Công nghệ là cộng hưởng trong hợp nhất 2 Bộ TT&TT và KH&CN

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: T. Anh)
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông vừa bao quát được hết các lĩnh vực của hai Bộ, lại vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai Bộ là công nghệ.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ngày 29/12, cùng với nhìn lại những kết quả đạt được của Bộ, ngành TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt nhấn mạnh: Theo chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ, Bộ TT&TT và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ hợp nhất với nhau và trở thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông. Hai Bộ hợp nhất với nhau phải tìm ra được điểm chung cộng lực thì mới mạnh lên.

Bộ KH&CN quản lý về phát triển công nghệ nói chung. Bộ TT&TT quản lý công nghệ thông tin, công nghệ số (CNS) - là những công nghệ cốt lõi, nền tảng cho tất cả các ngành, lĩnh vực khác, CNS là các công nghệ năng động và quan trọng nhất hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lý giải: “Tên của Bộ TT&TT ban đầu thực ra là Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, nhưng vì Quốc hội thấy 2 Bộ đều có chữ “công nghệ” nên cắt đi chữ “công nghệ” để tên Bộ trở thành Bộ TT&TT. Công nghệ chính là điểm chung, tạo ra sự hiệp lực, cộng lực và cộng hưởng của hai Bộ. Chữ “truyền thông” trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là viễn thông, nghĩa thứ hai là Media, là các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh truyền hình, truyền thông xã hội. Tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông vừa bao quát được hết các lĩnh vực của hai Bộ, lại vừa thể hiện được cái cộng lực, cộng hưởng của hai Bộ là công nghệ”.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, phát triển công nghệ thì chủ yếu là ở doanh nghiệp. Trên 50.000 doanh nghiệp CNS thuộc quản lý của Bộ TT&TT nay sẽ được tiếp cận nhanh hơn với các kết quả nghiên cứu của Bộ KH&CN. Làm cho KHCN gần hơn với doanh nghiệp, đưa nhanh hơn kết quả nghiên cứu KHCN thành các sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Bộ trưởng Hùng tin tưởng, hai Bộ hợp nhất với nhau sẽ thành một Bộ mới rất quan trọng, rất lớn của đất nước. Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57, đúng vào dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 22/12/2024. Đây là Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS), với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn có tính cách mạng, giống như Nghị quyết khoán 10 cho nông nghiệp cách đây 40 năm, nhưng lần này là cho KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia. Bộ mới hợp nhất - Bộ KH, CN và TT sẽ là lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa Nghị quyết đặc biệt quan trọng này.

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: T.Anh)

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: T.Anh)

Nghị quyết 57 xác định, bộ 3 KHCN, ĐMST và CĐS là 3 trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong đó, KHCN là nền tảng, tạo ra tri thức và công cụ. ĐMST là động lực, chuyển hóa các tri thức mới, công cụ mới thành ý tưởng, giải pháp. CĐS là hiện thực hóa tri thức, công cụ, ý tưởng, giải pháp thành sản phẩm, dịch vụ và phổ cập vào cuộc sống để tạo ra giá trị thực tế. Trong bộ 3 này thì ĐMST cũng là điểm chung của 2 Bộ. ĐMST là cầu nối giữa KHCN và CĐS. KHCN cần ĐMST để thúc đẩy ứng dụng. CĐS cũng cần ĐMST để thay đổi cách thức vận hành, quản trị và sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.

Nghị quyết 57 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ KHCN để làm chủ tiến trình CĐS Việt Nam; giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về CĐS, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược. Đây là một mũi tên trúng 2 đích: vừa làm chủ tiến trình, công nghệ CĐS và vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước. Từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận lấy sứ mệnh Việt Nam.

Bộ trưởng nhắc lại, Tổng Bí thư Tô Lâm là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia. Từ nay, CĐS đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân, CĐS Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển đột phá. Chúng ta kỳ vọng CĐS sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình đứng dậy mạnh mẽ, trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, khi nước ta tròn 100 năm.

Bộ trưởng cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gợi ý chủ đề cho năm 2025 là: CĐS toàn diện để phát triển kinh tế số, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng CĐS, kinh tế số có thể đóng góp tới 3% vào tăng trưởng GDP hàng năm của các nước đang phát triển.

Với tinh thần đó, Bộ trưởng Hùng bày tỏ, Hội nghị lần này tạo ra một trang mới rất thách thức nhưng cũng đầy vinh quang, nhất là khi Bộ TT&TT hợp nhất với Bộ KH&CN trở thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Đọc thêm

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...

Giai đoạn mới 'cuộc chiến' chống lãng phí

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra vừa tổ chức, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình một lần nữa nhấn mạnh đến công tác thanh tra chống lãng phí.

Từ năm 2025 cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên

Trong Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, với tỷ lệ 100%, 306 đại biểu trẻ em biểu quyết thống nhất cấm TLĐT, TLNN. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ năm 2025, các loại thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (TLĐT, TLNN) sẽ được liệt vào danh sách hàng cấm. Quyết định mang tính lịch sử này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên, đồng thời minh chứng rằng tiếng nói của trẻ em đã được lắng nghe, nguyện vọng chính đáng của các em về môi trường không khói thuốc đang thành hiện thực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương, tưởng nhớ Đại tướng Lê Đức Anh.
(PLVN) - Sáng 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Nhà văn hóa và Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh, bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; và thăm, tặng quà người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Thủ tướng: Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vừa chạy vừa xếp hàng" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 29/12, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Thời cơ tốt để sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy TP HCM

Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 35.
(PLVN) - Qua thảo luận việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố, các ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 35 khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, bày tỏ nhất trí cao với quan điểm, mục tiêu và giải pháp, bám sát chỉ đạo và định hướng, gợi ý của Trung ương, có nghiên cứu đề xuất các vấn đề có tính đặc thù của Thành phố.

Tự tin vị thế Việt Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 sắp qua, Bộ Ngoại giao vừa công bố những số liệu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại mà đất nước đã đạt trong năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 27/12, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành tăng tốc, bứt phá, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn; cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết

Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
Sáng 27/12/2024, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước. 

Đổi mới công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm (Ảnh: Xaydungchinhsach.chinhphu.vn)
(PLVN) -  Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp” nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.