Bộ phim "Long thành cầm giả ca" sẽ được chọn chiếu buổi khai mạc những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội diễn ra tối 1/10 tại Hà Nội và TP. HCM.
“Long thành cầm giả ca” sẽ đồng hành cùng “Trung uý” tranh cử trong hạng mục Phim truyện nhựa xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế VN (VNIFF) lần thứ nhất diễn ra vào tháng 10 tới.
Phim thuần Việt nhất từ trước tới nay
Không ồn ào như những dự án phim 1.000 năm Thăng Long về Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ... “Long thành cầm giả ca” (Bài ca người gảy đàn thành Thăng Long) được thực hiện khá lặng lẽ và chỉ được báo chí chú ý khi nó đã hoàn tất.
Dựa trên chất liệu từ một bài thơ đầy trắc ẩn về thời cuộc của Tố Như (tên chữ của Đại thi hào Nguyễn Du) được ông sáng tác trong quãng thời gian đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1813 đến 1814, nhà văn-biên kịch Văn Lê đã hoàn thành kịch bản lịch sử về mối tình của Nguyễn Du với cô đào hát tên Cầm.
Cảm nhau ở tiếng hát, cung đàn và tài năng thơ phú, nhưng những rào cản trong xã hội phong kiến đã khiến mỗi người trôi dạt mỗi phương. Hai mươi năm sau họ gặp lại nhau, lúc Tố Như đã thành danh, còn nàng Cầm từ một ca kỹ sắc nước hương trời chuyên hát cho vua trở thành đào hát già thất thời. Cảm thương và chua xót cho thân phận của một người con gái xinh đẹp và tài năng, Tố Như đã sáng tác bài thơ “Long thành cầm giả ca” rồi lên đường đi sứ.
Ngỡ như phim chỉ phản ánh một lát cắt trong cuộc đời Nguyễn Du - mối tình thời trẻ của ông - sẽ chẳng mấy liên quan gì đến chủ đề Đại lễ. Nhưng xem phim mới thấy được sự tài tình của đạo diễn Đào Bá Sơn khi lấy “cái nền” là mối tình đầy trắc trở giữa một đại thi hào có dòng dõi danh giá với một ca kỹ để mở ra những lớp lang về thân phận của người phụ nữ, về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Từ đó dẫn dắt người xem khám phá những dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa, văn hoá và phong tục tập quán hồn vía nhất của dân tộc.
Từ trước đến nay, khi một bộ phim được ra mắt, nhất là phim về đề tài lịch sử, thật hiếm khi người ta thấy các đạo diễn phục nhau. Vậy nhưng, với “Long thành cầm giả ca”, đạo diễn Lê Phương (người viết kịch bản cho “Biệt động Sài Gòn”-PV) đã thành thật cho biết, ông không ngờ đạo diễn Đào Bá Sơn, một người đã vào Nam lập nghiệp nhiều năm lại có thể hiểu về lịch sử, về văn hoá Hà Nội xưa một cách sâu sắc và tinh tế như vậy. “Nghĩ ra cái “Long thành cầm giả ca” để làm về 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã là giỏi rồi, làm nó thành một bộ phim thuần Việt với kinh phí chỉ có 8 tỉ thật đáng khâm phục”, đạo diễn Lê Phương nói.
Nhân vật quá sức với diễn viên
Chính vì vậy, những gì làm nên tinh tuý của văn hoá dân tộc đều được lột tả. Từ làn điệu hát văn, ca trù, trống, phách, những góc quay đẹp về làng quê yên bình, của con đê, giếng nước, sân đình, cảnh nhộn nhịp của kinh thành, kiệu xe, vó ngựa... khiến người xem như được quay về kinh đô Thăng Long cổ xưa và thuần khiết.
Tuy nhiên, việc bỏ nhiều tâm sức cho bối cảnh và hậu kỳ lại có sự “vênh” khá rõ khi so sánh với diễn xuất của diễn viên. Vai Tố Như được giao cho gương mặt còn khá mới Ngọc Ngoan thể hiện, đã phần nào làm toát lên sự nho nhã, thư sinh lại vừa thanh tao đạo mạo. Tuy nhiên, vai nữ chính xem ra đã quá sức với ca sĩ Nhật Kim Anh, cho dù cuộc đời cô có khá nhiều chi tiết giống với nhân vật chính: di cư từ Thanh Hoá vào Nam năm 10 tuổi, cũng nỗ lực vươn lên để trở thành một ca sĩ từ những gian khó, hiểu được những góc khuất của nghề ca sĩ.
Nhưng suốt cả bộ phim, người xem gần như không cảm được, không thấy rung động cho những bi kịch đời ca kỹ của nàng Cầm, ngoại trừ cảnh kết không thoại của phim. Đó là lúc nàng Cầm không còn ôm cây đàn nguyệt đầy trân trọng như thuở nàng 10 tuổi, lên kinh thành Thăng Long học nghề, mà kéo lê cây đàn đã cho nàng may mắn gặp tri kỷ, song cũng gieo vào lòng không ít cay đắng, xót xa.
