LLVT nhân dân Đà Nẵng: 65 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành

LTS: Lực lượng vũ trang thành phố ra đời trong bão táp cách mạng từ những ngày đầu mùa Thu lịch sử tháng 8-1945; trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ của LLVT nhân dân Đà Nẵng đã vượt qua khó khăn, thử thách, trung với Đảng, hiếu với Dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Từ số báo này, Báo Đà Nẵng giới thiệu cùng bạn đọc về quá trình hình thành và phát triển của LLVT thành phố.

LTS: Lực lượng vũ trang thành phố ra đời trong bão táp cách mạng từ những ngày đầu mùa Thu lịch sử tháng 8-1945; trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ của LLVT nhân dân Đà Nẵng đã vượt qua khó khăn, thử thách, trung với Đảng, hiếu với Dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Từ số báo này, Báo Đà Nẵng giới thiệu cùng bạn đọc về quá trình hình thành và phát triển của LLVT thành phố.

Trưởng thành trong bão táp cách mạng

LLVT thành phố trong Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Đà Nẵng 29-3-2010. Ảnh: HỒNG HẠNH

LLVT thành phố trong Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Đà Nẵng 29-3-2010. Ảnh: HỒNG HẠNH

Trong cao trào vận động Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng ra sức động viên nhân tài, vật lực để xây dựng thực lực cách mạng. Tháng 2 năm 1945, một tiểu đội tự vệ (7 đồng chí) được hình thành, đến tháng 7 năm 1945 phát triển lên 1.400 đội viên, thành phần bao gồm: công nhân, nông dân, trí thức, sĩ quan, binh lính trong quân đội Pháp, Nhật. Tổ chức biên chế theo số tự vệ ở các nhà máy, cơ quan, đồn bót của Nhật-Pháp. Đây là lực lượng vũ trang (LLVT) nòng cốt cùng toàn dân Đà Nẵng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền ngày 26 tháng 8 năm 1945, đồng thời là tiền thân để xây dựng LLVT thành phố sau này.

Sau khi giành được chính quyền, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Cách mạng (UBNDCM) lâm thời thành phố khẩn trương chỉ đạo chọn lọc, sắp xếp lại các đội tự vệ và thành lập đơn vị Vệ quốc đoàn.

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, tại cuộc mít-tinh của hàng vạn quần chúng chào mừng Cách mạng Tháng Tám thành công ở sân vận động Chi Lăng, UBNDCM lâm thời công bố quyết định thành lập Đại đội Vệ quốc đoàn đầu tiên (lấy tên là Đại đội Phan Thanh). Quân số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ, biên chế thành 4 trung đội, trong đó có 1 trung đội nữ tự vệ; lực lượng du kích tập trung ở các khu phát triển 1.500 đội viên.

Đầu năm 1946, hưởng ứng phong trào Nam tiến, Đại đội Vệ quốc đoàn Phan Thanh lên đường tham gia chiến đấu ở chiến trường Nam Trung bộ. Thành ủy, UBNDCM chỉ đạo thành lập Đại đội Phan Thanh thứ hai, quân số 500 cán bộ, chiến sĩ; sau Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, phát triển thành tiểu đoàn và đổi tên thành Tiểu đoàn Phan Châu Trinh. Ngoài ra, Thành ủy chỉ đạo thành lập Ban Dân báo đoàn, sau đổi tên thành Ban Đặc vụ quân sự, quân số tương đương 1 trung đội, 1 trung đội nữ dân quân và Xưởng vũ khí dân quân “Nho-Bán”. Những bước phát triển trên đây đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuẩn bị bước vào kháng chiến.

Sau Hiệp định 6-3, 5.000 quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Đà Nẵng, thay vào đó là 700 quân Pháp vào tiếp quản các vị trí của quân Tưởng rút đi. Về phía ta, Ủy ban Kháng chiến-Hành chính (UBKC-HC) Trung Trung bộ điều động Chi đội 2 Nam tiến do đồng chí Nam Long làm Chi đội trưởng từ Khánh Hòa-Phú Yên ra Đà Nẵng để cùng 225 sĩ quan, binh lính Pháp làm nhiệm vụ “Tiếp phòng quân”. Đến Đà Nẵng, Chi đội đổi tên thành Trung đoàn 7 Tiếp phòng quân, cuối tháng 6 năm 1946, chuyển thành Trung đoàn 96 (Trung đoàn Thái Phiên). Đứng chân trên địa bàn Đà Nẵng-Hòa Vang còn có Trung đoàn 93 của tỉnh.

Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng ra mắt sau khi giành chính quyền tháng 8-1945. (Ảnh tư liệu)

Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng ra mắt sau khi giành chính quyền tháng 8-1945.  (Ảnh tư liệu)

Những tháng cuối năm 1946, với mưu toan xâm lược nước ta một lần nữa, quân Pháp ở Đà Nẵng tiếp tục tăng lực lượng và phương tiện chiến tranh, liên tục khiêu khích, lấn chiếm mở rộng địa bàn kiểm soát.

Trước tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng, Khu ủy Khu 5 và UBKC-HC Trung Trung bộ quyết định thành lập Liên Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng do đồng chí Trương Quang Giao làm Bí thư và Ủy ban Quân sự Mặt trận Quảng Nam-Đà Nẵng do đồng chí Đàm Quang Trung làm chỉ huy trưởng. Lực lượng vũ trang Mặt trận có 2 trung đoàn (93 và 96) và LLVT thành phố. Trước những ngày diễn ra chiến sự, LLVT thành phố phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ lực khẩn trương xây dựng trận địa, bố trí lực lượng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành phố.

Rạng sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, tiếng súng kháng chiến chống Pháp nổ ra ở Đà Nẵng, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, LLVT Đà Nẵng sát cánh cùng các đơn vị chủ lực bám sát công sự, trận địa, chiến đấu kiên cường, bao vây, giam chân gần 1 vạn quân Pháp trong thành phố từ ngày 20-12-1946 đến ngày 15-3-1947. Trong Lễ tuyên dương thành tích của quân và dân Quảng Nam-Đà Nẵng, đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đánh giá: “So với toàn quốc, mặt trận Đà Nẵng (tức thành Thái Phiên) được liệt vào hạng đánh mạnh nhất và dẻo dai nhất”, đồng chí trao tặng cho quân và dân Quảng Nam-Đà Nẵng lá cờ “Giữ vững”.

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1947, quân Pháp tập trung lực lượng mở nhiều cuộc tiến công vào vùng tự do nhưng đều bị thất bại, buộc phải dừng lại lập các tuyến phòng ngự Nam-Bắc sông Thu Bồn, hình thái chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng đến cuối năm 1947 hình thành 2 vùng: vùng tự do từ Quế Sơn trở vào, vùng tạm chiếm từ Duy Xuyên trở ra; Đà Nẵng nằm trong vùng tạm chiếm và là căn cứ quân sự lớn nhất của quân Pháp ở miền Trung Đông Dương. Mặc dù nằm trong vùng tạm chiếm, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp, LLVT Đà Nẵng đã kiên trì trụ bám, xây dựng lực lượng và thế trận chiến tranh du kích bao quanh quân Pháp.

Đầu năm 1950, thực hiện chủ trương chuẩn bị phản công, tiến công, Đà Nẵng được tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng trực thuộc Khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu 5. Cùng với việc hình thành tổ chức Đảng, Mặt trận, LLVT nhanh chóng được phát triển và tổ chức biên chế tương đương 1 trung đoàn (1.500 cán bộ, chiến sĩ) và gọi tên chung là bộ đội Thái Phiên. Đây là một bước nhảy vọt về số lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuẩn bị chuyển cuộc kháng chiến sang  giai đoạn mới. Nhưng đặc điểm Đà Nẵng là vùng tạm chiếm, việc phát triển số lượng đông không phù hợp, nên tháng 3 năm 1952, Khu ủy-Bộ Tư lệnh Liên khu lại quyết định tái nhập Quảng Nam và Đà Nẵng thành một tỉnh. LLVT được tổ chức biên chế lại, tinh giảm cơ quan, tăng cường cơ sở. Bộ đội địa phương có 1 đại đội (đại đội 14), Trung đội Đặc vụ quân sự, du kích tập trung, tự vệ chiến đấu mỗi khu kháng chiến hành chính có 1 đại đội.

Dựa vào lực lượng và thế trận làng xã chiến đấu, LLVT Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị đẩy mạnh các hoạt động tác chiến, phát động mạnh mẽ phong trào nhân dân du kích chiến tranh ngay giữa vùng tạm chiếm của địch, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, cách đánh để tiến công tiêu diệt sinh lực địch, đánh bại các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh, chiến thuật cứ điểm, cụm cứ điểm, lô cốt, tháp canh, chiêu an, bình định lập tề của quân Pháp và tay sai, lập nhiều chiến công xuất sắc ở khu Đông Đà Nẵng, rạp xi-nê Mô-rin, Đài thiên văn, ga Đà Nẵng, kho xăng Nại Hiên… tạo thế, tạo lực cho các đơn vị bộ đội địa phương và chủ lực mở các chiến dịch tiến công vào Đà Nẵng, góp phần cùng quân và dân Quảng Nam-Đà Nẵng giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


(Còn nữa)

(Theo tài liệu của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.