Lo ngại khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu khai mạc phiên họp.
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLO) -Trước những “mánh khóe” có thể ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thu Trang - đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị Ủy ban Tư pháp lưu ý đến “các điều kiện phải chặt chẽ để có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời”. 

Cần quy định cụ thể các căn cứ áp dụng tránh tùy tiện

Theo Tờ trình dự thảo Luật do Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn trình bày, Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành mới chỉ quy định việc áp dụng các BPKCTT từ khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cho tòa án mà chưa quy định việc áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện. 

Trong quá trình xây dựng Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nhiều đại biểu Quốc hội, các thành viên Ban soạn thảo đã đặt ra vấn đề quy định các BPKCTT trước khi khởi kiện trong một dự án luật riêng vì không thuộc quy trình tố tụng dân sự. Chính bởi vậy đây là dự án Luật rất quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân.

Các BPKCTT trước khi khởi kiện được quy định trong dự án Luật gồm: kê biên tài sản; cấm chuyển dịch quyền về tài sản; cấm thay đổi hiện trạng tài sản; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; thu giữ, niêm phong cấm di chuyển hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó…

Ngoài các biện pháp liên quan đến việc bảo toàn tài sản mà dự thảo Luật đã quy định, VKSNDTC đề nghị cần cân nhắc quy định các biện pháp có thể bảo vệ ngay lập tức quyền nhân thân của con người.

Như vậy, “để bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, tránh tùy tiện, cần quy định cụ thể các căn cứ áp dụng đối với từng biện pháp, giấy tờ, tài liệu người yêu cầu phải nộp cho Tòa án để làm cơ sở áp dụng” – đại diện VKSNDTC đề nghị.

Thẩm phán cũng “e dè” vì sợ “thân bại danh liệt”

Việc áp dụng các BPKCTT trước khi khởi kiện là một trong những phương thức hữu hiệu để bảo toàn tài sản, bảo vệ chứng cứ, giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra trong việc giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra trong dự án Luật còn rất mới, chưa có tổng kết thực tiễn khiến ông Nguyễn Duy Hữu, Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk, Ủy viên Ủy ban Tư pháp lo ngại, “trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh trên thương trường vô cùng khốc liệt nên không loại trừ nguy cơ tổ chức, cá nhân lạm dụng Luật để hại nhau. Vì thế Thẩm phán các địa phương rất ngại và e dè về áp dụng các biện pháp này vì nếu làm sai dễ bị “thân bại danh liệt”. 

Nhận định các BPKCTT “can thiệp quá sâu vào quyền nhân thân, quyền tài sản của tổ chức, cá nhân” nên bà Nguyễn Thu Trang - đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị Ủy ban Tư pháp có sự cân nhắc đầy đủ trong việc quyết định có nên có Luật này hay không.

Nếu có Luật thì giới hạn ở những lĩnh vực nào, và các điều kiện phải chặt chẽ để có thể yêu cầu áp dụng các BPKCTT để các biện pháp này không bị lạm dụng trước những “mánh khóe” có thể ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh, nơi rất nhiều những tranh chấp, mâu thuẫn tài sản.

Tuy đề nghị “cân nhắc kỹ lưỡng” về tính cần thiết và thời điểm ban hành Luật này nhưng ông Lương Anh Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật – Văn phòng Chính phủ bày tỏ quan điểm: “ Nếu chúng ta chỉ nhìn một mặt thấy khó thực hiện, dễ bị lạm dụng mà không thực hiện được nên không ban hành thì sẽ là một thiếu sót.

Trong điều kiện hiện nay nên ban hành Luật này, nhưng làm thế nào để thực thi hiệu quả vì  nếu không ban hành sẽ có những phức tạp sau này cho công tác thi hành án. Còn việc có thể gây hậu quả cho người bị áp dụng thì chúng ta cần xem xét quy định chế  định chặt chẽ”. 

Tòa án nơi có tài sản được quyền áp dụng các BPKCTT

Thẩm quyền quyết định các BPKCTT trước khi khởi kiện cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Song theo Nhóm nghiên cứu, khi áp dụng các BPKCTT trước khi khởi kiện thì trong giai đoạn này, tòa án chưa giải quyết về nội dung tranh chấp. Do đó, tòa án có thẩm quyền áp dụng là tòa án nơi có tài sản bị yêu cầu áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện là hợp lý. 

Theo quan điểm này, việc xác định tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện phải căn cứ vào từng biện pháp cụ thể để đảm bảo tính hợp lý, khả thi và hiệu quả.

Trường hợp xác định được nơi có tài sản bị yêu cầu áp dụng BPKCTT thì tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng là tòa án cấp huyện nơi có tài sản; trường hợp tài sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì tòa án có thẩm quyền là tòa án cấp huyện một trong những nơi có tài sản đó; đối với các trường hợp khác thì tòa án có thẩm quyền là tòa án cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu.

Hôm qua (29/3), trong ngày làm việc đầu tiên của Phiên họp toàn thể lần thứ 4, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) đã thẩm tra dự án Luật Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) trước khi khởi kiện.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm kéo giảm tội phạm

Bộ trưởng Lương Tam Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)
(PLVN) - Hôm qua (15/1), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Kế hoạch 483/KH-BCA-C04 ngày 7/10/2024 của Bộ Công an về cao điểm tổng rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (Kế hoạch 483).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.