Lên phương án tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn giữa dịch COVID-19

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn kiểm tra chốt kiểm soát bảo vệ vùng vải 
an toàn.
Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn kiểm tra chốt kiểm soát bảo vệ vùng vải an toàn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tiêu thụ 180.000 tấn vải thiều trong tâm dịch đang là thách thức lớn của tỉnh Bắc Giang. Các phương án tiêu thụ cũng như đảm bảo an toàn cho vùng vải đã được lên kỹ càng…

Giữ an toàn tuyệt đối cho vùng vải

Năm nay, sản lượng vải thiều trong toàn tỉnh Bắc Giang khoảng 180.000 tấn, riêng huyện Lục Ngạn đã cung cấp hơn 120.000 tấn. Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cũng đã tác động đến kế hoạch tiêu thụ vải thiều tại huyện Lục Ngạn. Tuy nhiên, ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, huyện đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có một mùa tiêu thụ vải an toàn và hiệu quả. 

Huyện đã tổ chức gặp gỡ các nhà phân phối lớn trên toàn quốc để ước tính số lượng đăng ký tiêu thụ của các đối tác này. Theo số liệu đã đăng ký, hiện đã có khoảng 20.000 tấn vải thiều sẽ được tiêu thụ qua kênh siêu thị. Số lượng tiêu thụ tại các chợ đầu mối và các thị trường khác khoảng 30.000 tấn và xuất khẩu (khoảng 50% sản lượng). 

Ông Nam cho biết thêm, Lục Ngạn cũng đã lên các phương án đảm bảo giao thông, các phương án thanh toán và các điều kiện để đóng gói tốt nhất phục vụ tiêu thụ vải. Ngoài ra, huyện cũng đã làm việc với hải quan cửa khẩu ở Lạng Sơn và Lào Cai để đề nghị 2 cửa khẩu này làm việc với hải quan nước bạn tạo điều kiện thông thoáng cho vải thiều xuất khẩu đi luồng riêng; đồng thời nâng lên thời gian làm việc tại các cửa khẩu trong vụ vải, đặc biệt vào chính vụ (khoảng giữa tháng 6) có thể nâng thời gian làm việc lên khoảng 16 tiếng/ngày. 

Tính đến thời điểm này, Bắc Giang trở thành vùng dịch lớn. Tuy nhiên, may mắn là huyện Lục Ngạn vẫn an toàn. Do đó, theo ông Nam, để đảm bảo một mùa vụ tiêu thụ vải an toàn, huyện đã thành lập 7 chốt kiểm soát ở điểm giao với các huyện khác để bảo vệ vùng vải thiều không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 

Hiện 190 thương nhân Trung Quốc cũng đã được phép sang Việt Nam thu mua vải khi đáp ứng đủ các yêu cầu phòng dịch từ Chính phủ Việt Nam. Huyện Lục Ngạn đã chuẩn bị 8 khách sạn, nhà nghỉ để cách ly 190 thương nhân này trong vòng 21 ngày.

“Sau 21 ngày cách ly, những thương nhân này tiếp tục bị kiểm soát tại chỗ thu mua trong vòng 7 ngày. Trong vòng 7 ngày này, các thương nhân không được đi lại, giao tiếp với bất kỳ người nào khác. Huyện sẽ cử cán bộ quản lý việc đi lại của thương nhân để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vùng vải” - ông Nam nói. Ngoài ra còn có một số thương nhân Trung Quốc đang ở Việt Nam cũng đã đăng ký với UBND huyện để tiến hành thu mua vải. 

Thiết lập 7 điểm cầu quốc tế

UBND tỉnh Bắc Giang vừa thay đổi các kịch bản tiêu thụ vải ngay trong tâm dịch. Theo đó, tỉnh đã dự trù 3 kịch bản (kế hoạch trước khi Bắc Giang trở thành vùng dịch là 2 kịch bản tiêu thụ). Ở kịch bản 1, khi dịch bệnh được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi với sản lượng tiêu thụ 50% trong nước (khoảng 90.000 tấn), 50% xuất khẩu (khoảng 90.000 tấn).

Với tình huống này, vải được tiêu thụ tại thị trường trong nước tập trung tại các chợ đầu mối; tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị; DN chế biến xuất khẩu, chợ truyền thống, sàn thương mại điện tử (TMĐT). Thị trường xuất khẩu gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan, Mỹ, EU…

Ở kịch bản 2 với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, sản lượng vải thiều được tiêu thụ trong nước khoảng 70% (tương đương 130.000 tấn), 30% xuất khẩu (khoảng 50.000 tấn). Vải tiêu thụ trong nước tại các chợ đầu mối như Thủ Đức, Bình Điền (TP HCM), Long Biên (Hà Nội), Hòa Cường (Đà Nẵng)… khoảng 55.000 tấn; các tập đoàn phân phối lớn 20.000 tấn; chợ truyền thống 13.000 tấn và một phần vải dành để sấy khô.

Tình huống xấu nhất, dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu đóng băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Ở kịch bản này, số lượng tiêu thụ tại các chợ đầu mối lớn khoảng 80.000 tấn; các tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 30.000 tấn; các DN chế biến xuất khẩu 30.000 tấn. Số còn lại tiêu thụ tại chợ truyền thống, sàn giao dịch thương mại. 

Để chuẩn bị cho các kênh tiêu thụ vải thiều, ngày 8/6/2021, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với các điểm cầu trong và ngoài nước. Điểm cầu chính tổ chức tại Trung tâm hội nghị tỉnh, dự kiến khoảng 500 đại biểu. Các điểm cầu quốc tế sẽ bao gồm Trung Quốc (4 điểm cầu), Nhật Bản, Australia, Singapore.

Ngoài ra còn các điểm cầu của đại diện các Cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (Jetro); Cơ quan Thương mại và đầu tư Australia tại Việt Nam và một số tập đoàn, doanh nghiệp, nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị và các chợ đầu mối, sàn TMĐT. 

Tin cùng chuyên mục

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Đọc thêm

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.