Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Khung pháp lý phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Theo kinh nghiệm của các trung tâm tài chính quốc tế thành công, khung pháp lý cần thiết cho sự thành lập và vận hành hiệu quả trung tâm tài chính phải bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực quốc tế...

Đó là một trong số những nội dung được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, nhân dịp tháp tùng Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trong chuyến thăm và làm việc tại 3 nước châu Âu gồm: Anh, Luxembourg và Đức từ ngày 16-25/3, nhằm thúc đẩy hợp tác, tìm hiểu mô hình xây dựng, vận hành và phát triển các trung tâm tài chính quốc tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, thực hiện chủ trương thành lập 2 trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại TPHCM và Đà Nẵng, đến nay, các Bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Kỳ họp thứ 9, đề nghị Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm thành lập 2 trung tâm tài chính. Qua tham khảo kinh nghiệm các nước mà Đoàn đã thăm và làm việc cho thấy, đây là cách làm phù hợp trong điều kiện Việt Nam hiện nay để hình thành khung pháp lý cho sự thành lập và vận hành của trung tâm tài chính quốc tế. Vấn đề đặt ra là khung pháp lý đó cần có cơ chế, chính sách như thế nào để các trung tâm tài chính được thành lập và hoạt động hiệu quả.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng, có một số nội dung cơ bản mà chúng ta có thể nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm các nước để vận dụng trong thực tiễn của Việt Nam như sau:

Một là, Nghị quyết của Quốc hội cần quy định cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, có thể có quy định khác với quy định của luật để tạo cơ sở cho việc hình thành khung pháp lý phù hợp cho sự vận hành của trung tâm tài chính, đáp ứng các chuẩn mực cơ bản của trung tâm tài chính quốc tế mà các nước đã hình thành và phát triển thành công. Theo đó, Nghị quyết chỉ quy định những vấn đề chung, mang tính nguyên tắc về những vấn đề cần thiết để thành lập trung tâm tài chính quốc tế và những chính sách, cơ chế đặc thù mà trung tâm tài chính quốc tế được áp dụng khác với quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, Nghị quyết giao Chính phủ ban hành các nghị định quy định chi tiết thực hiện những cơ chế, chính sách đặc thù đó. Các nghị định này cần quy định cụ thể về những vấn đề như: Điều kiện để trở thành thành viên Trung tâm tài chính quốc tế; tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp; tiêu chuẩn quản lý tài chính của thành viên thị trường; quy định về giao dịch tài chính; nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ, bao gồm các xu hướng mới như AI, FinTech, tài sản mã hóa,…; sáp nhập, hợp nhất công ty; giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại; ngôn ngữ áp dụng; cơ chế giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch trong khuôn khổ, phạm vi của trung tâm tài chính quốc tế; các quy định về xuất nhập cảnh, lưu trú, tiếp cận nhà ở, ưu đãi thuế; đồng thời, quy định cụ thể về cơ cấu quản lý, vận hành trung tâm và cơ chế giám sát hoạt động của thị trường.

Về nội dung, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, theo kinh nghiệm của các trung tâm tài chính quốc tế thành công, khung pháp lý này phải bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực quốc tế thì mới có thể thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty tài chính trên thế giới tham gia thị trường và mới có thể cạnh tranh được với các trung tâm tài chính quốc tế khác, "bởi nhà đầu tư chỉ quyết định tham gia thị trường và đầu tư tài chính nếu như họ có sự tin cậy vào thị trường được thiết lập và vận hành bởi một khung pháp lý đồng bộ, hiệu quả theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế, cho nhà đầu tư thấy rõ được rằng lợi ích của mình sẽ được bảo đảm, bên cạnh các yếu tố cần thiết khác như sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội và sự cam kết của Chính phủ", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phân tích.

Hai là, để vận hành trung tâm tài chính quốc tế thành công thì cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo, thực hành theo chuẩn mực quốc tế và có đủ năng lực tổ chức, thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù, áp dụng cho trung tâm tài chính quốc tế này. Từ đó đặt ra yêu cầu cần kịp thời đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia pháp lý, kinh tế, tài chính, kỹ thuật, công nghệ vừa có chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, vừa am hiểu pháp luật, văn hóa, con người Việt Nam, vừa thông thạo ngoại ngữ và pháp luật thương mại quốc tế.

