Indonesia chật vật tìm cách dẹp các “khu đèn đỏ”

Một gái bán dâm ở Indonesia. Ảnh: CNA
Một gái bán dâm ở Indonesia. Ảnh: CNA
(PLO) - Bất chấp những nỗ lực bài trừ của chính phủ Indonesia, hoạt động bán dâm ở nước này trong thời gian qua vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt là ở thủ đô Jakarta.

Theo thống kê của Ủy ban Jakarta AIDS, năm 2014, ở thành phố này có ít nhất 11.860 gái mại dâm. Tuy nhiên, con số thực sự được cho là cao hơn rất nhiều bởi số liệu thống kê không tính đến những người bán dâm là nam giới hay chuyển giới.

Mại dâm là vấn đề gây nhiều khó chịu ở đất nước vốn có đa số người dân theo đạo Hồi như Indonesia, khi vấn nạn này thường có liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác, bao gồm từ buôn người tới khiêu dâm, rửa tiền và các hành vi phạm tội đi ngược chuẩn mực khác. Dù vậy nhưng ở Indonesia lại vẫn chưa có luật cụ thể nào để xử lý hành vi bán dâm và người ta chỉ phải đối mặt với việc bị xử lý về mặt pháp lý khi có các hành vi liên quan đến các tội danh khác.

Theo CNA, thực tế tình trạng pháp lý của tệ nạn mại dâm vẫn là một vùng xám khiến cho nạn buôn bán tình dục trở thành một hoạt động kinh doanh quy mô lớn ở các thành phố như Jakarta hay Surabaya. “Nếu những người bán dâm không phạm tội hình sự, chúng tôi không thể ngăn cản họ sử dụng những khoảng không công cộng hay tán chuyện dọc các tuyến phố vào ban đêm dù biết rõ họ là người bán dâm” — Người phát ngôn Cảnh sát quốc gia Indonesia Agus Rianto giải thích.

Bên cạnh đó, ông Rianto cho biết thêm rằng, những nỗ lực bài trừ mại dâm cũng gặp khó khăn bởi chính quyền địa phương ở một số khu vực lại cho phép mại dâm hoạt động nhằm kiểm soát và giám sát hoạt động này. Trong một nỗ lực để ngăn chặn tình trạng buôn bán tình dục, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề xã hội Indonesia Khofifah Indar Parawansa hồi tháng 2 vừa qua tuyên bố sẽ xóa sổ hoàn toàn tình trạng mại dâm và tất cả các quận “đèn đỏ” trên cả nước này. Ước tính sẽ có khoảng 100 khu vực như vậy bị xóa sổ.

Nhằm hướng tới việc đóng cửa hoàn toàn những “khu đèn đỏ”, Bộ Các vấn đề xã hội của Indonesia cũng đang tìm cách hỗ trợ những người bán dâm có thể bị ảnh hưởng, như hỗ trợ tiền để khuyến khích họ trở về quê hoặc tìm kiếm việc làm. Người phát ngôn của Bộ này Khofifah cho biết thêm rằng, Bộ cũng sẵn sàng nếu những người hành nghề mại dâm muốn được hỗ trợ đào tạo việc làm.

Ít ngày sau khi tuyên bố trên được đưa ra, quận “đèn đỏ” lâu đời nhất tại Jakarta có tên Kalijodo đã bị phá bỏ. Song, các nhà quan sát cho rằng, động thái này không thể ngăn chặn được ngành công nghiệp tình dục ở Indonesia khi nhiều người bán dâm đã chuyển tới nơi khác hành nghề hoặc chuyển sang tìm kiếm khách hàng trên internet. Điều này đã dẫn tới nhiều mối lo ngại, như việc người dân có thể cho thuê những căn phòng chật hẹp trong những ngôi nhà ổ chuột cho gái bán dâm hành nghề có thể dẫn đến việc những học sinh, sinh viên cũng có thể tới thuê phòng làm chuyện xấu hay như tình trạng bảo kê, dắt mối, lạm dụng gái mại dâm…

Trước đó, năm 2014, khoảng 1.500 gái mại dâm ở Surabaya đã đối mặt với nguy cơ “mất nghề” khi khu Dolly Lane — được cho là “khu đèn đỏ” lớn nhất Đông Nam Á — bị đóng cửa. Dù vậy nhưng hoạt động mại dâm ở khu vực này cũng không bị dẹp bỏ hoàn toàn.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.