Lỗ hổng luật pháp tiếp tay cho lái buôn ngà voi lộng hành

Ngà voi được chất thành đống như kim tự tháp để chuẩn bị tiêu hủy ở Kenya
Ngà voi được chất thành đống như kim tự tháp để chuẩn bị tiêu hủy ở Kenya
(PLO) - Trong những năm gần đây, hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp càng ngày càng diễn biến phức tạp và lan rộng ra nhiều nước từ châu Phi sang châu Âu và cả châu Á , trở thành vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia cũng như toàn cầu. 

Được biết, châu Phi là nơi có số lượng voi sinh sống nhiều nhất, từ 450.000 đến 500.000 con voi, nhưng mỗi năm có đến 30.000 con voi bị giết hại nhằm phục vụ nhu cầu về ngà voi mà chủ yếu là ở khu vực châu Á, nơi mà giá ngà voi cao ngất trời 1,000 USD. Và dường như hành động buôn bán ngà voi đã làm tăng thêm khủng hoảng săn bắt trái phép động vật ở châu Phi. 

Lỗ hổng luật pháp 

Theo Hiệp ước Thương mại quốc tế của Mỹ  về các loài động vật nguy cấp thì việc buôn bán ngà voi quốc tế đã bị cấm từ năm 1989. Nhưng hoạt động buôn bán ngà voi vẫn diễn ra tràn lan và vô cùng phức tạp, bên cạnh những hành động tích cực của các nước để ngăn chặn vấn nạn này, nhưng để kiểm soát hoàn toàn thì vẫn còn khá nan giải. Trong những nguyên nhân khiến hoạt động buôn bán ngà voi vẫn diễn ra thì lỗ hổng pháp luật của một số nước đã tiếp tay cho những lái buôn lợi dụng hòng vượt mặt các cơ quan chức năng. 

Điển hình là trong tuần vừa qua, các nhà hoạt động bảo tồn của cơ quan Điều tra Môi trường của Mỹ đã đưa ra một đoạn video về buôn bán ngà voi bất hợp pháp ở Nhật Bản. Video này cho thấy một lỗ hổng luật pháp ở nước này gây khó khăn trong việc ngăn chặn nạn buôn bán ngà voi bất hợp pháp. 

Theo AFP, Nhật Bản cũng đã cấm buôn bán qua đường biên giới, nhưng buôn bán ngà voi trong nước là hợp pháp trước khi đưa ra lệnh cấm. Theo điều tra của cơ quan Điều tra Môi trường của Mỹ, họ đã bí mật quay 4 vụ buôn bán ngà voi bất hợp pháp ở 4 tỉnh khác nhau của Nhật Bản với thương lái Trung Quốc. Mặc dù những thương lái Nhật Bản biết rõ đây là hoạt động phi pháp, nhưng dường như họ không quan tâm tới điều đó. Luật pháp Nhật Bản đã tạo ra một lỗ hổng lớn, các thương lái không cần phải đăng ký tất cả số lượng ngà voi mà họ có, trừ khi họ có ý định muốn bán chúng.

Trong khi đó, Trung Quốc đang ráo riết truy bắt những tên tội phạm buôn lậu hàng tấn ngà voi bất hợp pháp đến từ Nhật Bản, thì ngược lại, Nhật Bản lại không chế tài nào về việc buôn bán ngà voi khiến cho hoạt động xuất khẩu ngà voi bất hợp pháp càng hoạt động mạnh mẽ. 

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ranh giới giữa việc buôn bán ngà voi hợp pháp và bất hợp pháp có rất nhiều lỗ hổng. Miễn là có một phần nào đó buôn bán ngà voi được hợp pháp, nó sẽ được dùng để che đậy cho phần buôn bán bất hợp pháp. Vì vậy, rất khó để phân biệt được giữa ngà voi bất hợp pháp và hợp pháp.

Tham nhũng cũng là một trong những lỗ hổng tiếp tay cho hoạt động buôn bán ngà voi bất hợp pháp. Chúng ta biết rằng tham nhũng không chỉ là một vấn nạn của Châu Phi. Theo những tài liệu mật Panama cho thấy có sự tồn tại của một ngành công nghiệp toàn cầu cho các hoạt động chuyển tiền thu được từ các hành động phạm pháp thành hợp pháp. Những kẻ buôn lậu cũng sử dụng phương thức tương tự như vậy để biến ngà voi săn trộm thành ngà voi “hợp pháp”.

Nên hay không việc tiêu hủy ngà voi

Cách đây vài tháng, Kenya lại tiếp tục dựng lên 11 giàn hỏa thiêu lớn để đốt 105 tấn ngà voi được chất đống trông như một cái kim tự tháp và cao khoảng 3 mét cùng với 1,5 tấn sừng tê giác trong khoảng 4 giờ. Đây là lần tiêu hủy lượng ngà voi bất hợp pháp lớn nhất tại quốc gia Đông Phi này, tương đương số ngà của hơn 6.000 con voi bị giết. 

