Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu

Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc trải nghiệm “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” không những giúp tạo hành trang kiến thức mà còn khơi gợi niềm tự hào, cảm giác gắn bó và giúp định hướng sự nghiệp tương lai, để những bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành những chủ nhân của công nghiệp văn hóa - sáng tạo trong tương lai. “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” còn là dịp để các bậc phụ huynh cùng các con khám phá nhiều di sản kiến trúc, nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu.

Hấp dẫn “Cảm thức Đông Dương”

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh. Thay vì những bài giảng trên lớp, học sinh Hà Nội có cơ hội được hưởng thụ những giờ ngoại khóa, những trải nghiệm thực tế về di sản trong không khí lễ hội ngay tại thành phố mình sinh sống.

Từ 9 - 17/11/2024, các bạn học sinh cùng cha mẹ và các thầy cô cũng như bất cứ các du khách sẽ có cơ hội khám phá hàng loạt di sản kiến trúc nổi tiếng: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Viện bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ xưa kia), Nhà hát Lớn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Đông Dương dưới thời Pháp thuộc), Bắc Bộ Phủ… thông qua nhiều hoạt động sáng tạo trong tuyến trải nghiệm Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

Vẻ đẹp của kiến trúc Pháp, vẻ đẹp của kiến trúc thời đại “mưa Á, gió Âu”, khi kiến trúc phương Tây giao hòa với kiến trúc phương Đông. Và ở đó, còn ẩn giấu những câu chuyện lịch sử mà có lẽ thế hệ trẻ chưa biết đến, như những vết đạn còn in trên hàng rào sắt Phủ Thống sứ Bắc Kỳ hay Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) qua gần 80 năm với bao biến thiên về kinh tế, văn hóa xã hội.

Tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương (nay là 1 cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội) tại 19 Lê Thánh Tông sẽ trở thành một không gian sáng tạo, sắp đặt nghệ thuật độc đáo tại “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024”. “Cảm thức Đông Dương” sẽ trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương.

Bước vào sảnh chính của tòa nhà là tác phẩm sắp đặt ánh sáng của Trần Hậu Yên Thế tại các ô cửa kính trên vòm tường, giúp công chúng gợi nhớ lại những ý niệm đầu tiên của thiết kế hoa sắt lấy cảm hứng hình ảnh những chiếc bóng đèn như tượng trưng cho ánh sáng của tri thức.

Hai tác phẩm tượng chân dung họa sĩ Victor Tardieu (Hiệu trưởng đầu tiên sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Đại học Đông Dương vào năm 1924) và họa sĩ Tô Ngọc Vân (Hiệu trưởng người Việt đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam thuộc Đại học Việt Nam vào năm 1945) của điêu khắc gia Trần Quốc Thịnh được đặt trong sảnh như nét gạch nối lịch sử khi tương tác với tượng 2 nhà khoa học Ngụy Như Kon Tum và Lê Văn Thiêm (được dựng sau này thời Trường Đại học Tổng hợp).

Lên cao trên mái vòm là cụm các tác phẩm trang trí với đèn chùm của KTS Lê Phước Anh, tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika dẫn sáng có khắc chìm gợi cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí tòa nhà Đại học Đông Dương của KTS Ernest Hebrard. Và kết thúc ở vòm trần là tác phẩm trình chiếu 3D mapping của họa sĩ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình 2 con chim phượng hoàng đã bong mờ theo thời gian.

Bên cạnh đó, trong hội trường Ngụy Như Kon Tum bên trái sảnh chính là tác phẩm sắp đặt, hòa nhạc video Đại tượng 2 - Sơn Hà Diễn Nghĩa của các nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Ngô Thu Hương, các nghệ sĩ âm thanh như piano Trần Thu Thảo, violin Nguyễn Ngọc Đức và Trịnh Quang Thành…

Tại các tầng trên cao, với các tác phẩm vẽ sơn trong trên mika của họa sĩ Lê Đăng Ninh, lấy cảm hứng từ các mẫu lọ thủy tinh trong phòng Bảo tàng nghiên cứu sinh vật học, kết hợp sắp đặt âm thanh của nghệ sĩ âm thanh Nhung Nguyễn trên vòm mái lầu 3 của tòa nhà, đem đến trải nghiệm đa giác quan, trong một cảm thức quá khứ đang dội về.

Ngoài ra, dọc tuyến đường trải nghiệm sẽ là các tác phẩm điêu khắc, đất nung, đặc biệt là sắp đặt sách nghiên cứu hồi cố về họa tiết mỹ thuật Đông Dương, các tác phẩm nhiếp ảnh chụp kiến trúc Đông Dương…

Ngoài tòa nhà Đại học Tổng hợp, trên nền không gian tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Viện bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ xưa kia), Nhà hát Lớn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Đông Dương dưới thời Pháp thuộc), Bắc Bộ Phủ… là hàng loạt những cuộc triển lãm, trưng bày, trình diễn nghệ thuật, những cuộc tọa đàm, workshop… kết nối quá khứ với hôm nay và mai sau.

Đó không chỉ là hiểu về quá khứ, đó là những gợi ý và nguồn cảm hứng, khơi gợi tài năng sáng tạo cho nhiều bạn trẻ, để rồi sẽ có những bạn trẻ sẽ tìm thấy đam mê và cú hích cho mình, để có bản lĩnh và niềm tin xây dựng sự nghiệp tương lai trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa - sáng tạo, làm giàu mạnh cho thành phố và cho đất nước mình.

