Lễ khai giảng đặc biệt của học sinh Hà Nội và cả nước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh trống khai giảng năm học 2021-2022, sáng 5/9. Ảnh: Thanh Tùng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh trống khai giảng năm học 2021-2022, sáng 5/9. Ảnh: Thanh Tùng
(PLVN) - Trong tiết trời mát mẻ, Hà Nội và nhiều nơi có mưa, sáng nay, 5/9, hàng chục triệu học sinh của gần 60 tỉnh/thành nao nức tham dự Lễ khai giảng online hoặc trực tiếp. Sau Lễ khai giảng trang trọng, các em bước vào tiết học đầu tiên của năm học mới...

Tại Hà Nội, hơn 2,1 triệu học sinh các cấp và phụ huynh của Hà Nội được trường thông báo dậy sớm, đồng phục chỉnh tề dự Lễ khai giảng.

Ngay từ sáng sớm, lực lượng hỗ trợ đã hoàn tất công việc tại trường Trường THCS Trưng Vương ,quận Hoàn Kiếm - nơi diễn ra lễ khai giảng trực tuyến của Hà Nội)

Ngay từ sáng sớm, lực lượng hỗ trợ đã hoàn tất công việc tại trường Trường THCS Trưng Vương ,quận Hoàn Kiếm - nơi diễn ra lễ khai giảng trực tuyến của Hà Nội)

Anh Nguyễn Hà Thành phụ huynh của học sinh Nguyễn Hà Anh, Trường tiểu học Mai Động (quận Hoàng Mai) chia sẻ: "Sáng nay, con tôi dạy từ sớm háo hức chờ đón lễ khai giảng online. Hy vọng dịch bệnh mau qua để các cháu có thể đến trường học tập".

Anh Chử Minh Toàn, cán bộ Thanh tra Giao thông ở Hà Nội, bố của 2 bé Chử Ngọc Bảo Hân và Chử Nhật Vi, Trường tiểu học Gia Thụy (quận Long Biên), cho biết, do đặc thù công việc nên sáng nay không cùng 2 con dự khai giảng trực tuyến. "Tuy nhiên, trước khi đi làm tôi đã chúc các con học tập tốt với nhiều trải nghiệm thú vị trong một năm học đặc biệt. Các con phấn khởi lắm", anh Toàn nói.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thăm hỏi các học sinh xuất sắc dự trực tiếp Lễ khai giảng. Ảnh: Thanh Tùng

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thăm hỏi các học sinh xuất sắc dự trực tiếp Lễ khai giảng. Ảnh: Thanh Tùng

Đúng 7h30, lễ Khai giảng diễn ra tại Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) diễn ra với những ca từ rộn ràng về mùa thu, mùa khai giảng, về người giáo viên.

Lễ chào cờ diễn ra long trọng tại Trường THCS Trưng Vương. Ảnh: Thanh Tùng

Lễ chào cờ diễn ra long trọng tại Trường THCS Trưng Vương. Ảnh: Thanh Tùng

Lễ khai giảng được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (kênh truyền hình H1, H2; kênh phát thanh sóng FM) để tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh của các trường học, cơ sở giáo dục và nhân dân theo dõi.

Học sinh, phụ huynh và giáo viên Thủ đô xúc động lắng nghe Thư Chúc mừng của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi tới các thầy cô giáo và học sinh dịp đầu năm học mới.

Thư Chủ tịch nước viết: "Đã 53 năm, ngành Giáo dục của chúng ta giờ đây đang đối diện với những thử thách rất lớn do đại dịch COVID-19 diễn ra khắp toàn cầu. Nhưng hơn lúc nào hết, tôi tin tưởng ngành Giáo dục, đặc biệt là đội ngũ các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy truyền thống thi đua, vượt lên khó khăn, học tập và rèn luyện thật tốt như lời Bác dạy năm xưa.

Với tinh thần, niềm tin đó, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn cùng với những kết quả của ngành Giáo dục đã đạt được thời gian qua. Nhân đây, tôi bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đến ngành Giáo dục, các gia đình giáo viên, học sinh, sinh viên ở những địa phương dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là với những gia đình gặp phải xáo trộn cuộc sống quá lớn do dịch bệnh và cả những mất mát về sức khỏe, người thân.

Tôi hiểu, với người làm thầy, làm cô và với các em học sinh, sinh viên, việc không thể đến lớp vào mùa tựu trường là cả một sự trống trải đi liền với nỗi buồn sâu sắc. Chúng ta tự hào vì có những bác sỹ đồng thời cũng là giáo viên, những em sinh viên, nhất là sinh viên ngành Y, đang ngày đêm miệt mài ở tuyến đầu chống dịch.

