Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm Techcombank đạt 11.500 tỷ đồng

Cuối quý 2/2021, tổng tài sản Techcombank đạt 504,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với đầu năm.
Cuối quý 2/2021, tổng tài sản Techcombank đạt 504,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với đầu năm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kết quả hoạt động trong nửa đầu năm của ngân hàng Techcombank khá khả quan, được cộng hưởng tích cực từ đà phục hồi của nền kinh tế từ quý 4 năm 2020.

Thu nhập từ lãi vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Ngân hàng tiếp tục duy trì tỷ lệ CASA hàng đầu với 46,1%, chất lượng tài sản tốt và Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dẫn đầu ngành, lần lượt đạt mức 46,1% và 3,7%. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 11,5 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 71,2% so với cùng kỳ năm trước).

Cũng theo công bố của Techcombank, tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 52,1% so với cùng kỳ, đạt 18,1 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dẫn đầu ngành, lần lượt đạt mức 46,1% và 3,7%. Đặc biệt là nguồn vốn vững mạnh với tỷ lệ CAR Basel II đạt 15,2%.

Thu nhập từ lãi (NII) đạt 12,7 nghìn tỷ đồng, tăng 56,0% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) tăng trưởng 31,5%, đạt 2,8 nghìn tỷ đồng với sự đóng góp từ tất cả các loại hình phí chủ chốt. Thu nhập phí liên quan tới chứng khoán, cấu phần lớn nhất trong NFI, tăng trưởng 18,4%, bao gồm 420 tỷ đồng phí bảo lãnh phát hành trái phiếu và 865 tỷ đồng phí từ các dịch vụ khác - bao gồm phí từ hoạt động ủy thác, tư vấn và đại lý, phí môi giới và phí quản lý quỹ.

Dịch vụ bảo hiểm tăng trưởng 60,1% về doanh thu khai thác mới (APE). Phí bảo hiểm tăng 48,1% so với cùng kỳ dù việc tư vấn trực tiếp cho khách hàng chịu ảnh hưởng từ cuối quý 2 do các thành phố lớn thực hiện gia tăng các biện pháp giãn cách xã hội, kiểm soát dịch bệnh Covid.

Chi phí hoạt động tăng 29,6% so với cùng kỳ lên 5,2 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 28,4% do các khoản đầu tư về IT và Marketing ghi nhận độ trễ do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Chi phí dự phòng ở mức 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cuối quý 2/2021, tổng tài sản Techcombank đạt 504,3 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng tại 30/6/2021 đạt 353,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%. Nhu cầu tín dụng duy trì ổn định, với sự gia tăng đáng kể của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, tăng 16,0% trong kỳ. Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn tăng khoảng 11,0%.

Về huy động vốn, tổng tiền gửi tại ngày 30/06/2021 đạt 289,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 4,3% kể từ đầu năm. Tỷ lệ CASA đạt 46,1% tại thời điểm 30 tháng 06 năm 2021, không thay đổi so với thời điểm cuối năm 2020. Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 55,1% trong vòng 12 tháng vừa qua và đạt 133,4 nghìn tỷ đồng.

Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tăng lần lượt 56,9% và 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 155,9 nghìn tỷ đồng, giảm 4,8% so với 30/6/2020, do ngân hàng đã tối ưu hóa cấu trúc vốn, ưu tiên các nguồn vốn có lãi suất thấp.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt 76,6%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 39,1%, cao hơn mức 33,9% vào cuối năm 2020. Ngân hàng cũng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối quý theo Basel II đạt 15,2%, cao hơn yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dẫn đầu ngành, lần lượt đạt mức 46,1% và 3,7%.

Tại thời điểm 30/6/2021, tỷ lệ nợ xấu đạt mức 0,4%, thấp hơn mức 0,9% tại quý 2 năm 2020 và duy trì mức 0,4% đã công bố cuối quý 1 năm 2021. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm cuối quý 2/2021 là 259%, tăng so với mức 171% tại thời điểm cuối năm 2020, và 109% tại thời điểm 30 tháng 06 năm 2020. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm cuối quý 2/2021 là 259%, tăng so với mức 171% tại thời điểm cuối năm 2020, và 109% tại thời điểm 30/6/2020.

Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 giảm xuống còn 2,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,8% dư nợ hiện tại. Khoảng 67% số khách hàng trong chương trình này đã hoàn tất hoặc trả một phần nợ tái cơ cấu tính đến hết tháng 6 năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Techcombank đã thu hút thêm gần nửa triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng mà Ngân hàng phục vụ lên 8,9 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2021 lần lượt đạt 296,9 triệu giao dịch (tăng 94,5% so với cùng kỳ năm ngoái) và gần 4,3 triệu tỷ đồng (tăng 122,5% so với cùng kỳ năm ngoái).

Không chỉ có ngân hàng mẹ, tình hình kinh doanh của các công ty con của Techcombank cũng đạt kết quả rất tích cực. Cụ thể, công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đạt 2,3 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện TCBS đang chiếm 46,2% thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và duy trì ấn tượng khoảng 27% thị phần tài khoản chứng khoán mở mới trong nửa đầu năm 2021.

TCBF, quỹ trái phiếu mở được quản lý bởi TCBS, tiếp tục là quỹ trái phiếu lớn nhất thị trường, với tổng giá trị tài sản là 26,7 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 30/06/2021, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank, kết quả hoạt động trong nửa đầu năm của Ngân hàng được cộng hưởng tích cực từ đà phục hồi của nền kinh tế từ quý 4 năm trước. Thu nhập từ lãi vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Đồng thời, tập khách hàng được mở rộng với nhu cầu gắn kết, sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao giúp Techcombank gia tăng đáng kể thu nhập từ phí.

“Chúng tôi tiếp tục tin tưởng về tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế trong trung và dài hạn, tuy nhiên Covid-19 có thể sẽ tạo ra khó khăn, thách thức cho một số khách hàng. Mức độ nghiêm trọng của dịch đã gia tăng từ cuối quý 2, khi chính phủ đã ban hành các biện pháp giãn cách xã hội mạnh hơn nhằm kiểm soát đợt dịch mới, bên cạnh việc đẩy nhanh chương trình tiêm vắc xin trong cộng đồng”, ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank, chia sẻ.

Cũng theo Jens Lottner, Techcombank sẽ tiếp tục tập trung vào việc bảo vệ nhân viên, cũng như cung cấp cho khách hàng các giải pháp điện tử, đảm bảo thông suốt, liên tục các hoạt động tài chính ngay cả trong điều kiện hạn chế đi lại, giao dịch tại quầy ... như Techcombank đã khẩn trương, quyết liệt thực hiện kể từ khi đại dịch bắt đầu trong năm 2020.

Techcombank đang niêm yết tại HOSE với mã chứng khoán TCB. Đây là ngân hàng được xếp hạng tín dụng ở mức cao nhất trong số các ngân hàng ở Việt Nam với xếp hạng Ba3, triển vọng Tích cực và là ngân hàng duy nhất chỉ bị hạn chế bởi mức trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ Moody’s. S&P xếp hạng Techcombank BB-, triển vọng Ổn định.

Ngân hàng cũng được Euromoney trao giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2018, 2021 và được FinanceAsia vinh danh “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2020, 2021.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Đọc thêm

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.
(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Thị trường chứng khoán Việt Nam như người mặc áo chật

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương
(PLVN) - Theo Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đã đạt được độ lớn, như người mặc áo chật, cần bước lên bước tiến mới, và trải nghiệm của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài là một trong những yếu tố nâng hạng TTCK

Vẫn chưa có lộ trình đưa hệ thống KRX vào vận hành

Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán tại HoSE. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)
(PLVN) - Bộ Tài chính cho biết, nhà thầu KRX đang rà soát, kiểm thử thêm để đánh giá về việc vận hành của hệ thống. Căn cứ kết quả kiểm thử, rà soát, Chủ đầu tư sẽ báo cáo Bộ Tài chính lộ trình triển khai tiếp theo.

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?
(PLVN) - Mức vốn hóa hiện tại cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được cho rằng chưa phản ánh đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Điều này là do với chỉ tổng vốn hóa của hai tài sản là Masan Consumer và ngân hàng Techcombank đã vượt qua giá trị của MSN.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE. BCG Energy là một trong các công ty thành viên trụ cột của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), phụ trách mảng năng lượng tái tạo.

Thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, ổn định dù nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm việc với HOSE chiều 13/6.
(PLVN) - 6 tháng đầu năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) liên tục bán ròng, với giá trị bán ròng lũy kế trên 38 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên theo lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam vẫn hoạt động ổn định, an toàn, minh bạch, thanh khoản cao, tiếp tục khẳng định là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế…

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật: