía về”.

Thừa Kiểm sát viên?

Khẳng định việc truy tố là đúng, Kiểm sát viên (KSV) đã đề nghị mức án từ 7-8 năm tù đối với bị cáo. Trước đó, hai KSV cũng đã trích dẫn nhiều lời khai của Ly và Chía tại CQĐT thể hiện bị hại này bị cướp tài sản. Tuy nhiên, Ly từng trả lời: “Tôi tìm đến đồn công an nhờ lấy hộ xe máy để về bản nhưng họ bảo phải viết đơn và hướng dẫn cho viết trong khi không hiểu hết nội dung ra sao. Tôi không muốn chị Nguyệt bị bắt,nhưng sự việc lại xảy ra ngoài mong muốn của tôi”.

Trước những lời khai khác cáo trạng này, HĐXX quyết định hội ý để 14h chiều cùng ngày tiếp tục phần tranh luận. Tuy nhiên, phải đến 16h, HĐXX mới trở lại phòng xử và quyết định…quay trở lại phần xét hỏi.

Đến lúc này, luật sư Nguyễn Hồng Bách phát hiện trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ có 1 KSV nhưng tại phiên tòa có 2 KSV, nên đề nghị “KSV Bùi Văn Thành không được tiếp tục tham gia phiên toà”. Lập tức, chủ toạ phiên toà thừa nhận sai sót khi không ghi đầy đủ người tiến hành tố tụng trong Quyết định nhưng đã được bổ sung tại bút lục 260.

1 trong 2 KSV này bị LS đề nghị không được tham gia phiên toà
1 trong 2 KSV này bị LS đề nghị không được tham gia phiên toà

Sau khi xét hỏi tiếp 1 số nội dung, Chủ tọa phiên tòa thông báo sáng 12/11 sẽ tuyên án. Tuy nhiên, đến ngày hẹn thì HĐXX lại quyết định quay lại phần xét hỏi và phiên tòa phải dừng vô thời hạn.

Tìm hiểu thêm về diễn biến phiên tòa này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

 * Tại phiên tòa trên, ông đã đề nghị với HĐXX rằng “KSV Bùi Văn Thành không được tiếp tục tham gia phiên toà”. Tại sao ông có đề nghị này?

- Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, tôi chỉ thấy đề cấp đến 1 KSV (bà Phạm Thu Hằng) tham gia phiên tòa. Phần khai mạc phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa cũng đã công bố quyết định này. Nhưng thực tế tại phiên tòa, chúng tôi thấy có hai KSV ngồi ghế công tố nên tôi đã có đề nghị như trên.

Giả sử VKSND huyện Điện Biên có Quyết định phân công KSV Thành tham gia kiểm sát vụ án, thì cũng không thể đồng nghĩa với việc ông Thành được ngồi ghế công tố tại phiên tòa. Pháp luật đã quy định quyết định đưa vụ án ra xét xử phải tống đạt cho bị cáo 10 ngày trước khi xử và nêu rõ tên KSV tham gia bởi điều này liên quan đến quyền “được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng” của bị cáo. Nếu bị cáo không biết trước ai là KSV tham gia phiên tòa thì quyền này cũng vô tác dụng.

 * Được biết, KSV Thành cũng là người đã phát biểu “hớ” rằng, “bị cáo Nguyệt, trong khi bị tạm giam đã thông cung với người thân bên ngoài”?

- Đúng vậy, trong giai đoạn xét hỏi, khi thấy bị hại có nhiều lời khai chứng tỏ bị cáo không cướp tài sản. Còn bị cáo Nguyệt thì không nhận tội nên KSV đã cho rằng“bị cáo Nguyệt, trong khi bị tạm giam đã thông cung với người thân bên ngoài”.

Ngay lập tức, các luật sư đã phát biểu rằng, không thể khẳng định chuyện thông cung vì biên bản về việc gia đình chị Nguyệt chuyển thư vào trại giam cho bị cáo không có giá trị, vì không có chữ ký của người gửi quà. Giả sử biên bản này có thật thì vụ việc cũng đã bị phát hiện và ngăn chặn ngay, thư chưa đến tay bị cáo thì cũng không thể nói là thông cung được

 * Phiên tòa này còn 1 sự kiện hi hữu khác là, “tiến hành cách ly bị hại”, ông có thể cho biết rõ hơn?

- Trên cơ sở đề nghị của KSV, HĐXX đã quyết định cách ly bị hại Ly A Ly và Ly A Chía với bị cáo Nguyệt trong phần xét hỏi. Chúng tôi đã đề nghị phải cho bị hại theo dõi toàn bộ phiên tòa, bởi không không có quy định nào cho phép HĐXX cách ly người làm chứng cả (chỉ cho phép cách ly bị cáo, người làm chứng). Bị hại cần phải nghe những lời khai và chứng cứ của bị cáo để có thể đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Trước những ý kiến này, anh Ly và Chía đã được cho quay lại phòng xử.

 * Nhưng anh Chía là người dân tộc, không biết chữ và tiếng Việt. Vậy, làm thế nào mà bị hại này nghe và khai được trước tòa?

- Tại phiên tòa này, HĐXX đã cử người phiên dịch cho Chía. Điều này thể hiện sự chu đáo và đúng luật của Tòa. Tuy nhiên, qua đây lại càng cho thấy CQĐT đã rất cẩu thả trong việc lấy lời khai của Chía vì Điều tra viên (ĐTV) đã vô tư để Ly A Ly tham gia với tư cách người phiên dịch. Đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì người phiên dịch không thể đồng thời là bị hại trong vụ án, cũng không thể là người thân của bị hại.

Cũng liên quan đến biên bản lấy lời khai của Ly A Chía, có bản do ĐTV không được phân công điều tra tiến hành lấy lời khai…Những biên bản này đều không thể sử dụng làm chứng cứ trong vụ án này.

 * Xin cảm ơn luật sư.

Khoa Lâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.