Được biết, Tổng thống Kenya Uhura Kenyatta chính là người châm lửa đốt cháy số ngà voi khổng lồ này. Và thông qua việc này, Kenya muốn gửi đi thông điệp rằng, ngà voi bất hợp pháp thu giữ từ những kẻ săn trộm hoặc bị bắt khi quá cảnh sẽ không đem lại lợi ích gì.

Tổng thống Kenyatta cũng đã tuyên bố rằng, Kenya sẽ tìm kiếm một “lệnh cấm buôn bán ngà voi” tại hội nghị Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES), tại Johannesburg, Nam Phi vào tháng 9 tới. “Tương lai của voi và tê giác châu Phi vẫn không an toàn khi mà nhu cầu các sản phẩm từ chúng vẫn tồn tại”, Tổng thống Kenyatta nói. 

Trước đây, trong cuộc chiến cứu voi khỏi sự tuyệt chủng, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiêu hủy ngà voi bị tịch thu bằng cách đốt hoặc nghiền nát nhằm ngăn chặn buôn bán ngà voi trên thị trường thế giới, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Kenya dưới thời Tổng thống Daniel Arap Moi, lần đầu tiên đốt ngà voi vào năm 1989. Việc này thể hiện quyết tâm bảo vệ đàn voi còn lại của nước này, vốn đã giảm 90% trong 15 năm trước đó, từ 168.000 con còn chỉ 15.000 con.

Tuy nhiên, việc tiêu hủy ngà voi lần này lại gây nhiều tranh cãi và những ý kiến trái chiều của các chuyên gia. Các tổ chức bảo tồn thế giới đã hoan nghênh hành động của Kenya tiêu hủy ngà voi. Nhưng nhiều người cho rằng đốt ngà voi chẳng khác nào đang đốt tiền bởi theo họ ngà voi là đồ giá trị, vì vậy thay vì tiêu hủy ngà voi hãy bán nó và sử dụng tiền đó để gây quỹ cho việc bảo tồn động vật hoang dã hoặc giúp đỡ địa phương phát triển. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, tiêu hủy ngà voi không phải là cách duy nhất để cứu sống loài voi mà còn ảnh hưởng đến kinh tế. Có rất nhiều cách tốt hơn để không phải đốt ngà voi một cách lãng phí. Ví như việc lưu thông ngà voi trên thị trường để đẩy giá xuống thấp và những kẻ săn trộm và buôn lậu sẽ không còn đất kinh doanh.

Tuy nhiên, những người ủng hộ việc tiêu hủy ngà voi lại phản đối những lập luận trên và cho rằng những lập luận kinh tế ấy quá sơ sài và nguy hiểm. Trong 10 năm trở lại đây, nạn săn trộm đã tăng lên do nhu cầu tiêu thụ ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam... Được biết, trên thị trường hiện nay, Trung Quốc là nước có nhu cầu sử dụng ngà voi cao nhất, chiếm đến 70% nhu cầu toàn cầu.

Nhiều người vẫn thích những thứ như đồ trang sức, các tác phẩm điêu khắc được làm từ ngà voi. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Á, người ta sẽ phải trả hàng ngàn đô la cho những tuyệt phẩm này, vì họ tin rằng ngà voi là biểu tượng sự giàu có. Không những thế, một số người còn tin ngà voi là một loại dược liệu và có thể  sử dụng để chữa bệnh. 

Do đó, việc cho lưu thông ngà voi để buôn bán, chúng ta chẳng khác nào đang giúp một tay cho những kẻ buôn lậu khi tạo thêm điều kiện trên thị trường để chúng khai thác. Rõ ràng rằng chẳng có giải pháp kinh tế nào sẽ ngăn chặn được nạn săn bắt trộm và buôn bán ngà voi kịp thời để cứu voi châu Phi. Cách duy nhất để cứu voi châu Phi đó là loại bỏ ngà voi hoàn toàn ra khỏi thị trường. Nói cách khác, chúng ta cần một giải pháp chính trị hơn là giải pháp kinh tế. 

Nếu như buôn bán ngà voi bị cấm triệt để, các nhà chức trách sẽ biết rằng bất cứ ngà voi nào bị phát hiện buôn bán là trái pháp luật. Điều này cũng sẽ giúp việc ngăn chặn những kẻ buôn lậu ngà voi dễ dàng hơn rất nhiều. Còn nếu buông lỏng lệnh cấm, chẳng khác nào chúng ta đang tiếp tay thêm cho bọn chúng. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.