Lời thề hơn 40 năm của người đàn ông mang tiếng gàn dở

Ông Dương Đức Duy gắn Huy hiệu “Tuổi trẻ Dũng cảm” cho thế hệ trẻ ở Tiểu đoàn 4 Sư đoàn Bộ binh 7 Quân khu 7.
Ông Dương Đức Duy gắn Huy hiệu “Tuổi trẻ Dũng cảm” cho thế hệ trẻ ở Tiểu đoàn 4 Sư đoàn Bộ binh 7 Quân khu 7.
(PLO) - Ông đã về quê Hưng Yên để thắp lên bàn thờ người đồng chí nén hương, nhưng một điều mà ông luôn canh cánh trong lòng là chưa về lại Tân An - nơi ông đã chỉ huy trận đánh 41 năm trước, cùng đồng đội vào sinh ra tử...

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã góp phần chấm dứt 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược của quân và dân ta. Cùng với nhiều trận đánh mở màn cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn Gia Định, trận đánh ở quốc lộ 4 cầu Tân An (tỉnh Long An) của Đại đội 2 Tiểu đoàn 24 Sư đoàn 5 Phòng không - Không quân không chỉ là trận đánh vang dội, chặt đứt sự chi viện của 3 sư đoàn địch, khẳng định sự thất bại của đế quốc Mỹ, sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ nguỵ quyền Sài Gòn. 

Sau những năm tháng trên chiến trường đánh Mỹ, Đại đội trưởng Dương Đức Duy về Xuyên Mộc xây dựng vùng kinh tế mới theo tiếng gọi của Đảng. Tại nơi này, ông đã làm những việc mà nhiều kẻ gọi là “gàn dở” như đấu tranh chống tham nhũng, lên án những người có hành động và suy nghĩ sai trái, hách dịch, cửa quyền. Ông tâm sự, bản thân vẫn mang nặng một lời thề mà suốt 41 năm qua chưa thực hiện được.

Quyết tâm thắng địch

Sáng 7 tháng 4 năm 1975, Đại đội 2 Tiểu đoàn 24 sư đoàn 5 Phòng không - Không quân được giao nhiệm vụ: Vận dụng các hình thức chiến thuật, phục kích, tập kích, gìm chân 3 sư đoàn 7, 9, 21 của địch, chặn đường không cho chúng hành quân lên Sài Gòn chi viện lực lượng.

Sau khi nhận nhiệm vụ, đêm 7 tháng 4 năm 1975, Đại đội trưởng Dương Đức Duy chỉ huy bộ đội vượt sông Vàm Cỏ bằng thuyền của dân, hành quân khẩn trương chiếm lĩnh trận địa. Sông Vàm Cỏ không rộng lắm, nhưng đại đội phải vượt hơn 6 giờ đồng hồ mới sang bờ bên kia, vừa bơi vừa giữ bí mật và tránh bom đạn địch. Vào vị trí bí mật, Duy nhanh chóng giao nhiệm vụ cho các trung đội và triển khai đào hầm hào công sự, sẵn sàng chiến đấu ngay trên cánh đồng lúa đã gặt của dân. 

Đúng như dự đoán, sớm ngày 8 tháng 4 năm 1975, một đoàn xe tăng và bộ binh địch  gầm rú như xé nát bầu trời ùn ùn tiến từ đầu cầu Tân An đến Cầu Voi, vừa đi chúng vừa bắn pháo dẹp đường. Chúng không hề biết ở địa hình trống trải, dưới đống rạ khô 2 bên quốc lộ 4 là những ụ súng cao xạ, những Tiểu đội B40, 41, Trung đội DKZ của ta sẵn sàng nổ súng.

