Lệnh cấm nhập cảnh “thổi bùng” cuộc chiến pháp lý

Một phiên điều trần tại tòa phúc thẩm Liên bang
Một phiên điều trần tại tòa phúc thẩm Liên bang
(PLO) - Nước Mỹ đang chứng kiến cuộc chiến pháp lý gay gắt và sự chia rẽ sâu sắc giữa chính quyền Washington và hệ thống tư pháp tại các bang liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 7 nước có phần đông người Hồi giáo do Tổng thống Donald Trump vừa ban hành. 

Trước sức ép của dư luận và các thẩm phán nước này, chính phủ mới của ông Trump sẽ buộc phải có những lập luận thỏa đáng nhằm bảo vệ sắc lệnh gây tranh cãi trên. 

Cơ hội cho Nhà Trắng

Dự kiến, vào tối 7/2 (theo giờ Việt Nam), Tòa án phúc thẩm liên bang tại thành phố San Francisco, bang California sẽ tiến hành phiên điều trần đầu tiên để xem xét khả năng khôi phục sắc lệnh cấm nhập cảnh của chính phủ Mỹ vốn bị thẩm phán liên bang của thành phố Seattle James Robart ngăn chặn trước đó. Tham dự sự kiện này có các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ, đại diện cho chính quyền Washington, và các luật sư đại diện cho hai bang Washington và Minnesota.  Đây cũng là cơ hội để chính phủ Tổng thống Trump bảo vệ và khôi phục sắc lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi này. 

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Donald Trump đã có những tuyên bố biện minh cho quyết định mà ông coi là nhằm bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ khủng bố từ các phần tử cực đoan. Trên trang cá nhân Twitter ngày 6/2, ông Trump đã chỉ trích kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới đây liên quan đến sắc lệnh cấm, theo đó phần lớn người dân Mỹ bày tỏ ý kiến phản đối quyết định cấm của chính phủ. Ông viết: “Mọi kết quả thăm dò, tương tự như các cuộc thăm dò của các hãng truyền thông như CNN, ABC, NBC trong cuộc bầu cử tổng thống, đều là giả mạo.” Trong chuyến thăm Bộ Chỉ huy trung tâm tại Tampa, Florida cùng ngày, ông Trump mô tả giới truyền thông Mỹ là không trung thực và cố ý đưa tin nhằm hạ thấp các cảnh báo về mối đe dọa khủng bố - lý do mà chính phủ ban hành sắc lệnh cấm. 

Cùng ngày, phía Nhà Trắng cũng đã công bố danh sách các âm mưu tấn công khủng bố chưa từng được tiết lộ. Theo đó, trong khoảng từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2016, đã có 78 vụ tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Tuyên bố của Nhà Trắng cáo buộc giới truyền thông đã không thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ thông tin  về các vụ tấn công này. 

Đây là lần hiếm hoi trong lịch sử nước Mỹ  một sắc lệnh của chính phủ vấp phải sự phản đối gay gắt không chỉ của công chúng mà còn của chính giới. Trước đó, khoảng 100 tập đoàn ở Mỹ, trong đó có Apple, Google, Microsoft, đã cùng đệ đơn lên tòa phúc thẩm liên bang của Mỹ phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump với lý do quyết định này ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của họ. Trong khi đó, người đứng đầu ngành hành pháp tại 15 bang và thủ đô Washington D.C cũng đã cùng đệ đơn kiến nghị nhằm ủng hộ vụ kiện chống lại lệnh cấm nhập cảnh.

Lỗi logic trong sắc lệnh?

Theo Jacob N. Shapiro trên trang mạng “foreignaffair.com” mới đây, việc thực thi thiếu cẩn trọng những cải cách về nhập cư chắc chắn sẽ đặt nước Mỹ vào nguy cơ, đặc biệt là đối với công dân và quân nhân Mỹ ở nước ngoài. 