Ba là, cần xác định mối quan hệ giữa hoạt động của trung tâm tài chính quốc tế và thị trường nội địa Việt Nam có sự gắn kết, tương hỗ lẫn nhau và là yếu tố để thúc đẩy sự cạnh tranh của trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam. Lấy ví dụ, quan hệ đầu tư, giao dịch dân sự, thương mại giữa thành viên trung tâm tài chính quốc tế với tổ chức, cá nhân,…ở ngoài phạm vi trung tâm tài chính quốc tế sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam; phán quyết trọng tài, tòa án được ban hành theo quy chế đặc thù của trung tâm tài chính quốc tế khi có hiệu lực thi hành thì sẽ được thực hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, việc hoàn thiện thể chế, đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật mà trọng tâm là đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần tiếp tục được đẩy mạnh để pháp luật kinh tế, tài chính, thương mại của Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn với các chuẩn mực thương mại quốc tế và được thực hiện hiệu quả theo nguyên tắc, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng; góp phần tạo niềm tin và đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Đến khi đó, các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực ở Việt Nam nhất định sẽ thành công và có thể lọt vào Top đầu của các Trung tâm tài chính quốc tế thành công trên thế giới; góp phần quan trọng, xứng tầm vào thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng ra "tối hậu thư" về 2 bệnh viện nghìn tỉ đang bị lãng phí

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Hơn nghìn tỷ đồng đã được rót vào hai bệnh viện "siêu hiện đại" ở Hà Nam, nhưng đến nay vẫn chưa đón được bệnh nhân nào. Trước nguy cơ chậm tiến độ kéo dài, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ra “tối hậu thư”: tăng tốc, gỡ vướng vốn, thi công xuyên đêm để sớm đưa hai công trình y tế trọng điểm vào hoạt động, phục vụ Nhân dân và tránh lãng phí đầu tư.

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước
(PLVN) -  Ngày 19/4 vừa qua, tại điểm cầu trung tâm nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khánh thành, khởi công các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 1: Kỳ vọng vào dự án được tái khởi động sau 8 năm tạm dừng

Nơi xây dựng Khu tái định cư thuộc Dự án Nhà máy điện hạt nhân 2 tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) -   Việc tái triển khai Dự án điện hạt nhân sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tiến xa hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ hạt nhân không chỉ dừng lại ở sản xuất điện mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.

Khuyến khích tinh thần 'dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới' trong toàn xã hội

Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại Lễ hướng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, người Việt Nam có 2 sức mạnh quan trọng: Tư duy STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) tốt nên làm khoa học và công nghệ tốt; năng lực vận dụng tốt nên làm đổi mới sáng tạo (ĐMST) tốt. Đây đều là những năng lực cốt lõi của thời Khoa học, Công nghệ (KHCN), ĐMST, Chuyển đổi số (CĐS)...

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: 'APEC 2027 - cơ hội vàng để Phú Quốc phát triển đột phá'

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: 'APEC 2027 - cơ hội vàng để Phú Quốc phát triển đột phá'
(PLVN) - Làm việc với tỉnh Kiên Giang ngày 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2027 tại Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ là một sự kiện đối ngoại quan trọng mà còn là cơ hội lớn để kiến tạo nền tảng phát triển bền vững cho "đảo Ngọc". Mọi công trình đầu tư phục vụ sự kiện đều phải tuân thủ nguyên tắc “đầu tư không hối tiếc”, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang lại lợi ích lâu dài cho người dân và đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, anh hùng và các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tiếp tục các hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vĩnh Phúc phải tăng trưởng đạt mức 9%

Vĩnh Phúc phải tăng trưởng đạt mức 9%
(PLVN) - Để đạt mức tăng trưởng cả nước trên 8% trong năm 2025, Chính phủ đã giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương theo Nghị quyết số 25/NQ-CP, trong đó tỉnh Vĩnh Phúc phải đạt mức 9%.

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành
(PLVN) -  Những ngày giữa tháng 4/2025, khu vực Đông Nam Bộ nắng như đổ lửa. Nhưng bất chấp thời tiết nắng nóng, tại Biên Hòa (Đồng Nai), các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ vẫn “vượt nắng thắng mưa, say sưa luyện tập” diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra vào 6h30 sáng 30/4/2025.

Hội thảo Đại thắng mùa Xuân 1975: Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.
(PLVN) - Hôm qua (20/4), tại Học viện Cán bộ TP HCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo & Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Tận dụng nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi - Bài 2: Khuyến khích cán bộ có kinh nghiệm tham gia tư vấn, hỗ trợ

Cán bộ, đảng viên hưu trí là đội ngũ đông đảo, có kinh nghiệm, bản lĩnh, uy tín, tiếp tục có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, địa phương. (Ảnh minh họa: dangcongsan.org.vn).
(PLVN) - Trong buổi trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” ngày 25/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ “điểm nghẽn”, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân,... Để đột phá về nguồn lực, chúng ta không thể không quan tâm đến nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi.

Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn

Chủ tịch nước Lương Cường. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết với tựa đề: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Sáng 20/4, dự khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một hệ sinh thái, một không gian khởi nghiệp, một hệ giá trị mới kết nối cộng đồng, tạo phong trào, xu thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không có giới hạn; tiếp tục phát huy tinh thần thần tốc và táo bạo, quyết chiến, quyết thắng của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới, xác lập vị thế và tầm vóc của Việt Nam trong kỷ nguyên số.