Nhân dịp khai giảng năm học 2021-2022, tôi thân ái gửi tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên cả nước lời thăm hỏi ân cần, lời chúc tốt đẹp nhất..."

Chủ tịch nước bày tỏ chia sẻ, thấu hiểu: "Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, nhiều học sinh, sinh viên đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn do phong tỏa, giãn cách. Việc học trực tuyến còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những gia đình thiếu các điều kiện, phương tiện để học trực tuyến. Tất cả chúng ta đều rất lo lắng và đồng cảm khi chứng kiến cảnh những F0, F1 là các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học, thậm chí là bậc mẫu giáo, những thiếu niên, nhi đồng phải rời gia đình, làng xóm để đi điều trị hoặc cách ly tập trung; do vậy đã bị ngắt quãng việc học.

Chủ tịch nước đề nghị ngành Giáo dục, cùng các ngành, các cấp cần lưu ý, có những hành động tương xứng với tình hình dịch bệnh và có những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ một số học sinh, sinh viên bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa. Hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành Giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta.".

Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà nước tin tưởng và mong muốn: "như lịch sử đã chứng minh, không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu, quyết tâm mài dùi kinh sử, chinh phục tri thức để làm rạng danh tiên tổ, để phụng sự đất nước của dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm văn hiến.

Vì vậy, với các em học sinh, sinh viên, trong bối cảnh nhiều thử thách này, Chủ tịch nước muốn nhắc lại niềm tin yêu, hy vọng của Bác Hồ kính yêu đối với học sinh, sinh viên cả nước, ngay từ buổi đầu lập quốc vào năm 1945: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Quyết tâm cho năm học 2021-2022 và xa hơn của tất cả chúng ta, không riêng gì ngành Giáo dục, là không để một trẻ em nào, đặc biệt là các em ở vùng dịch, vùng sâu, vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn, bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không để nền giáo dục Việt Nam, vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và Nhân dân".

Chủ tịch Hà Nội động viên thầy, trò Thủ đô nỗ lực, hoàn thành tốt việc dạy và học. Ảnh: Thanh Tùng

Chủ tịch Hà Nội động viên thầy, trò Thủ đô nỗ lực, hoàn thành tốt việc dạy và học. Ảnh: Thanh Tùng

Dù trời mưa mỗi lúc một lớn nhưng lễ khai giảng tại Hà Nội vẫn diễn ra trang trọng, ấm áp. Chủ tịch Hà Nội phát biểu chào mừng, động viên thầy, trò Thủ đô nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học trong năm học mới. Ông cũng đã đại diện cho các thầy cô giáo thủ đô, gióng hồi trống khai trường, bắt đầu một năm học mới!

Tại lễ khai giảng đặc biệt hôm nay, các học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi Olympic quốc tế năm 2021…cũng đã được nhận tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố .

Lễ khai giảng trực tuyến của thủ đô Hà Nội đã được các thầy cô, học sinh và phụ huynh cùng tham dự, dù chỉ trên màn hình, nhưng đã biểu lộ được không khí trang trọng, linh thiêng của ngày khai giảng đặc biệt này.

Những bàn tay bé xíu chào cờ, đặt tay trên ngực trước hình ảnh lá quốc kỳ trên màn hình trực tuyến trong lúc chào cờ, đã gây xúc động mạnh.

Nữ sinh lớp 4 và nam sinh lớp 2 trường Tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) nghiêm trang dự Lễ khai giảng.

Nữ sinh lớp 4 và nam sinh lớp 2 trường Tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) nghiêm trang dự Lễ khai giảng.

Lương Đức Đạt (lớp 1 trường Tiểu học Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và em trai Lương Đức Toàn (học mầm non) chăm chú theo dõi Lễ khai giảng đầu tiên của tuổi học trò.

Lương Đức Đạt (lớp 1 trường Tiểu học Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và em trai Lương Đức Toàn (học mầm non) chăm chú theo dõi Lễ khai giảng đầu tiên của tuổi học trò.

Nghiêm Trường Giang, học sinh lớp 4A9 Trường Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình) Hà Nội ngồi ngay ngắn suốt 45 phút theo dõi Lễ khai giảng.

Nghiêm Trường Giang, học sinh lớp 4A9 Trường Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình) Hà Nội ngồi ngay ngắn suốt 45 phút theo dõi Lễ khai giảng.

