Lễ cưới trong mơ của các cặp đôi khuyết tật

46 cặp đôi chung niềm hạnh phúc trong lễ cưới tập thể.
46 cặp đôi chung niềm hạnh phúc trong lễ cưới tập thể.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bất kể ai trong đời cũng mong muốn mình được đứng trên lễ đường, được sánh bước cùng với người bạn đời mình thương yêu. Vậy nhưng, với những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn thì mong muốn ấy lại là thứ xa vời, là ước mơ cả đời của họ. Và sự xuất hiện của lễ cưới tập thể “Giấc mơ có thật” đã giúp giấc mơ của họ trở thành hiện thực.

“Giấc mơ có thật”

Hình ảnh váy cưới cô dâu trắng tinh khôi, bộ vest nho nhã của chú rể, lễ đường đầy hoa, rượu mừng, bánh kem là những hình ảnh quen thuộc trong mọi đám cưới. Đối với nhiều người, đám cưới chính là minh chứng cho tình yêu, vậy nhưng đâu phải ai cũng có được lễ cưới thuộc về mình. Đôi khi đó còn là thứ xa xỉ, là giấc mơ không bao giờ dám chạm tay tới. Và đó cũng chính là nỗi niềm của rất nhiều cặp vợ chồng khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Vậy nhưng, giấc mơ về một đám cưới trọn vẹn của 46 cặp đôi khuyết tật đã được hiện thực hoá vào chiều ngày 6/12/2020. 46 cặp vợ chồng, có cặp vừa mới bước vào cuộc sống hôn nhân, lại có cặp đã nên nghĩa vợ chồng đến gần 30 năm, nhưng đều có một điểm chung: chưa một lần được làm đám cưới. Giấc mơ tưởng như xa vời ấy, nay đã thành hiện thực nhờ chương trình “Giấc mơ có thật”.

“Giấc mơ có thật” là tên gọi của lễ cưới tập thể, dành cho các cặp đôi khuyết tật do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội tổ chức. Chương trình đã được tổ chức 3 lần, lần 1 năm 2018, lần 2 năm 2019 và với lần 3 năm 2020, chương trình đã trải rộng quy mô ra tới 7 tỉnh, thành, dự kiến sẽ lan rộng ra toàn quốc trong tương lai.

Sau 3 lần tổ chức, đến nay đã có hơn 100 cặp đôi được sánh bước cùng nhau vào lễ đường. Các cặp đôi tham dự ở độ tuổi từ 18 đến 55, đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Có nhiều cặp vì gia đình, người thân không ủng hộ hay sự mặc cảm về ngoại hình, điều kiện kinh tế nên dù vợ chồng đăng ký kết hôn, có con đã lâu mà chưa có điều kiện tổ chức đám cưới cho riêng mình. Nhiều người vợ còn không dám nghĩ một ngày được khoác trên mình chiếc váy cô dâu. Đó là một sự thiệt thòi, một nỗi buồn khiến cho người khuyết tật càng cảm thấy hạnh phúc xa vời.

Tuy nhiên tại chương trình, các cặp đôi đều có chung niềm vui, niềm hạnh phúc khi giấc mơ về một đám cưới đầy đủ theo nghi lễ truyền thống, trước sự chứng kiến của gia đình, người thân, bạn bè của những cặp đôi kém may mắn đã trở thành hiện thực. Đặc biệt còn có sự xuất hiện của những người con trong ngày vui của cha mẹ. Không chỉ có lễ cưới, các cặp đôi còn được Ban tổ chức hỗ trợ đăng ký kết hôn, trợ giúp chụp ảnh cưới, chuẩn bị trang phục, xây dựng các clip về cặp đôi, chuẩn bị hậu cần và được nhận phần quà giá trị từ các nhà tài trợ.

Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Phụ nữ Hà Nội, Phó Trưởng Ban Tổ chức lễ cưới tập thể chia sẻ: “Lễ cưới tập thể mang tên “Giấc mơ có thật” lần thứ ba đã hiện thực hóa mong mỏi được làm đám cưới của những cặp vợ chồng khuyết tật, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau ba lần tổ chức, chương trình đã ghi dấu trong lòng công chúng về sự lan tỏa yêu thương và tình người, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Mỗi lần được chứng kiến những cặp đôi kém may mắn trao cho nhau ánh mắt trìu mến, mãn nguyện, hạnh phúc trong đám cưới tập thể là bà Nguyễn Thị Hảo lại không cầm được nước mắt. Đó cũng chính là động lực để bà và mọi người thực hiện chương trình trong những mùa tiếp theo.

Những cặp đôi đặc biệt

Đúng như tên gọi của chương trình, những cặp đôi được tổ chức đám cưới tập thể ai nấy đều phấn khởi và coi đây là “món quà” đầy ý nghĩa, là một “giấc mơ có thật” giữa đời thường.

Là một trong 41 cặp đôi được tổ chức lễ cưới tập thể đầu tiên vào năm 2018, hai gương mặt đã quen thuộc với chương trình - vợ chồng chị Hoàng Hồng Kiên và anh Phạm Hồng Thức (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Với hoàn cảnh đặc biệt của cả hai vợ chồng, vợ bị bại liệt từ năm 4 tuổi, người chồng mất đi đôi chân vì tai nạn giao thông năm 15 tuổi đã có những chia sẻ đầy xúc động: “Tôi và chồng “góp gạo thổi cơm chung” từ năm 2004 nhưng đến năm 2018 chúng tôi mới được tổ chức đám cưới chính thức. Khoảnh khắc được khoác lên mình bộ váy cưới trắng tinh khiết, tôi thấy mình thật hạnh phúc. Tôi mong sẽ còn nhiều chương trình như thế này để không chỉ riêng những người khuyết tật kém may mắn như chúng tôi mà những phụ nữ nghèo khó cũng có cơ hội khoác lên mình bộ váy cô dâu”.

“Đám cưới này với chúng tôi vẫn là điều tuyệt vời, ngọt ngào, ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình. Chúng tôi không bao giờ nghĩ được rằng, khi con trai đã 10 tuổi rồi bố mẹ vẫn nhận được những lời chúc mừng hạnh phúc và những món quà ý nghĩa. Đó là ký ức đẹp đẽ nhất trong chặng đường hôn nhân của chúng tôi”, chị Kiên chia sẻ thêm.

Và cũng giống như tâm trạng của chị Kiên, anh Thức, vợ chồng anh Nguyễn Văn Nam và chị Nguyễn Thị Hương (Gia Lâm, Hà Nội) cũng có những cảm xúc thổn thức với lễ cưới tập thể năm 2020. Hai anh chị đã xây dựng gia đình từ năm 2014 và có một cô con gái 5 tuổi, nhưng mãi đến năm 2020 mới được tổ chức lễ cưới. Đến với nhau khi đã “đứng tuổi”, chị Hương bị mất một chân do tai nạn từ bé. Khi đến với nhau, hai gia đình chỉ thắp hương xin phép tổ tiên, đăng ký kết hôn chứ chưa tổ chức đám cưới.

Cuộc sống có nhiều bộn bề, khó khăn nên với họ, việc tổ chức một đám cưới là điều thật xa xỉ. Bởi vậy, khi biết tin gia đình mình là một trong 46 cặp may mắn được chọn để tổ chức đám cưới tập thể, anh chị rất xúc động.“Khi được Ban tổ chức đưa đi chụp ảnh cưới cũng là lần đầu tiên tôi được mặc comple, thắt cà vạt. Vợ tôi cũng vậy, lần đầu tiên cô ấy được mặc bộ váy lộng lẫy đến thế. Chúng tôi sẽ luôn trân trọng phút giây này, cố gắng vun vén tổ ấm hạnh phúc để không phụ sự đồng cảm, yêu thương của xã hội”, anh Nam tâm sự.

Đặc biệt hơn, còn có trường hợp vợ chồng anh Đào Duy Duyệt, chị Dương Thị Hòa (Đông Anh, Hà Nội), chị Hòa bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Hai vợ chồng đã chung sống 19 năm, có với nhau hai người con nhưng đến năm 2020 anh chị mới được tổ chức đám cưới chính thức trong không khí ấm áp và tràn ngập lời chúc phúc.

Theo chị chia sẻ, lúc trẻ phần do nghèo, phần do không được cha mẹ chấp thuận nên anh chị không làm được đám cưới. Đến khi có con thì lại thường xuyên đau yếu, cuộc sống kinh tế càng thêm khó khăn, nguồn thu của gia đình phụ thuộc vào anh đi làm phụ hồ, chị ở nhà cấy lúa. “Sống với anh 19 năm rồi hôm nay tôi được mặc váy cô dâu, được đại diện mọi người lên cắt bánh cưới. Hạnh phúc lắm, hồi hộp lắm. Mọi thứ như từ một giấc mơ. Với tôi thế này là mãn nguyện, cảm thấy như mình trẻ ra”, chị Hòa xúc động chia sẻ.

Có thể thấy, niềm hạnh phúc ngập tràn chính là cảm xúc của tất cả các cặp đôi tham gia lễ cưới tập thể “Giấc mơ có thật”. Họ đã tham gia một lễ cưới tập thể đặc biệt, ghi dấu những phút giây hạnh phúc của cuộc sống lứa đôi với những người xa lạ nhưng lại có chung niềm vui. Tất cả cùng hòa vào không khí hạnh phúc của ngày trọng đại, một đám cưới trọn vẹn, một đám cưới không thể nào quên đã diễn ra như thế!

Cùng với đó, mong muốn truyền đi thông điệp “Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc”, bà Dương Thị Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Trưởng ban Tổ chức Lễ cưới “Giấc mơ có thật” năm 2020 nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng lễ cưới là món quà giúp những người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội hiện thực hóa giấc mơ tổ chức một lễ cưới chính thức, xây dựng mái ấm gia đình và qua đó, tạo động lực để họ vượt mọi khó khăn, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp”.

Chương trình “Giấc mơ có thật” là một hoạt động xã hội mang tính nhân văn sâu sắc nhằm khuyến khích sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của người khuyết tật và hành động vì sự hòa nhập, phát triển của người khuyết tật trong mọi mặt của đời sống xã hội. Mong rằng sắp tới sẽ có thêm thật nhiều cặp đôi có cơ hội được hiện thực hóa lễ cưới trong mơ của mình.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.