Bộ Công Thương quyết liệt hành động hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 12%

Hoạt động thương mại trong nước tiếp tục khai thác hiệu quả sức mua của thị trường (Ảnh: Thanh Hà).
Hoạt động thương mại trong nước tiếp tục khai thác hiệu quả sức mua của thị trường (Ảnh: Thanh Hà).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -   Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng bán lẻ và doanh thu tiêu dùng 12% trong năm 2025, Bộ Công Thương đang triển khai đồng bộ các giải pháp kích cầu tiêu dùng, ổn định nguồn cung và tối ưu hóa chuỗi phân phối. Bằng cách thúc đẩy sức mua, phát triển hạ tầng thương mại và đẩy mạnh chuyển đổi số, thị trường nội địa tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.

Đầu năm, thị trường nội địa tiếp tục khởi sắc

Theo Vụ Thị trường trong nước, thị trường tiêu dùng nội địa đầu năm 2025 tiếp tục khởi sắc với những tín hiệu đầy lạc quan. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1/2025 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây không chỉ là minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng mà còn phản ánh xu hướng phát triển ổn định của ngành bán lẻ trong nước trong những năm gần đây.

Tính chung cả năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt khoảng 6.391 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0% so với năm 2023. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm, dịch vụ lưu trú và ăn uống ghi nhận mức tăng trưởng từ 10-13%, trong khi các nhóm ngành khác tăng từ 3,6-8,4%.

Đặc biệt, so với năm 2019 – thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 đã tăng 29,4%, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 31,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39,8%. Điều này cho thấy thị trường trong nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với những biến động từ thị trường quốc tế.

Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng bán lẻ và doanh thu tiêu dùng đạt khoảng 12% trong năm 2025. Với mức tăng trưởng 9,5% trong tháng đầu tiên, để đạt được chỉ tiêu này, các tháng tiếp theo cần duy trì mức tăng trưởng trung bình tối thiểu 12,2%. Đây là một mục tiêu đầy thách thức nhưng hoàn toàn có cơ sở để thực hiện nhờ vào xu hướng tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Quy mô và sức mua của thị trường ngày càng mở rộng, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và điều hành linh hoạt của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thúc đẩy tiêu dùng.

Các chương trình kích cầu, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử giúp đa dạng hóa kênh phân phối, nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và lãi suất duy trì ở mức hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùng và đầu tư.

Bên cạnh những thuận lợi, thị trường vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có những rủi ro từ chính sách thương mại quốc tế, có thể tác động đến chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa. Việc đảm bảo nguồn cung ổn định cũng là một vấn đề lớn khi chi phí vận chuyển và nguyên liệu đầu vào vẫn có nguy cơ biến động. Ngoài ra, yêu cầu ngày càng cao từ phía người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để duy trì năng lực cạnh tranh.

Trước những cơ hội và thách thức này, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ thị trường. Ngay từ cuối năm 2024, Bộ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024, chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2888/QĐ-BCT ngày 01/11/2024, đưa ra kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ để đạt hiệu quả cao nhất. Để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của thị trường, Bộ cũng đã ban hành Công điện số 9834/CĐ-BCT ngày 04/12/2024, nhấn mạnh nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy thị trường trong nước.

Với những chính sách điều hành linh hoạt, sự chủ động thích ứng của doanh nghiệp và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nội địa, mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025 là hoàn toàn khả thi.

Nhiều giải pháp và trụ cột quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng 12%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025, Bộ Công Thương đã xác định bốn nhóm giải pháp trọng tâm cần được triển khai đồng bộ và hiệu quả.

Thị trường nội địa sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển ổn định trong năm 2025. (Ảnh: Thanh Hà).

Thị trường nội địa sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển ổn định trong năm 2025. (Ảnh: Thanh Hà).

Trước hết, việc kích cầu tiêu dùng và tạo động lực tăng trưởng mới là yếu tố then chốt. Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nội địa trên cả kênh thương mại truyền thống lẫn thương mại điện tử. Các chương trình khuyến mại, hội chợ thương mại, sự kiện xúc tiến tiêu dùng sẽ được tổ chức tại các đô thị lớn và khu vực có tiềm năng tiêu thụ cao.

Doanh nghiệp được khuyến khích ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa các chương trình ưu đãi, tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. Đồng thời, các mô hình tiêu dùng kết hợp trải nghiệm như trung tâm thương mại số hay sự kết hợp giữa thương mại - văn hóa - du lịch cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra, Bộ khuyến khích các sàn thương mại điện tử lớn triển khai chương trình hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt, phát động phong trào “Gian hàng Việt” trên các nền tảng số.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo nguồn cung ổn định và tối ưu hóa chuỗi cung ứng là một nhiệm vụ quan trọng. Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu, nhằm giảm tác động từ những biến động kinh tế bên ngoài. Hệ thống logistics thông minh sẽ được phát triển, tích hợp kho bãi hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu vận chuyển và giảm chi phí phân phối.

Bộ cũng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về cung - cầu và giá cả, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất. Việc tăng cường liên kết chuỗi giá trị hàng hóa và mở rộng hệ thống phân phối cũng sẽ giúp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nội địa trên toàn quốc.

Phát triển hạ tầng thương mại hiện đại và thúc đẩy chuyển đổi số cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Bộ sẽ đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường số, qua đó tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong phục vụ nhu cầu tiêu dùng hiện đại, đảm bảo nguồn hàng đa dạng, chất lượng. Hạ tầng thương mại truyền thống cũng sẽ được cải tạo, nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Bộ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy giao dịch số nhằm tăng tính minh bạch trong thương mại.