Chờ cho chúng “lọt lõng”, Đại đội trưởng Duy hô: “Nổ súng. Tất cả nổ súng tiêu diệt địch”. Ắt thì hàng chục ụ súng máy cao xạ 12,7 ly, đại liên, cối 82B10, cối 60, ĐKZ, súng chống tăng B41 bắn xối xả vào 3 xe tăng và toàn bộ đội hình địch. Bị bất ngờ, chúng rút chạy ngược lại về cầu Tân An rồi gọi máy bay đánh phá vào đội hình chiến đấu của ta.

Trước tình hình ấy, Duy đã chỉ huy các tiểu đội súng cao xạ tiêu diệt máy bay trong tầm bắn hiệu quả, phát huy tác dụng bắn thẳng, các khẩu đội 82B10, B40, B41 tiêu diệt xe tăng, xe bộc thép địch. Quân ta bắn ráo riết, chúng lại rút chạy về Tân An và chờ thời cơ tấn công đợt mới, ta lại phục kích, tập kích bất ngờ không cho chúng tiến lên. Cứ như thế, Đại đội 2 của Duy phối hợp với Trung đoàn bộ binh 5 chiến đấu giằng co với địch suốt 22 ngày đêm ngoan cường.

Chân dung Đại đội trưởng Dương Đức Duy và Trang đầu trong cuốn nhật ký của ông.

Chân dung Đại đội trưởng Dương Đức Duy và Trang đầu trong cuốn nhật ký của ông.

10 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975, bỗng hàng loạt máy bay địch lượn trên đầu nhưng không bắn phá vào trận địa. Duy mở chiếc radio nhỏ thì nghe tiếng Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi: “Hỡi sĩ quan binh lính Việt Nam cộng hoà. Tôi Dương Văn Minh, Tổng thống Việt Nam cộng hoà kêu gọi tất cả binh lính, sĩ quan cộng hoà ở đâu cố gắng giữ ở đó, tránh đụng độ với bộ đội giải phóng, để Chính phủ Việt Nam cộng hoà liên hệ với chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam đi đến hoà bình, tránh đổ máu”.

Và chưa đầy 3 phút sau, tất cả binh lính Mỹ nguỵ xung quanh đó đứng ào dậy như rừng người, hô lớn: “Các anh bộ đội giải phóng ơi, chúng tôi đầu hàng rồi, đừng bắn chúng tôi nữa”. Đại đội trưởng Duy dùng súng AK bắn một loạt chỉ thiên và hô: “Hỡi sĩ quan binh lính Việt Nam cộng hoà. Theo chính sách của chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam, các anh đã đầu hàng rồi. Hãy bỏ vũ khí tại chỗ và về sum họp với gia đình”.

Nghe thế, tất cả lính nguỵ cởi bỏ áo dài, giày, mũ, vũ khí tại chỗ và hô to “hoan hô, hoan hô”. Sau đó chúng tràn ra quốc lộ 4 leo lên xe tải và hành quân về Sài Gòn. Duy chỉ huy Đại đội về Long An tiếp tục nhận nhiệm vụ mới.

Lời thề chưa trọn vẹn

Trong niềm vui ngày giải phóng, quốc lộ 4 Tân An - Cầu Voi, thị trấn Long An rực rỡ cờ hoa. Nhân dân hai bên đường ra chào đón bộ đội giải phóng chiến thắng về làng. Xen lẫn tiếng nói cười của hàng vạn bà con, bước chân rầm rập của bộ đội là những câu hô vang “bộ đội giải phóng, bộ đội giải phóng, hoan hô, hoan hô”. 

“Đi giữa hàng quân trong lòng nhân dân ngày đại thắng, chúng tôi rạng rỡ niềm vui, chúng tôi reo hò trước sự đón chào nồng nhiệt của bà con Long An. Tuy nhiên, trận chiến đấu ấy có đồng đội vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Đại đội tôi có chiến sĩ Nguyễn Văn Hiến bị mảnh bom vào đầu, vỡ sọ. Trước khi ra đi, anh gọi tôi đến và nói rằng: “Em biết một vài tiếng nữa là em chết. Nếu sau này anh còn sống trở về, anh về quê em nói với cha mẹ em là em chết ngày hôm nay”. Ông Duy nghẹn ngào khi nói về đồng đội và lật từng trang nhật ký cho tôi xem. Trong ấy ghi đầy đủ từng trận chiến đấu và tên đồng đội của ông đã hy sinh.

