Long đong Dự án Nhà máy nước Hòa Liên

Việc thiếu nước thời gian qua khiến nhiều người dân Đà Nẵng khốn đốn
Việc thiếu nước thời gian qua khiến nhiều người dân Đà Nẵng khốn đốn
(PLO) - Nhiều ngày qua, cả ngàn hộ dân khu vực trung tâm các quận Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều người dân bức xúc cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan thì tình trạng thiếu nước trên là do lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ đã bất nhất về quan điểm triển khai dự án Nhà máy nước Hòa Liên.

Thiếu nước do có việc dân “tích trữ”?

Từ đầu tháng 6 đến nay, người dân nhiều khu vực trên địa bàn TP Đà Nẵng lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt dù đang giữa mùa mưa. Lý giải về việc này, ông Hồ Hương, Tổng Giám đốc Cty CP cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết, nguồn nước thô tại sông Cầu Đỏ đã bị nhiễm mặn và đây là nguyên nhân khách quan.

Trước sự việc trên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt  Dũng đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, báo cáo tình hình và đề xuất giải pháp; xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, vận hành hệ thống cấp nước sạch dẫn đến xảy ra tình trạng thiếu nước; chấn chỉnh và đề xuất xử lý trách nhiệm (nếu có); Dawaco báo cáo cụ thể tình hình hoạt động, vốn, nhân sự chủ chốt và sản xuất kinh doanh từ sau cổ phần hóa đến nay.

Ngày 14/11, Sở TN&MT Đà Nẵng đã công bố những nhận định ban đầu của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian qua. Cụ thể: diễn biến độ mặn trên sông Cầu Đỏ từ ngày 4-7/11, thường xuyên duy trì ở mức cao >1000mg/l, đỉnh điểm độ mặn đạt đến 4.374mg/l vào lúc 20h00 ngày 5/11. Tình trạng thiếu nước gay gắt nhất trên địa bàn TP là do không thể khai thác nguồn nước ngay tại Cầu Đỏ để hòa trộn với nước bơm tại An Trạch.

Nước sông trạm bơm An Trạch từ ngày 31/10- 9/11 luôn duy trì trung bình đạt 1,8-1,9m. Đây là mực nước đảm bảo để Dawaco bơm nước thô từ An Trạch về xử lý tại Nhà máy nước Cầu Đỏ. Theo Dawaco, nếu vận hành đồng thời 4 bơm của Trạm bơm An Trạch thì tổng công suất khoảng từ 196.000m3/ngày đêm đến 217.000m3/ngày đêm. Ngoài ra, tuyến ống truyền tải nước thô từ trạm bơm An Trạch về Nhà máy nước Cầu Đỏ được thiết kế cho công suất 210.000m3/ngày đêm. Nếu vận hành quá tải trong thời gian lâu dài có thể ảnh hưởng đến an toàn của tuyến ống này.

Vì vậy, mặc dù lượng nước thô tại đập dâng An Trạch trong thời gian qua đáp ứng thừa so với nhu cầu 270.000m3/ngày đêm của TP Đà Nẵng, nhưng nếu tuyến ống dẫn nước thô từ An Trạch về Nhà máy nước Cầu Đỏ không đủ tải, lượng nước từ An Trạch về đến Cầu Đỏ vẫn chỉ có thể đạt 210.000m3/ngày đêm. Lượng nước thiếu hụt so với nhu cầu phải lấy tại Cầu Đỏ trong các thời điểm độ mặn dao động từ 200 - 1000mg/l (pha trộn với nguồn nước bơm về từ An Trạch). 

Diễn biến độ mặn trên sông Cầu Đỏ cho thấy, từ ngày 31/10 đến ngày 3/11 và ngày 08/11- 9/11 phải tiến hành pha trộn nguồn nước thô tại An Trạch và Cầu Đỏ để đảm bảo đủ lượng nước cấp cần thiết. Các ngày 4- 7/11 là thời đoạn độ mặn tại Cầu Đỏ thường xuyên duy trì ở mức cao >1000mg/l. 

Với thời điểm thiếu nước gay gắt này, Dawaco cũng đang khai thác nước tại các suối Lương, suối Đá, suối Tình với tổng lưu lượng được cấp phép khai thác tối đa 17.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, với diễn biến thiếu hụt lượng mưa nghiêm trọng ngay trong mùa mưa dẫn đến các nhà máy trên không thể vận hành tối đa theo giấy phép.

Báo cáo của Dawaco cho biết, mặc dù đang trong mùa thấp điểm nhưng nhu cầu dùng nước trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian qua thiếu khoảng 270.000m3/ngày đêm, chứng tỏ có sự gia tăng đột biến nhu cầu dùng nước. Việc người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tích trữ nước tối đa để sử dụng, trước thông tin nguồn nước bị nhiễm mặn gây thiếu nước và Dawaco sẽ tiến hành cắt nước luân phiên… có thể là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng thiếu nước xảy ra trên diện rộng trong thời gian qua.