“Long thành cầm giả ca” sẽ đồng hành cùng “Trung uý” tranh cử trong hạng mục Phim truyện nhựa xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế VN (VNIFF) lần thứ nhất diễn ra vào tháng 10 tới.
Phim thuần Việt nhất từ trước tới nay
Cảnh trong phim |
Không ồn ào như những dự án phim 1.000 năm Thăng Long về Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ... “Long thành cầm giả ca” (Bài ca người gảy đàn thành Thăng Long) được thực hiện khá lặng lẽ và chỉ được báo chí chú ý khi nó đã hoàn tất.
Dựa trên chất liệu từ một bài thơ đầy trắc ẩn về thời cuộc của Tố Như (tên chữ của Đại thi hào Nguyễn Du) được ông sáng tác trong quãng thời gian đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1813 đến 1814, nhà văn-biên kịch Văn Lê đã hoàn thành kịch bản lịch sử về mối tình của Nguyễn Du với cô đào hát tên Cầm.
Theo nhà văn Ngô Thảo, “Long Thành cầm giả ca” đã làm vinh dự cho anh em nghệ sĩ khi có một sản phẩm xứng tầm dịp Đại lễ. Khi công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế lần đầu tiên được Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 10 tới và “so găng” với bạn bè quốc tế, chắc chắn chúng ta sẽ không phải xấu hổ. |
Ngỡ như phim chỉ phản ánh một lát cắt trong cuộc đời Nguyễn Du - mối tình thời trẻ của ông - sẽ chẳng mấy liên quan gì đến chủ đề Đại lễ. Nhưng xem phim mới thấy được sự tài tình của đạo diễn Đào Bá Sơn khi lấy “cái nền” là mối tình đầy trắc trở giữa một đại thi hào có dòng dõi danh giá với một ca kỹ để mở ra những lớp lang về thân phận của người phụ nữ, về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Từ đó dẫn dắt người xem khám phá những dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa, văn hoá và phong tục tập quán hồn vía nhất của dân tộc.
Từ trước đến nay, khi một bộ phim được ra mắt, nhất là phim về đề tài lịch sử, thật hiếm khi người ta thấy các đạo diễn phục nhau. Vậy nhưng, với “Long thành cầm giả ca”, đạo diễn Lê Phương (người viết kịch bản cho “Biệt động Sài Gòn”-PV) đã thành thật cho biết, ông không ngờ đạo diễn Đào Bá Sơn, một người đã vào Nam lập nghiệp nhiều năm lại có thể hiểu về lịch sử, về văn hoá Hà Nội xưa một cách sâu sắc và tinh tế như vậy. “Nghĩ ra cái “Long thành cầm giả ca” để làm về 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã là giỏi rồi, làm nó thành một bộ phim thuần Việt với kinh phí chỉ có 8 tỉ thật đáng khâm phục”, đạo diễn Lê Phương nói.
Nhân vật quá sức với diễn viên
Chính vì vậy, những gì làm nên tinh tuý của văn hoá dân tộc đều được lột tả. Từ làn điệu hát văn, ca trù, trống, phách, những góc quay đẹp về làng quê yên bình, của con đê, giếng nước, sân đình, cảnh nhộn nhịp của kinh thành, kiệu xe, vó ngựa... khiến người xem như được quay về kinh đô Thăng Long cổ xưa và thuần khiết.
Tuy nhiên, việc bỏ nhiều tâm sức cho bối cảnh và hậu kỳ lại có sự “vênh” khá rõ khi so sánh với diễn xuất của diễn viên. Vai Tố Như được giao cho gương mặt còn khá mới Ngọc Ngoan thể hiện, đã phần nào làm toát lên sự nho nhã, thư sinh lại vừa thanh tao đạo mạo. Tuy nhiên, vai nữ chính xem ra đã quá sức với ca sĩ Nhật Kim Anh, cho dù cuộc đời cô có khá nhiều chi tiết giống với nhân vật chính: di cư từ Thanh Hoá vào Nam năm 10 tuổi, cũng nỗ lực vươn lên để trở thành một ca sĩ từ những gian khó, hiểu được những góc khuất của nghề ca sĩ.
Nhưng suốt cả bộ phim, người xem gần như không cảm được, không thấy rung động cho những bi kịch đời ca kỹ của nàng Cầm, ngoại trừ cảnh kết không thoại của phim. Đó là lúc nàng Cầm không còn ôm cây đàn nguyệt đầy trân trọng như thuở nàng 10 tuổi, lên kinh thành Thăng Long học nghề, mà kéo lê cây đàn đã cho nàng may mắn gặp tri kỷ, song cũng gieo vào lòng không ít cay đắng, xót xa.
Theo Thanh Hà
GĐ&XH
GĐ&XH