Lập UB quản lý công sản, khắc phục kiểm soát "bù nhìn" trong DN?

Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, việc làm ăn bết bát của một số tập đoàn kinh tế hiện nay không phải do “lỗi” của Luật DN năm 2005, vì vậy luật này chưa đến mức phải “đập ra xây mới”. Mà “mấu chốt” của vấn đề hiện nay, là sự giám sát việc quản lý tài sản công còn chưa chặt chẽ, thiếu minh bạch trong quản trị doanh nghiệp. “Không hiếm ban kiểm soát trong các DN chẳng khác gì “bù nhìn”, ông Nghĩa nhận xét.

Đây là đề xuất đáng chú ý tại Hội thảo “Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Phá sản trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, và tiếp cận kinh nghiệm Đức, Pháp, Nhật” do Trường Đại học Luật Hà Nội (Bộ Tư pháp) tổ chức hôm qua.

“Ban kiểm soát chẳng khác gì bù nhìn”

Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, việc làm ăn bết bát của một số tập đoàn kinh tế hiện nay không phải do “lỗi” của Luật DN năm 2005, vì vậy luật này chưa đến mức phải “đập ra xây mới”. Mà “mấu chốt” của vấn đề hiện nay, là sự giám sát việc quản lý tài sản công còn chưa chặt chẽ, thiếu minh bạch trong quản trị doanh nghiệp. “Không hiếm ban kiểm soát trong các DN chẳng khác gì “bù nhìn”, ông Nghĩa nhận xét.

c
Sơ đồ quản trị doanh nghiệp do PGS.TS Phạm Duy Nghĩa mô hình hóa

PGS.TS Nguyễn Như Phát, Viện Nhà nước và Pháp luật nhấn mạnh về  thành viên “đặc biệt” của hội đồng quản trị (HĐQT) là chủ tịch HĐQT. Xem xét thực tế vận hành của HĐQT của công ty cổ phần (CTCP), chuyên gia này nhận thấy, đa số thành viên HĐQT ở các CTCP ở Việt Nam đều là cổ đông lớn, hoặc đại diện của cổ đông lớn và trực tiếp nắm giữ các chức danh quản lý khác nhau trong công ty; gần 75% chủ tịch HĐQT đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Vấn đề đặt ra là chưa có sự tách biệt giữa thành viên HĐQT và người  quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày. Do đó, dẫn tới hệ quả, hoạt động thực tế của HĐQT có vẻ thiên lệch, thiên về điều hành hơn là hoạch định chiến lược và giám sát thực thi chiến lược phát triển công ty.

“Nguy cơ lạm dụng quyền lực của HĐQT nói chung và của Chủ tịch HĐQT nói riêng để thu lợi riêng cho mình và cho người khác là rất  lớn”, ông Phát đánh giá. Theo chuyên gia này, việc lạm dụng quyền lực của HĐQT ở CTCP đã xảy ra trên thực tế.

Các hình thức lạm dụng thường thấy là kiến nghị phát hành cổ phiếu ưu đãi cho thành viên HĐQT (và chính họ cũng là cổ đông bỏ phiếu cho kiến nghị đó); kiến nghị ưu đãi riêng cho người lao động, trong  đó, họ được hưởng phần nhiều hơn so với người lao động bình thường khác; thực hiện giao  dịch nội gián và giao dịch của công ty với các bên có liên quan của chính họ; sử dụng thông tin, bí quyết và cơ hội kinh doanh của chính công ty phục vụ lợi ích riêng cho mình và các bên có liên quan...

Khái niệm “pháp nhân công quyền”

TS.Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đặt vấn đề: Luật DN 2005 duy chỉ có một điều (Điều 168) quy định mang tính nguyên tắc về thực hiện quyền chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp và cũng chỉ với những “khẩu hiệu” chung chung.

Vì vậy, “cần sớm xây dựng và ban hành một luật riêng về thực hiện quyền chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại các DN, để một mặt, tránh tạo ra những kẽ hở để bị một số cá nhân lợi dụng chiếm đoạt hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước, mặt khác, để làm rõ mối quan hệ giữa quyền chủ sở hữu của Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư với chức năng quản lý hành chính nhà nước, với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp”, TS.Phan Chí Hiếu kiến nghị.

Trong khi đó, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đề xuất, “cần làm rõ ai có quyền thực thi quyền sở hữu ở các doanh nghiệp này. Để làm được điều này cần tạo ra nhận thức về pháp nhân công quyền; chính quyền trung ương là một pháp nhân, cũng như vậy chính quyền 63 tỉnh/thành là 63 pháp nhân”.

Theo ông Nghĩa, không nên quan niệm DN nhà nước (DNNN) thuộc các bộ chủ quản, vì các bộ hoặc các sở không nên được xem là pháp nhân công quyền, các tổ chức đó không phải là pháp nhân độc lập. Như vậy, nếu căn cứ theo tiêu chí sở hữu, chỉ có hai loại DNNN: hoặc chúng thuộc sở hữu của chính quyền trung ương hoặc chúng thuộc chính quyền địa phương.

Mỗi cấp chính quyền này phải thành lập các ủy ban (UB) quản lý công sản của mình, có thể gọi là các quỹ tín thác, ủy thác, song về bản chất phải là một quỹ ủy nhiệm thực thi quyền sở hữu thay mặt cấp chính quyền.

“Nếu tính toán như thế, sẽ có (UB) quản lý công sản quốc gia và 63 (UB) quản lý công sản của chính quyền địa phương”, PGS. Nghĩa cho biết.

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.