Lãnh đạo bất nhất trong việc xây dựng dự án nhà máy nước

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì việc thiếu nước ngọt của Đà Nẵng, ngoài ảnh hưởng biến đổi khí hậu (thiếu mưa thừa nắng) thì còn có nguyên nhân từ việc  các công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn ngăn nước, chặn dòng tự nhiên, không xả về dòng cũ.

Điểm lại có thể thấy, hạn hán sau thủy điện, thiếu nước ngọt vùng hạ lưu bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 2009. Cao điểm từng xảy ra từ cuối năm 2010, khi thủy điện Đắk Mi 4 tích nước, phát điện, cắt triệt dòng từ thượng lưu sông Vu Gia, chuyển nước sang dòng Thu Bồn để tận dụng độ cao chênh lệch, tăng lợi nhuận phát điện, đã gây cạn kiện hạ du, thiếu nước sinh hoạt tại Đà Nẵng. Ngoài ra, sự phát triển “nóng” về du lịch, tăng dân số cơ học do đô thị hóa cũng là nguyên nhân lớn gây thiếu nước ngọt. 

Đáng nói, hiện tại, trong khi nhu cầu nước sinh hoạt tại Đà Nẵng được dự báo trên 300.000m3/ngày đêm thì năng lực cấp nước hiện tại chỉ đạt khoảng 1/3 nhu cầu. Từ nhiều năm trước Đà Nẵng đã có hàng loạt phương án dự phòng, tăng cường nguồn cấp nước, trong đó có việc đầu tư, xây dựng mới Nhà máy nước Hòa Liên công suất 120.000 m3/ngày đêm.

Từ năm 2013, dự án này được đề xuất thực hiện theo hình thức PPP, với kế hoạch do tư vấn Nhật Bản lập, tổng đầu tư gần 4.500 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA. Dự án đang tiến triển tốt thì đến năm 2016, khi thành phố có lãnh đạo mới, phương án trên bị tạm hoãn, dừng và sau đó là việc từ chối nguồn vốn ODA vì cho rằng nguồn đầu tư lớn, thời gian kéo dài.

Lúc này, lãnh đạo thành phố đề ra phương án “tự chủ”. Cụ thể, Dawaco đã xây dựng phương án đầu tư bằng nguồn tự có (29%) và vốn vay để đầu tư nhà máy 120.000m3/ngày đêm, dự kiến làm nhanh để cuối năm 2020 là hoàn thành, cấp nước với kinh phí 1.200 tỷ đồng.

Lần này dự án triển khai thần tốc, các bước tư vấn thiết kế, lập quy hoạch chi tiết, lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ TN&MT phê duyệt... Đà Nẵng đã chuẩn bị cả mặt bằng để đặt nhà máy. Thế nhưng, do xuất hiện sự thiếu thống nhất trong nội bộ, dự án lại bị chậm tiến độ.

Cuối năm 2017, số phận dự án lại bị thay đổi khi Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa muốn đấu thầu dự án, kêu gọi đầu tư theo phương thức BOT. Mọi công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án Nhà máy cấp nước Hòa Liên trước đây gần như bỏ hết để làm lại từ đầu. Và cho đến nay chưa có quyết định cuối cùng cho số phận Nhà máy nước Hòa Liên.

Với những gì diễn ra, nhiều người dân cho rằng, chính sự chỉ đạo bất nhất trong quan điểm triển khai dự án đã gián tiếp làm kéo dài tiến độ đầu tư dự án xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên, gây ra tình trạng thiếu nước như hiện nay.

Đọc thêm

Cụ ông con liệt sỹ bất ngờ nhận được thông báo cưỡng chế vi phạm hành chính?!

Mỗi khi trời mưa lối vào nhà ông Đạt thường bị ngập vì bị bít chặn đường thoát nước.
(PLVN) - Cụ ông 82 tuổi khẳng định trước khi nhận được thông báo về việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ông chưa từng nhận được biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính để biết bản chất sự việc và thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu
(PLVN) - Ngày 26/7, Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi, xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một thi thể trên sông Hậu.

Kon Tum: Kỳ lạ những công trình kiên cố tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông

Công trình tại tiểu khu 478, thôn Kon Năng, xã Măng Cành.
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo ra ngày 9/1/2024, thời gian gần đây, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (trụ sở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông; 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu) đã để xảy ra một số vụ phá rừng trên lâm phần của Cty; như tại tiểu khu 388, xã Đắk Ring; tiểu khu 400, xã Măng Bút.

Nhiệt điện Hải Phòng hủy thầu gói thầu mua than cám có giá hơn 1.311 tỷ đồng sau gần 5 tháng đấu thầu

Trụ sở Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng.
(PLVN) - Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng vừa có quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp than cám 6a.14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng. Lý do hủy thầu được thông báo là do tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.