Loay hoay giữa 'ma trận' dạy con

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Giữa một rừng “phương pháp dạy con” được rộ lên như những trào lưu, mẹ Việt dường như đang lúng túng trong việc tìm ra một lối đi đúng cho việc giáo dục con trẻ. 

“Tẩu hỏa” vì phương pháp giáo dục trẻ

Các bà mẹ giờ đây có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận các thông tin, kiến thức về nuôi dạy con từ các loại cẩm nang, sách báo, các khóa học nuôi con, và đặc biệt là kho thông tin vô tận từ internet. Điều này giúp cho các bà mẹ dễ dàng trở thành những “mẹ thông thái” với kiến thức nuôi dạy con phong phú, đa dạng học hỏi từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, đây là cái lợi, nhưng cũng là cái hại đối với những người làm mẹ. Nguồn thông tin ồ ạt từ khắp nơ dễ khiến mẹ “tẩu hỏa” vì áp dụng quá mức, hay áp dụng sai. 

Phương pháp dạy con thì rất vô chừng, đôi khi còn mang tính trào lưu. Có thời điểm, người ta thấy rộ lên phương pháp dạy con kiểu Nhật, không ít mẹ Việt răm rắp làm theo, từ dạy chữ sớm cho con, luyện tư duy tìm tòi, luyện tính kiên nhẫn… Tiếp sau đó, có một thời rộ lên phương pháp dạy con của “mẹ Tây”. Nhiều đứa trẻ lại được mẹ “thực hành” với việc rèn cho con tự lập, tự xúc, thậm chí… tự nấu ăn, khuyến khích khen ngợi hơn là trừng phạt, cho con vận động thật nhiều…

Rồi cách dạy con của mẹ Do Thái lên ngôi, nhiều bà mẹ Việt tiếp tục tìm ra những “kim chỉ nam” để giáo dục con, như dạy trẻ đọc sách sớm, luyện AQ, dạy con quản lý tiền từ nhỏ... Các bí quyết dạy con trở thành đứa trẻ thông minh, bí quyết dạy con thành thiên tài được, bí mật dạy con của các danh nhân thế giới cũng trở thành những bài học nằm lòng của nhiều phụ huynh.

Nhiều bà mẹ khác, dạy con bằng phương pháp… internet. Nghĩa là, lên mạng, giao tiếp trên mạng xã hội, cứ thấy mẹ nào khoe cách dạy con hay hay là lập tức học hỏi, về áp dụng cho con mình: thấy mẹ khác cho con đi học đàn học múa để phát triển năng khiếu cũng cho con đi, thấy chung quanh rộ lên sinh trắc học vân tay để tìm hướng nghề nghiệp cho con cũng đổ xô đi làm… Kết quả là không những mẹ trở thành cái “máy” hấp thụ phương pháp, mà những đứa trẻ cũng rối loạn vì bị mẹ đem ra “thử nghiệm” hết cách giáo dục này đến cách giáo dục khác.

Chị Nguyễn Hằng, chủ khu homestay The Circle Vietnam ở Đà Lạt chia sẻ, hồi có con đầu lòng, chị cũng từng hăng hái tham khảo hầu hết các nguồn, các trào lưu nuôi dạy con. Tiếp thu nhiều đến mức chị bị… stress vì hoang mang, cố học theo các phương pháp nhưng không cách nào có hiệu quả. Con trai chị một tuổi vẫn chưa phát triển các kĩ năng vận động như những đứa trẻ khác, trong khi thấy chung quanh nhiều trẻ đã chạy, nói nhanh nhẹn, cộng thêm những lời khuyên chung quanh khiến chị lo lắng vô cùng, đưa con đi khám khắp nơi. Cuối cùng, đến khi có con thứ hai chị mới có độ lùi để nhận ra sự “ngốc nghếch” của mình trước đó. Thực ra mỗi đứa trẻ đều có thể trạng khác nhau, không nên so sánh, học hỏi và áp dụng mù quáng, chỉ làm khổ con, khổ mình.

