“Luật” im lặng của người bán... thận

Người mua thận lẫn người bán thận tuyệt đối không được hỏi nhau về giá cả mua - bán quả thận. Trong vai người bán thận, phóng viên được đảm bảo sẽ thu về 80-100 triệu đồng cho việc “tùng xẻo” một quả thận.
 

Người mua thận lẫn người bán thận tuyệt đối không được hỏi nhau về giá cả mua - bán quả thận. Trong vai người bán thận, phóng viên được đảm bảo sẽ thu về 80-100 triệu đồng cho việc “tùng xẻo” một quả thận.

2 ngày sau lần gặp đầu tiên, Hồng hẹn chúng tôi đến Bệnh viện Việt Đức để gặp bệnh nhân đang cần mua thận của người mang nhóm máu A.

[links()]

“Luật im lặng”

Sáng 14/2, trước lúc cho phóng viên gặp người mua thận, Hồng gặp riêng chúng tôi để dặn dò kỹ hơn những việc cần làm, những điều phải tránh.

gdrg

Giấy xét nghiệm bước đầu của phóng viên tại bệnh viện Việt Đức sau khi đồng ý bán thận

“Các em đến đây thì các em là người của chị. Bán mỗi trái thận, các em sẽ nhận được 80 đến 100 triệu đồng. Sau này, nếu được việc thì chị sẽ nói họ bồi dưỡng thêm. Tuy nhiên, mọi việc đều phải được chị thông qua. Các em chỉ được phép “làm việc” với chị thôi.

Các em không cần phải thắc mắc bên kia rằng họ chi hết bao nhiêu tiền, vì có rất nhiều khâu chị phải lo. Ngược lại, khi những người đó hỏi bọn em nhận được bao nhiêu tiền, các em phải nói là có vấn đề gì cứ làm việc với chị Hồng, không giải thích thêm” - Hồng dặn đi dặn lại chúng tôi điệp khúc này.

Hồng chỉ dẫn tiếp: “Khi hiến thận, các em cần bảo đảm các giấy tờ như chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh. Ngoài ra, các em lo thêm giấy chứng nhận chưa có tiền án, tiền sự. Khi chuẩn bị cho thận, các em cần lo thêm một loại giấy tờ quan trọng nữa là bản cam kết tự nguyện cho thận có chữ ký của người thân. Nếu có vợ thì do vợ ký, không có vợ thì bố mẹ ký vào. Mọi thứ giấy tờ này các em đưa cho chị cầm”.

Lấy lý do chưa lo đủ số giấy tờ trên, tôi chỉ nộp cho Hồng sổ hộ khẩu, bản sơ yếu lý lịch. Cậu bạn đi cùng thì đưa cho Hồng chứng minh thư. Xem qua, Hồng bỏ vào túi rồi nói: “Bây giờ chị sẽ giữ những cái này. Khi nào xong việc, chị sẽ trả lại các em”.

Khi chúng tôi thắc mắc về chuyện giao - nhận tiền, Hồng nói: “Trước khi các em lên bàn mổ và người nhà các em ký vào giấy đồng ý hiến thận thì sẽ có người bên ngoài nhận tiền cho bọn em. Người đó có thể là chị hoặc một ai đó do các em ủy quyền”.

Một điều rất quan trọng Hồng dặn chúng tôi nhiều lần là khi vào gặp bác sỹ, nếu bác sỹ hỏi chúng tôi có quan hệ thế nào với bệnh nhân mà lại hiến thận thì nhất định không được nói hiến thận vì mục đích nhận tiền mà phải nói là do thấy thương hoàn cảnh nên hiến thận.

Sau này, khi phóng viên gặp bệnh nhân đang cần mua thận của người nhóm máu A mà Hồng giới thiệu, người này cũng tâm sự: “Hồng dặn là không cần hỏi bọn em về chuyện tiền nong. Chị cũng chỉ biết làm việc với Hồng về những vấn đề đó”.

Những “luật” im lặng trên được Hồng quy định ra phải chăng để che giấu những khoản tiền chênh lệch của người cần thận chi ra cho người “hiến” thận?

Trăm dâu đổ đầu... bệnh nhân

Sau khi giảng giải kỹ lưỡng cho phóng viên đầy đủ về “luật im lặng” khi “hiến thận”, Hồng nói thêm những quyền lợi mà chúng tôi được hưởng.

jjjyfrh

Đối tượng Hồng (áo đen, ngồi giường) và một người cần mua thận đang trao đổi.

Theo đó, người bệnh sẽ phải lo mọi chi phí đi lại, ăn ở của chúng tôi từ lúc bắt đầu bước chân vào bệnh viện để làm các thủ tục xét nghiệm. Chi phí nằm viện cũng do bên phía bệnh nhân lo. Sau buổi xét nghiệm đầu tiên, chúng tôi sẽ được ứng trước mỗi người 1 triệu đồng.

Trưa ngày 14/2, sau khi đã gặp mặt người mua thận để thống nhất lại kế hoạch “đối phó” với các câu hỏi của bác sỹ, chúng tôi được đưa vào một phòng nằm trong Khoa Thận - Bệnh viện Việt Đức để bắt đầu làm các thủ tục đầu tiên.

Lúc này, Hồng đưa lại cho tôi giấy tờ tùy thân để xuất trình với các bác sỹ. Hồng không quên dặn: “Xong việc thì mang về cho chị”.