Chử Ngọc Bảo Hân và Chử Nhật Vi (Trường tiểu học Gia Thụy, quận Long Biên) dậy sớm dự khai giảng trực tuyến và nghiêm túc học tiết đầu năm để bố yên tâm tham gia chống dịch.

Chử Ngọc Bảo Hân và Chử Nhật Vi (Trường tiểu học Gia Thụy, quận Long Biên) dậy sớm dự khai giảng trực tuyến và nghiêm túc học tiết đầu năm để bố yên tâm tham gia chống dịch.

Khai giảng online , cô và trò cùng gặp nhau trên màn hình, cùng hứa sẽ học tốt, dạy tốt hoàn thanh xuất sắc nhiệm vụ năm học mới.

Khai giảng online , cô và trò cùng gặp nhau trên màn hình, cùng hứa sẽ học tốt, dạy tốt hoàn thanh xuất sắc nhiệm vụ năm học mới.

Cũng trong sáng nay, 5/9, hơn 200.000 học sinh các cấp trong tỉnh Điện Biên đón một lễ khai giảng đơn giản nhưng vẫn ấm cúng và ý nghĩa.

Năm học 2021 - 2022, Điện Biên có 484 trường, 7.444 lớp và 203.555 học sinh theo học. So với năm học trước, giảm 4 trường; tăng 88 lớp; tăng 2.186 học sinh, sinh viên.

Thầy và trò Trường THPT huyện Tuần Giáo ngồi tại lớp đón lễ khai giảng qua màn hình trực tuyến. Vì là Lần đầu tiên tham gia khai giảng với hình thức đặc biệt, các em rất háo hức và phấn khởi.
Thầy và trò Trường THPT huyện Tuần Giáo ngồi tại lớp đón lễ khai giảng qua màn hình trực tuyến. Vì là Lần đầu tiên tham gia khai giảng với hình thức đặc biệt, các em rất háo hức và phấn khởi.

Phát biểu tại Lễ khai giảng tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, ông Lê Thành Đô - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên bày tỏ mong muốn sẽ không để bất cứ học sinh nào phải bỏ học vì dịch bệnh.

Trước thềm năm học, các trường trên địa bàn đã chủ động chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất, biện pháp phòng chống dịch bệnh cho giáo viên và học sinh.

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, các cơ sở giáo dục tập trung đã huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường. Phòng GD&ĐT các huyện, thị và thành phố, cơ sở giáo dục tổ chức rà soát, bố trí sắp xếp để khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư.

Phối hợp với cơ quan y tế tổ chức vệ sinh, tiêu trùng, khử khuẩn trường, lớp học, bàn ghế, trang thiết bị dạy học. Ngành cũng đặc biệt chú ý đến các cơ sở giáo dục từng được trưng dụng để làm khu cách ly y tế. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, Sở cũng chỉ đạo các trường điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến dịch bệnh tại địa phương. Đồng thời linh hoạt áp dụng hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tận dụng tối đa “thời gian vàng” để dạy học trực tiếp.

Lãnh đạo tỉnh Điện Biên hy vọng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho năm học mới của ngành GD&ĐT và chính quyền các địa phương, các trường sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các phương pháp giảng dạy học tập, được biết là không để bất cứ học sinh nào bỏ học vì dịch bệnh.

Hình ảnh lễ khai giảng tại Điện Biên. Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại.

Hình ảnh lễ khai giảng tại Điện Biên. Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại.

Mặc dù tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, song 8h, tiếng trống khai trường đánh dấu năm học mới vẫn vang lên ở các trường học trên khắp địa bàn tỉnh.

Tỉnh Bắc Giang khai giảng năm học mới trực tiếp tại các trường. Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, để đảm bảo an toàn chống dịch cho năm học mới và đặc biệt là lễ khai giảng, các trường huy động cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên vệ sinh lau rửa nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế, thiết bị dạy học bằng chất khử khuẩn, tẩy rửa.

Sở GD&ĐT tỉnh này yêu cầu các trường khai giảng ngắn gọn trong khoảng thời gian 7h30 đến 8h30, đảm bảo học sinh ngồi giãn cách, không tụ tập đông người.