Một báo cáo mới đây của RAND Corporation sau khi nghiên cứu 150 cuộc tấn công gồm cả thành công và thất bại ở Mỹ trong giai đoạn 1995-2012 đã chỉ ra rằng trong gần 30% các cuộc tấn công thất bại thì những manh mối ban đầu cung cấp cho cơ quan thực thi pháp luật Mỹ đều đến từ những người không liên quan đến âm mưu tấn công khủng bố. Dữ liệu tương tự cũng được thể hiện trong nghiên cứu của John Mueller, Giáo sư Đại học bang Ohio. Kết quả khảo sát 92 cuộc tấn công thất bại ở Mỹ từ năm 2001 đã cho thấy những người cung cấp thông tin đã báo về hầu hết các âm mưu tấn công cho cơ quan thực thi pháp luật từ “giai đoạn manh nha”. 

Từ những động lực trên, các cơ quan cảnh sát ở Mỹ và những nước khác hiểu rằng quan hệ cộng đồng là một yếu tố cốt yếu để ngăn chặn khủng bố. Như John Miller- Phó Trưởng điều phối về tình báo của 

thành phố New York- chỉ ra hồi năm 2014 rằng “sự cảnh giác của tất cả người dân New York sẽ tạo thành sức mạnh lớn hơn nhiều để giữ cho thành phố này an toàn” và thiết lập nhiều sáng kiến với “mục tiêu tiếp tục tăng cường niềm tin với các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các vấn đề của chủ nghĩa khủng bố”.  

Khi các cộng đồng xung quanh những tên khủng bố nhìn nhận nước Mỹ và phương Tây với con mắt thiện chí sẽ thúc đẩy họ giúp đỡ nhân viên tình báo và cơ quan thực thi pháp luật Mỹ nhiều hơn trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công. Còn khi những người đó nhìn nhận nước Mỹ với ánh mắt tiêu cực thì điều ngược lại sẽ diễn ra. Các hành động tương tự như sắc lệnh hành pháp mới đây về nhập cư và người tị nạn đã làm cho những cộng đồng đó trở nên ít thân thiện hơn và làm giảm khả năng những thành viên của các cộng đồng đó sẽ cộng tác với nhân viên cảnh sát và cơ quan thực thi pháp luật.

Thêm vào đó, thiệt hại đối với các chiến dịch quân sự và tình báo ở nước ngoài thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đây không phải là một thông điệp tích cực được gửi tới những người phiên dịch, nhân viên hợp đồng ủng hộ quân đội Mỹ ở những vùng chiến sự khi người đầu tiên bị tạm giữ (theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump) là một cựu dịch giả đến Mỹ theo chương trình “Thị thực di trú đặc biệt” (SIV) - một chương trình tri ân những người đã mạo hiểm cuộc sống và xương máu của mình để làm việc cho nước Mỹ. 

Hơn nữa, thậm chí nếu sắc lệnh nói trên của ông Trump phần nào giúp ngăn chặn các cuộc tấn công vào nước Mỹ thì điều này cũng không chắc chắn sẽ giúp người Mỹ an toàn hơn. Giảm các cuộc tấn công khủng bố ở trong nước là chưa đủ bởi công dân Mỹ vẫn dễ bị tổn thương trong các cuộc tấn công khủng bố ở nước ngoài (giống như vụ 3 người Mỹ bị sát hại ở Nice mùa Hè năm 2016).

Theo nghiên cứu của Trung tâm quốc gia về Nghiên cứu và Phản ứng với chủ nghĩa khủng bố, trong số 80 người Mỹ bị thiệt mạng do khủng bố từ năm 2004 đến năm 2013 (không kể ở Iraq và Afghanistan), chỉ có 36 người là nạn nhân của các cuộc tấn công khủng bố ở trong nước Mỹ. Tương tự, quân đội Mỹ đang đồn trú ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Trung Đông cũng đang đối mặt với nguy cơ lớn hơn nếu họ đại diện cho một quốc gia bị coi như đã tuyên bố chiến tranh với những người mà nước Mỹ có vẻ như đang bảo vệ họ.

Tình trạng mất an ninh nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện nếu những người dân địa phương ủng hộ nước Mỹ không cảm thấy Washington sẽ tôn trọng những cam kết của mình đối với họ thông qua chương trình SIV. 

Áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với những người tị nạn đến từ Syria và du khách từ 7 quốc gia mà chính họ cũng là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo là một chính sách chống khủng bố tồi tệ. Chính sách này gần như không có tác dụng bảo vệ nước Mỹ và trên thực tế còn đặt cuộc sống của người Mỹ vào vòng nguy hiểm hơn...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.