Háo hức, hồi hộp đón chờ Lễ khai giảng đặc biệt tại Thủ đô

Học sinh trực tiếp dự Lễ Khai giảng ngày 5/9 chờ lẫy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2. Ảnh: Mỵ Châu
Học sinh trực tiếp dự Lễ Khai giảng ngày 5/9 chờ lẫy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2. Ảnh: Mỵ Châu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại buổi tổng duyệt Lễ khai giảng trực tuyến của Hà Nội, chiều 4/9, các học sinh xuất sắc được chọn dự trực tiếp Lễ khai giảng không giấu nổi niềm vui xen lẫn sự hồi hộp...

Dự kiến, thành phần tham dự Lễ khai giảng gồm lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo, đại diện các ban, ngành; lãnh đạo thành phố, Sở Giáo dục Đào tạo, đại diện cán bộ, giáo viên; một số học sinh cấp THCS, THPT và ngành học giáo dục thường xuyên quận Hoàn Kiếm đại diện học sinh Thủ đô tham gia.

Tại buổi tổng duyệt, những học sinh xuất sắc được chọn dự trực tiếp bày tỏ niềm vui, niềm tự hào xem lẫn hồi hộp khi lần đầu tham gia Lễ khai giảng trực tuyến.

Em Nguyễn Hồ Thùy Linh, lớp 7I trường THCS Trưng Vương. Ảnh: Mỵ Châu

Em Nguyễn Hồ Thùy Linh, lớp 7I trường THCS Trưng Vương. Ảnh: Mỵ Châu

Nữ sinh Nguyễn Hồ Thùy Linh, lớp 7I trường THCS Trưng Vương chia sẻ: “Biết mình là 1 trong 50 học sinh giỏi được đại diện trực tiếp dự Lễ khai giảng, em cảm thấy xúc động, vinh dự, xen lẫn bồn chồn, hồi hộp khi lần đầu tiên được tham gia buổi lễ “đặc biệt” thế này. Sau một thời gian nghỉ dài, em rất muốn đến trường và em nghĩ các bạn học sinh khác cũng giống em. Em mong dịch bệnh nhanh hết để mọi học sinh được đến trường, được vui vẻ trò chuyện cùng thầy cô và các bạn”.

Nguyễn Hồ Thùy Linh 6 năm liền em đạt học sinh xuất sắc. Em giành giải 3 cuộc thi "Hà Nội trong em" năm lớp 5 cấp Thành phố, giải 3 hát Giai điệu tuổi hồng cấp TP, giải Nhất hùng biện về “Quận Long Biên xanh sạch đẹp”, giải Nhì cuộc thi "Chủ nhân đất nước lần thứ 10" và là 1 trong 10 đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc.

“Em cũng mong muốn các bạn trong năm học tới dù còn phải học online nhưng vẫn giữ nhịp học, luôn tập trung vào những gì thầy cô đã dạy, chủ động học nhiều hơn. Các bạn hãy thực hiện thông điệp 5K và ở nhà theo quy định của Bộ Y tế”, Thùy Linh nhắn gửi.

Chung tâm trạng, Nguyễn Phạm Gia Minh, nam sinh trường THCS Ngô Sĩ Liên, cho biết: “Em thấy háo hức, hồi hộp và tự hào vì mình và gần 10 bạn khác đại diện cho trường, lớp đi dự khai giảng. Em mong các bạn học sinh ở nhà chú ý phòng dịch, không ra đường, chung tay cùng gia đình và thành phố sớm chiến thắng dịch...”.

Bạn Nguyễn Phạm Gia Minh, học sinh trường THCS Ngô Sĩ Liên. Ảnh: Mỵ Châu

Bạn Nguyễn Phạm Gia Minh, học sinh trường THCS Ngô Sĩ Liên. Ảnh: Mỵ Châu

Việt Hoàng, học sinh lớp 11A4, trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm chia sẻ: “Em thấy rất tự hào vì được các thầy cô tin tưởng, được đại diện trường tham dự Lễ khai giảng đặc biệt của Thủ đô. Em tin tưởng, với những biện pháp mạnh hiện nay, Hà Nội sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh, em và các bạn sẽ sớm được được trở lại trường, lớp. ”.

Việt Hoàng, học sinh lớp 11A4, trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm. Ảnh: Mỵ Châu

Việt Hoàng, học sinh lớp 11A4, trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm. Ảnh: Mỵ Châu

Việt Hoàng cũng nhắn gửi tới đông đảo học sinh Thủ đô: “Mong các bạn tiếp tục nỗ lực học tập, dù học online vẫn tiếp thu tốt kiến thức và đạt thành tích cao trong học tập, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi”.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...