Học sinh Trường Tiểu học Thị trấn Cao Thượng huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khi đến dự Lễ khai giảng.Học sinh Trường Tiểu học Thị trấn Cao Thượng huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khi đến dự Lễ khai giảng.
Học sinh Trường Tiểu học Đức Thắng số 2 (huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) sẵn sàng bước vào năm học mới.Học sinh Trường Tiểu học Đức Thắng số 2 (huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) sẵn sàng bước vào năm học mới.

Hơn 320.000 học sinh Hà Tĩnh dự lễ khai giảng trực tuyến qua sóng truyền hình. Lễ khai giảng được tổ chức tại trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) lúc 7h.

Buổi lễ có sự tham gia của khoảng 150 thầy cô giáo, ban đại diện phụ huynh và học sinh. Tất cả giáo viên, học sinh và các đại biểu đều được đo thân nhiệt, khử khuẩn, giữ khoảng cách an toàn đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

Lễ khai giảng quy mô nhỏ, rút ngắn trong thời gian 40 phút nhưng đầy đủ các nghi thức như: Chào cờ; khai mạc giới thiệu đại biểu; đọc thư của Chủ tịch nước; diễn văn khai giảng; phát biểu của lãnh đạo tỉnh, đánh trống khai giảng; bế mạc.

Lễ khai giảng năm học 2021-2022 tại trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Quang Tiến.Lễ khai giảng năm học 2021-2022 tại trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Quang Tiến.

Tại Thừa Thiên - Huế, Lễ khai giảng được tổ chức trực tiếp trường THPT chuyên Quốc học. Lớp trưởng, Bí thư và 2 lớp phó đại diện mỗi lớp tham dự. Trường Quốc Học có 42 lớp với gần 200 học sinh tham gia. Buổi lễ khai giảng trực tiếp này đầy đủ nội dung của phần lễ đảm bảo ngắn gọn nhưng vẫn trang trọng.

Tại TP HCM, dù trong tâm dịch, lễ khai giảng vẫn diễn ra long trọng tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, đơn vị vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng. Lễ khai giảng truyền hình trực tiếp để hàng triệu học sinh, phụ huynh và giáo viên thành phố tham dự.

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong biểu hiện quyết tâm nỗ lực học tập trước Chủ tịch UBND TP HCM, sáng 5/9. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong biểu hiện quyết tâm nỗ lực học tập trước Chủ tịch UBND TP HCM, sáng 5/9. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.

Tham dự Lễ khai giảng, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi bày tỏ, ngày khai giảng năm học mới 2021-2022 là một khai giảng thật đặc biệt và rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh đặc biệt của Thành phố. Thay mặt lãnh đạo thành phố, Chủ tịch UBND TP HCM gửi lời chào mừng và lời chúc sức khỏe, bình an đến hơn 80.000 thầy, cô giáo cùng gần 1,7 triệu học sinh TP HCM.

Ông Phan Văn Mãi cho biết, TP HCM đang trải qua những ngày khó khăn khi đối mặt với dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Ba tháng qua, việc thực hiện giãn cách xã hội như một biện pháp tất yếu để khống chế dịch bệnh, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2021-2022 của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2021-2022 của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.

Chủ tịch UBND TP HCM cho rằng, TP HCM đang đối diện với thử thách lớn lao nhất kể từ ngày đất nước được hòa bình, thống nhất. Thế nhưng, giữa muôn vàn khó khăn, Thành phố vẫn không chùng bước, không đánh mất niềm tin. Trung ương Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đồng bào cả nước là chỗ dựa vững chắc cho TP HCM trong các nỗ lực ứng phó với dịch bệnh.

Trong "cơn bão" của đại dịch, có thể nói tình cảm đồng bào, tình nghĩa Bắc - Trung - Nam, sự đoàn kết được phát huy mạnh mẽ. Những thuận lợi đó cho phép người dân tin tưởng TPHCM sẽ vượt qua khó khan, duy trì và tái lập những hoạt động thiết yếu, trong đó giáo dục là hoạt động đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến từng gia đình và toàn xã hội.

Toàn cảnh Lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Toàn cảnh Lễ khai giảng tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Từ hôm nay, học sinh TP HCM bước vào năm học mới với hình thức học tập qua internet và truyền hình, bước đầu sẽ có bỡ ngỡ, khó khăn vì hạn chế trong giao tiếp. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP HCM mong các em hiểu rằng trong giai đoạn này biết bao người dân Thành phố, trong đó có cả người thân của các em cũng đang gặp nhiều thiếu thốn, khó khăn, phải tìm cách thích nghi với điều kiện sống đang thay đổi.