Bé Cherry, con chị Vân Phương say mê với những món đồ chơi do tự tay mẹ làm để phát triển nhận thức, trí tưởng tượng của con.
Bé Cherry, con chị Vân Phương say mê với những món đồ chơi do tự tay mẹ làm để phát triển nhận thức, trí tưởng tượng của con. 

Biết nhiều nhưng áp dụng vừa đủ

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều mẹ lại chuộng phương pháp nuôi dạy con theo nước ngoài, thực tế cho thấy trẻ em các nước phương Tây đã phần có thể lực vượt trội, tính tự lập cao hơn trẻ em Việt Nam. Cạnh đó, kinh nghiệm của các bà mẹ được chia sẻ trên mạng xã hội cũng rất hữu ích vì đó là sự trải nghiệm thực tế trong suốt quá trình nuôi dạy con. Nhưng trước những thông tin “loạn” như hiện nay, các bà mẹ nên bình tĩnh và sáng suốt để lựa chọn phương pháp nuôi dạy con khoa học và áp dụng phù hợp với từng đứa trẻ, tùy theo thiên hướng, thể trạng, sở trường của chúng.

Theo chị Huỳnh Thụy Thiên Thanh - Phó Giám đốc Cty du học Vietlink, bà mẹ của hai cậu con trai thì chị đọc nhiều nhưng áp dụng vừa đủ. Trong tất cả những gì đã đọc, chị chọn ra những gì hợp lý có thể áp dụng với con được và thực hành. Ví dụ, chị tham khảo cách dạy con nền nếp của mẹ Nhật, cách giáo dục con chú trọng khuyến khích chứ không đánh mắng của mẹ Tây. Ngoài ra, một phương pháp cũng được chị Thanh áp dụng, đó là “chỉ khiển trách hành vi, không khiển trách con người”, nghĩa là con có sai thì chỉ chê trách hành vi, nhưng vẫn khuyến khích, động viên con người hướng thiện của trẻ.

Riêng chị Phạm Thị Vân Phương - Giám đốc Cty Quảng cáo Rồng Vàng thì chia sẻ dạy con theo “bản năng người mẹ”: “Cá nhân tôi nuôi dạy con theo phương pháp bản năng, có nghĩa là từ trải nghiệm của chính bản thân, từ những thất bại hay thành công về mặt nào đó trong cuộc sống rồi hướng con mình tránh những điều không tốt và nỗ lực cho những điều mình cho rằng sẽ đem đến thành công cho con sau này. Bản thân mình chỉ đóng vai trò hướng dẫn chứ không áp đặt con phải theo suy nghĩ hay con”.

Điều quan trọng nhất đối với mỗi bà mẹ, theo chị Phương là phải dành thời gian cho con: “Trước đây tôi hay lao vào công việc mà ít chăm sóc bé. Từ ngày con suýt đi lạc tôi chợt giật mình nhận ra những thứ mình đang nỗ lực đều vô nghĩa nếu không có sự tồn tại của các con trong vòng tay của mình. Từ đó, tôi cố gắng thu xếp công việc, “cai facebook”, tối trước khi ngủ sẽ tâm sự, kể chuyện cho các con, đặc biệt thường xuyên hôn con, nói lời yêu thương với chúng nhiều hơn. Ban ngày thì chơi với con như nặn đất sét, làm quite book, làm kem… và các trò chơi thời ấu thơ”.

Trên mạng xã hội, chị Phương cũng là bà mẹ được nhiều mẹ khác học hỏi vì có những phương pháp dạy con giản dị mà hiệu quả từ việc chơi với con như bạn, làm đồ chơi, làm sách cho con bằng phương pháp thú công để phát huy trí tưởng tượng của con. Xem ra, giữa một rừng thông tin tiếp xúc mỗi ngày, chọn ra một phương pháp giáo dục con đúng đắn không dễ. Nhưng chỉ cần biết lắng nghe, hiểu con và dành thời gian để bên con thì tự khắc mẹ sẽ có cách đem lại điều tốt đẹp nhất cho con mình.

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.