Nét đẹp kiến trúc cổ điển ở bên trong và bên ngoài trường Đại học Tổng hợp còn được lưu giữ gần nguyên vẹn. (Ảnh: Mai Thương)

Nét đẹp kiến trúc cổ điển ở bên trong và bên ngoài trường Đại học Tổng hợp còn được lưu giữ gần nguyên vẹn. (Ảnh: Mai Thương)

Để di sản không còn lạ lẫm với học sinh, giới trẻ

Để di sản không còn lạ lẫm với học sinh, giới trẻ, nhiều địa phương đã tổ chức những buổi sinh hoạt tìm hiểu về di sản văn hóa. Điển hình trong đó là quận Tây Hồ (Hà Nội). Hiện nay, 100% các trường trung học, tiểu học trên địa bàn đều tổ chức các tiết giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá trực tiếp ở các di tích, di sản trên địa bàn thay vì chỉ “giảng chay” trên lớp.

Vào những ngày giữa tháng 10/2024, các bạn học sinh lớp 4A5, 4A9 của Trường Tiểu học Xuân La đã trực tiếp đến tham quan đình Quán La và khu lưu niệm Bác Hồ thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ. Tại đây, các bạn nhỏ được nghe cô kể chuyện về sự ra đời, nét đẹp của ngôi đình Quán La.

Bạn nhỏ nào cũng ngạc nhiên về truyền thống lâu đời của quê hương mình. Ngôi đình từ chỗ xa lạ, trở nên gần gũi, được các bạn yêu mến. Điều thú vị tiếp theo, đình Quán La cũng như phường Xuân La nhiều lần được Bác Hồ về thăm. Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang, người trực tiếp giảng dạy tiết học cũng rất vui khi học sinh hăm hở tìm hiểu những điều thú vị về di tích cổ, về lịch sử của phường.

Thực hiện chủ trương đổi mới phương thức giáo dục di sản, ngoài những chuyến dã ngoại thực tế ở những di sản quan trọng ở Hà Nội, các trường học đều đẩy mạnh giáo dục “tại chỗ”. Một ví dụ khác: Đền Đồng Cổ là điểm đến của các trường học trên địa bàn phường Bưởi, đình Nhật Tân. Đây là nơi học sinh phường Nhật Tân tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của “dinh đào” nổi tiếng nhất Hà Nội. Với biện pháp đổi mới theo hình thức tiếp cận thực tế, trực quan, học sinh dễ “thấm” những câu chuyện văn hoá trên quê hương mình.

Hay tại quận Hai Bà Trưng, điểm đến được nhiều trường học lựa chọn là Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Hai Bà Trưng ở phường Đồng Nhân, nơi thờ phụng hai nữ Anh hùng dân tộc. Còn ở quận Đống Đa, các em thường xuyên được đến gò Đống Đa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trên địa bàn quận Cầu Giấy, ngoài các di tích lịch sử, các em còn được tham quan các làng nghề truyền thống trên địa bàn như làng cốm Vòng, làng Cót (làm giấy)...

Học sinh tham quan di tích đền Đồng Cổ (Tây Hồ, Hà Nội). (Ảnh: Hoa Thành)

Học sinh tham quan di tích đền Đồng Cổ (Tây Hồ, Hà Nội). (Ảnh: Hoa Thành)

Không chỉ dừng lại ở tham quan, tìm hiểu, nhiều trường học còn tổ chức làm “bài thu hoạch” bằng biểu diễn văn nghệ, hay các cuộc thi kiến thức... Những di tích thâm nghiêm trở nên gần gũi với trẻ em.

Ngoài chương trình giáo dục lịch sử địa phương đang được triển khai tại tất cả các trường phổ thông, tiểu học trên địa bàn, khó có thể kể hết những chương trình trải nghiệm di sản do các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố đã và đang triển khai. Điển hình như chương trình giáo dục di sản tại Hoàng thành Thăng Long có hàng loạt hoạt động như: “Em tìm hiểu di sản”, “Em làm nhà khảo cổ”…

Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện có nhiều chủ đề của chương trình giáo dục di sản tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám dành cho học sinh các cấp, các lứa tuổi. Các chủ đề có tên gọi: Ơ kìa con nghê, Khám phá bia Tiến sĩ, Đi tìm linh vật trên kiến trúc cổ Văn Miếu, Lớp học xưa, Đánh giá môi trường di tích, Vinh quy bái tổ, Khám phá bia Tiến sĩ... Mỗi chủ đề là một bài học về di sản đầy thú vị với các em học sinh.

Trong xu thế toàn cầu, việc khai thác sức mạnh nội tại từ văn hóa và di sản sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh to lớn. Bởi vậy, những cách nhìn nhận trước đây về giá trị và vai trò của văn hóa đang được đảo ngược ở Việt Nam. Trước đây, văn hoá được mặc định coi là hoạt động “tiêu tiền”, nhằm tuyên truyền, cổ động, thì ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp văn hoá, văn hoá đem lại nguồn thu và sức mạnh quốc gia.

Di sản văn hoá truyền thống là nền tảng, là nguyên liệu cho hàng loạt lĩnh vực công nghiệp văn hoá: du lịch văn hoá, mỹ thuật, kiến trúc, thiết kế, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, điện ảnh, xuất bản, ngành game, các nội dung văn hóa giải trí số… Gieo mầm tình yêu di sản, văn hoá sẽ gặt tình yêu với quê hương, đất nước cho giới trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não

(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

Đọc thêm

Trưng bày chuyên đề 'Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản'

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản".
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.