Cô bác sỹ trẻ bị bao vây bởi bốn con người vừa mới quen nhau thông qua sự dắt mối của “cò” Hồng. Những câu hỏi mà cô bác sỹ này đưa ra đều nằm trong dự liệu của Hồng hết nên không mấy khó khăn để chúng tôi đánh lừa vị bác sỹ này tin vào mục đích cao cả: “Em thấy thương các chị ấy nên hiến thận để mang lại sự sống cho bệnh nhân!”.

Sau khi qua được vòng “sơ khảo”, tôi và cậu bạn đi cùng được dẫn đi xét nghiệm máu, nước tiểu và chụp chiếu sơ qua về thận. Những thủ tục đơn giản này tốn mất gần 600.000 đồng/người. Tiền thì tất nhiên là do các bệnh nhân lo chi trả.

Bà Dung - bệnh nhân chạy thận đang cần mua thận của người mang nhóm máu O tâm sự: “Sau buổi xét nghiệm này, sẽ còn rất nhiều những xét nghiệm khác để xem quả thận của em có hợp với chị không. Chi phí xét nghiệm trước khi lên bàn mổ dễ tốn cả vài chục triệu chứ không ít. Tuy nhiên, vì sự sống thì mình phải cố thôi”.

Không cam tâm nhìn người bệnh chi trả những khoản tiền quá lớn từ việc nhận quả thận được “hiến” thông qua “cò” Hồng, nhóm phóng viên chúng tôi quyết định rút lui.

Biết chuyện, Hồng nhắn tin cho tôi với giọng bực tức: “Em làm ăn buồn cười thật đấy, như trẻ con vậy”.

Thọ Phước - Bảo Ngọc

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Cơ quan công an tống đạt quyết định bắt đối tượng Nguyễn Đình An (giữa).

Có 6 tiền án nhưng vẫn không bỏ nghề 'đạo chích'

(PLVN) - An đã có 06 tiền án về tội Trộm cắp tài sản, đối tượng hoạt động lưu động liên tỉnh với thủ đoạn tinh vi, lợi dụng thời gian và các tuyến đường vắng người để tránh hệ thống camera an ninh, sau đó tìm sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản.

Đọc thêm

Vướng lao lý vì... sở thích 'bình thường'

2 khúc ngà voi châu Phi - một trong các sản phẩm ĐVHD bị người dân phát hiện tại nhà đối tượng qua livestream. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Trong đời sống hàng ngày có những hành động tưởng chừng như bình thường trong mắt nhiều người: sử dụng thuốc có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD), đeo trang sức, trang trí nhà cửa bằng tiêu bản ĐVHD, nuôi ĐVHD ngoại lai làm thú cưng... thì đều là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, là mối đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước.

Chóng mặt - lừa đảo mạng xã hội

Tội phạm mạng lừa đảo có kịch bản và có hội nhóm.
(PLVN) - Một ngày, chị Hải Anh (Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen qua facebook của một chàng trai “bị vợ bỏ” và đang “gà trống nuôi con”. Chàng kém chị 6 tuổi. Sáng sáng, chàng đưa con đi học (có tài xế riêng) và facetime với chị. Chàng nghiêm túc, điển trai, rủ rỉ tới nỗi chị đã nghĩ hay chàng phải lòng mình thật…

Tìm nạn nhân bị đối tượng Lê Đình Hải lừa

Lê Đình Hải thời điểm bị bắt giữ (Ảnh: Công an Đà Nẵng).
(PLVN) -  Ngày 18/5, Công an Đà Nẵng phát thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Lê Đình Hải (26 tuổi, trú TP Hồ Chí Minh) thực hiện thông qua việc kêu gọi tiền từ thiện.

Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 3: Vị trung tá giáo dục phạm nhân bằng trách nhiệm, tình cảm chân thành

Trung tá Chấn bồi hồi nhớ lại thời điểm đầu khi phụ trách Đội phạm nhân (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Để cảm hóa phạm nhân, không chỉ bằng chính sách nhân đạo nhân văn của Đảng và Nhà nước, không chỉ bằng xây dựng môi trường giáo dục của hệ thống trại tạm giam, mà còn bằng sự tận tình của từng quản giáo, cán bộ chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ quản lý phạm nhân.

Trong vòng 10 ngày thực hiện 4 vụ trộm cắp tài sản

Hai bị cáo Lò Văn Đoàn và Nguyễn Văn Chung tại toà.
(PLVN) - Sáng ngày 17/5/2024, TAND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Lò Văn Đoàn (SN 1993, trú tại xã Thôn Mòm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) và Nguyễn Văn Chung (SN 2000, trú tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Kon Tum: Tạm giữ hình sự đối tượng đánh cha ruột tử vong

Đối tượng A Tuẽnh
(PLVN) - Ngày 17/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với A Tuẽnh (SN 1995, trú tại thôn Kon Rơ Bang I, xã Vinh Quang, TP Kon Tum) để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”.

Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 2: Bình yên lớp học xóa mù chữ ở Trại giam Yên Hạ

Thiếu tá Hoàng Đình Công, cán bộ Đội tham mưu, Trại Giam Yên Hạ giới thiệu Phòng truyền thống của Trại giam Yên Hạ. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Từng được gọi là "trại giam khó khăn nhất phía Bắc", nhưng tâm huyết, mồ hôi, công sức của tập thể cán bộ, chiến sĩ (CBCS) cùng các phạm nhân từng chấp hành án nơi đây đã đổ xuống, làm đất cằn ngời lên màu xanh hy vọng, để Trại giam Yên Hạ (Sơn La) bình an như ngày hôm nay.