Thêm vào đó, đầu tư vào các mô hình bán lẻ thông minh như cửa hàng tự động, thanh toán qua sinh trắc học hay logistics tiên tiến cũng sẽ được khuyến khích để hiện đại hóa ngành bán lẻ.

Song song với đó, tăng cường kết nối cung - cầu và đảm bảo ổn định thị trường là nhiệm vụ không thể thiếu. Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, giảm khâu trung gian để giá cả hợp lý hơn và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Việt. Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi và hải đảo sẽ tiếp tục được triển khai nhằm mở rộng hệ thống phân phối, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hàng hóa chất lượng.

Bộ cũng phối hợp với các địa phương để xây dựng phương án cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả, đặc biệt trong các dịp cao điểm, tránh tình trạng khan hàng hay sốt giá. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường sẽ được tăng cường để chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để điều hành giá cả, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng nhằm giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Bộ Công Thương xác định, chuyển đổi số trong bán lẻ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng sẽ là hai trụ cột quan trọng nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025. Việc ứng dụng công nghệ để phân tích thị trường, nâng cao hiệu quả phân phối và thúc đẩy tiêu dùng thông minh không chỉ giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Vàng "sốc giá"

Giá vàng nhẫn chạm mốc 98,7 triệu đồng/lượng.
(PLVN) -  Sáng nay (19/3), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn tròn 9999 đồng loạt tăng mạnh, với mức niêm yết lên đến 98,2 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng và 98,8 triệu đồng/lượng đối với vàng nhẫn.

Vé máy bay dịp 30/4 - 1/5: Giá vé tăng cao, nhiều chuyến bay hết chỗ ngay từ sớm

Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sắp tới sẽ kéo dài 5 ngày, từ thứ Tư (ngày 30/4) đến hết Chủ nhật (ngày 4/5), tạo cơ hội cho nhiều người dân cả nước di chuyển về quê hoặc đi du lịch. Với nhu cầu tăng cao, giá vé máy bay cho các chuyến bay từ TP HCM và Hà Nội đến các thành phố du lịch trong nước đã bắt đầu tăng mạnh.

Sẽ sửa quy định về tem điện tử rượu, thuốc lá

Sẽ sửa quy định về tem điện tử rượu, thuốc lá
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2021 hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá.

'Siết' kiểm tra mặt hàng Baby Three nghi vấn in 'đường lưỡi bò'

Sản phẩm đồ chơi trẻ em Baby Three có in hình giống “đường lưỡi bò” được kinh doanh theo hình thức truyền thống và trên sàn thương mại điện tử Shopee, Tiktokshop, mạng xã hội Facebook. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Cơ quan chức năng đề nghị Chi cục Quản lý thị trường các địa phương chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) liên quan đến sản phẩm đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Nhà sản xuất búp bê Baby Three: Thu hồi sản phẩm bị cho là có đường nét 'đường lưỡi bò'

Một dòng sản phẩm Baby Three. (Ảnh: Hạnh Dung)
(PLVN) - Thời gian qua, sản phẩm búp bê Baby Three được một số phụ nữ và trẻ em yêu thích. Đây là dòng sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, ra mắt dưới hình thức “túi mù”, hộp bí mật, khiến người mua tò mò vì không biết mình nhận được nhân vật gì. Những bộ sưu tập được sản xuất liên tục với nhiều mẫu mã khác nhau như động vật, trái cây, cung hoàng đạo... được tạo hình dễ thương, bắt mắt, “gây sốt” trên thị trường. Tuy nhiên, mới đây, sản phẩm này bất ngờ bị cộng đồng mạng kêu gọi “tẩy chay”.

'Siết' quy định quản lý sao cho bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng không 'làm khó' doanh nghiệp

Nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định 15 diễn ra hôm 5/3 tại Hà Nội. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) -  Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm (ATTP) (dự thảo lần 2) đang được lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng doanh nghiệp (DN). Thông tin từ đóng góp dự thảo cho thấy, còn khá nhiều vấn đề DN băn khoăn, lo lắng…

Quảng bá sản phẩm, thương hiệu ngành gỗ Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế Q-FAIR 2025

Quảng bá sản phẩm, thương hiệu ngành gỗ Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế Q-FAIR 2025
(PLVN) - Hội chợ Quốc tế Hàng phong cách ngoài trời Q-FAIR 2025 là sự kiện xúc tiến thương mại - xuất khẩu quan trọng của ngành gỗ Việt Nam, góp phần kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, quảng bá sản phẩm và mở rộng quan hệ hợp tác cũng như thể hiện rõ tiềm năng phát triển của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thị trường hoa tươi 8/3 sẵn sàng chờ cao điểm mua sắm

Thị trường hoa tươi 8/3 sẵn sàng chờ cao điểm mua sắm
(PLVN) - Còn 2 ngày nữa là đến ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, thị trường hoa Hà Nội đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các cửa hàng đã đồng loạt nhập về nhiều loại hoa đa dạng về chủng loại, màu sắc, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng.

Ngày mai, giá xăng có thể giảm mạnh

Giá xăng dự báo giảm mạnh vào ngày mai (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Giá xăng trong nước ngày mai (6/3) được dự báo giảm lần thứ hai liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 650-750 đồng/lít, còn giá dầu có thể giảm từ 550-600 đồng/lít.

Chiều nay, giá xăng có thể giảm

Giá xăng có thể giảm sau 2 lần tăng liên tiếp (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành chiều nay (27/2), giá xăng trong nước được dự báo sẽ đồng loạt giảm, trong đó, giá xăng dự kiến quay đầu giảm từ 100-150 đồng/lít.