Ông Dương Đức Duy và cô con gái bị nhiễm chất độc da cam.

Ông Dương Đức Duy và cô con gái bị nhiễm chất độc da cam.

Sau những năm tháng trên chiến trường đánh Mỹ, Đại đội trưởng Dương Đức Duy về Xuyên Mộc xây dựng vùng kinh tế mới theo tiếng gọi của Đảng. Tại nơi này, ông đã phát hiện mình bị nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin. Cô con gái đầu lòng của ông Dương Thị Thu Hương cũng bị nhiễm chất độc da cam. 

Biến đau thương thành hành động cách mạng, ông lao vào công việc, lấy công việc khoả lấp nỗi buồn. Trải qua nhiều chức vụ khác nhau như Bí thư Chi bộ, Phường đội trưởng, Chủ tịch UBND phường Thắng Nhất, thành phố Vũng Tàu, ở cương vị nào ông cũng phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Ông làm những việc mà nhiều kẻ gọi là “gàn dở” như đấu tranh chống tham nhũng, lên án những người có hành động và suy nghĩ sai trái, hách dịch, cửa quyền, hạch sách nhân dân.

Dẫu việc làm ấy không ít nhọc nhằn và phiền muộn, ông bảo: “Thời chiến trận mình đánh giặc Mỹ trên chiến trường, hoà bình mình đánh giặc tham nhũng ngay trong lòng nhân dân. Làm gì có ích cho dân, cho nước thì đó là niềm vui. Số lớp trẻ ngày nay chỉ biết hưởng thụ mà quên công lao của thế hệ cha anh đi trước. Lớp già chúng tôi phải có trách nhiệm giữ gìn đất nước, dạy bảo con cháu đạo lý làm người có ích cho xã hội”.

Đến hôm nay, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam đã lùi xa 41 năm, đồng đội của ông Duy người còn, người mất. Ông cũng đã về quê Hưng Yên để thắp lên bàn thờ người đồng chí nén hương, nhưng một điều mà ông luôn canh cánh trong lòng là chưa về lại Tân An - nơi ông đã chỉ huy trận đánh 41 năm trước, cùng đồng đội vào sinh ra tử. Nhưng phần vì ông bị nhiễm chất độc da ca khiến những cơn đau hành hạ triền miên, phần khác bởi ông phải chăm sóc con gái.

Ông tâm sự: “Nguyện vọng của tôi những ngày cuối của cuộc đời là về lại quốc lộ 4 Tân An, Cầu Voi - nơi tôi đánh trận cuối cùng, nơi ghi dấu bao chiến công, nơi ấy bao đồng đội thân yêu của tôi nằm xuống, đó là lời thề mà 41 năm qua tôi chưa thực hiện được. Năm ngoái, chúng tôi về Tây Ninh để kỷ niệm ngày truyền thống của Tiểu đoàn 4, Sư đoàn 5. Trong niềm vui ngày đoàn tụ, có đồng chí đã khóc vì thương đồng đội. Sau khi họp mặt, tất cả chúng tôi về nhà tôi ở Vũng Tàu để ôn lại kỷ niệm chiến tranh”.

Giờ đây, ông Duy lặng lẽ như lão tiều phu, ngày ngày bên cuốn hồi ức “Dương Đức Duy”. Dẫu cuốn nhật ký ấy chẳng “sản xuất” ra tiền nhưng nó đẫm nhiều mồ hôi và cũng là điểm tựa tinh thần vô giá để ông sống vui, sống khỏe, sống nghĩa tình với đồng đội một thời hoa lửa.

Đọc thêm

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
(PLVN) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
(PLVN) - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia
Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21-23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bàn làm chứ không bàn lùi

Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.