Chủ tịch UBND TP HCM cũng mong các bậc phụ huynh cùng toàn thể nhân dân Thành phố đồng lòng chia sẻ những khó khăn và góp phần vào sự nghiệp chung của ngành giáo dục, từ sự phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh hình thành thói quen học tập trên internet đến việc hiến kế cho nhà trường những biện pháp khả thi nhằm đảm bảo hoạt động giáo dục có hiệu quả.

TP HCM dự định tổ chức tiêm đủ 2 mũi vaccine cho tất cả cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên trường học trước ngày 20-11, đồng thời đề xuất Bộ Y tế tiêm vaccine cho học sinh trong độ tuổi từ 12-18 tuổi. Khi khống chế cơ bản được dịch bệnh, TP HCM sẽ tổ chức cho học sinh trở lại trường theo lộ trình thích hợp với điều kiện sắp xếp lịch học và phòng học hợp lý, tuân thủ nguyên tắc 5K.

TP HCM chủ trương hỗ trộ 100% học phí học kỳ 1 cho khối mầm non và phổ thông công lập và ngoài công lập, đồng thời kêu gọi các cơ sơ giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không tăng học phí và miễn giảm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch TP HCM Phan Văn Mãi đánh chống, chính thức khai giảng năm học mới tại TP HCM. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.

Chủ tịch TP HCM Phan Văn Mãi đánh chống, chính thức khai giảng năm học mới tại TP HCM. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.

Chủ tịch TP HCM Phan Văn Mãi đề nghị các cấp chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở kịp thời nắm bắt, hỗ trợ để không một học sinh nào không thể bắt đầu năm học do khó khăn vì dịch bệnh.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Lễ khai giảng được tổ chức tại điểm cầu Trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Bùi Chí Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh tặng hoa chúc mừng ngành giáo dục Đào tạo tỉnh nhân dịp khai giảng năm học mới.

Đại biểu dự Lễ khai giảng được tổ chức tại điểm cầu Trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đại biểu dự Lễ khai giảng được tổ chức tại điểm cầu Trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Học sinh Bà Rịa - Vũng Tàu tham dự lễ khai giảng tại nhà. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.Học sinh Bà Rịa - Vũng Tàu tham dự lễ khai giảng tại nhà. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tại Đắk Nông, năm học 2021-2022, toàn tỉnh có khoảng trên 72.400 học sinh bậc tiểu học, tăng hơn 2.800 học sinh; trong đó lớp 1 có khoảng 14.500 em.

Lễ khai giảng tại trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông).Lễ khai giảng tại trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông).

Các khối lớp khai giảng vào ngày 5/9. Riêng khối mầm non không tổ chức tựu trường, chỉ đón trẻ 5 - 6 tuổi đến trường sau ngày 5/9.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...

Giai đoạn mới 'cuộc chiến' chống lãng phí

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra vừa tổ chức, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình một lần nữa nhấn mạnh đến công tác thanh tra chống lãng phí.

Từ năm 2025 cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên

Trong Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, với tỷ lệ 100%, 306 đại biểu trẻ em biểu quyết thống nhất cấm TLĐT, TLNN. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ năm 2025, các loại thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (TLĐT, TLNN) sẽ được liệt vào danh sách hàng cấm. Quyết định mang tính lịch sử này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên, đồng thời minh chứng rằng tiếng nói của trẻ em đã được lắng nghe, nguyện vọng chính đáng của các em về môi trường không khói thuốc đang thành hiện thực.

Công nghệ là cộng hưởng trong hợp nhất 2 Bộ TT&TT và KH&CN

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông vừa bao quát được hết các lĩnh vực của hai Bộ, lại vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai Bộ là công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương, tưởng nhớ Đại tướng Lê Đức Anh.
(PLVN) - Sáng 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Nhà văn hóa và Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh, bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; và thăm, tặng quà người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Thủ tướng: Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vừa chạy vừa xếp hàng" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 29/12, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Thời cơ tốt để sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy TP HCM

Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 35.
(PLVN) - Qua thảo luận việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố, các ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 35 khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, bày tỏ nhất trí cao với quan điểm, mục tiêu và giải pháp, bám sát chỉ đạo và định hướng, gợi ý của Trung ương, có nghiên cứu đề xuất các vấn đề có tính đặc thù của Thành phố.

Tự tin vị thế Việt Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 sắp qua, Bộ Ngoại giao vừa công bố những số liệu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại mà đất nước đã đạt trong năm qua.