Trường hợp nước mắm có độ đạm thấp, nhà sản xuất sẽ dùng các thủ thuật như ghi thông tin độ đạm ở nơi khó nhìn thấy, ghi tên ký hiệu, cỡ chữ nhỏ, không rõ ràng… nhằm tránh sự chú ý của người tiêu dùng.
Theo một điều tra mới đây của Tổng cục Thống kê, mỗi năm thị trường Việt Nam cần hơn 200 triệu lít nước mắm. Với hơn 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng nước mắm để chấm, ướp và nấu trong các bữa ăn quanh năm thì đây là một thị trường hấp dẫn. Đó là lý do nhiều công ty, nhãn hiệu tham gia thị trường này, tạo nên sự phong phú và đa dạng đến mức loạn nhãn hiệu.
Người tiêu dùng (NTD) cảm thấy bối rối khi lựa chọn nước mắm, không biết nước mắm đang sử dụng có đúng độ đạm và đảm bảo dinh dưỡng hay không? Làm thế nào để chọn được loại nước mắm vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe của cả gia đình, lại có giá cả phù hợp, đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay là băn khoăn của không ít NTD.
Theo một điều tra mới đây của Tổng cục Thống kê, mỗi năm thị trường Việt Nam cần hơn 200 triệu lít nước mắm. Với hơn 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng nước mắm để chấm, ướp và nấu trong các bữa ăn quanh năm thì đây là một thị trường hấp dẫn. Đó là lý do nhiều công ty, nhãn hiệu tham gia thị trường này, tạo nên sự phong phú và đa dạng đến mức loạn nhãn hiệu.
Người tiêu dùng (NTD) cảm thấy bối rối khi lựa chọn nước mắm, không biết nước mắm đang sử dụng có đúng độ đạm và đảm bảo dinh dưỡng hay không? Làm thế nào để chọn được loại nước mắm vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe của cả gia đình, lại có giá cả phù hợp, đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay là băn khoăn của không ít NTD.
Độ đạm càng cao, nước mắm càng ngon |
Lựa chọn nước mắm như thế nào?
Theo kết quả điều tra xu hướng tiêu dùng tháng 4/2010 về việc lựa chọn mua nước mắm trên 196 mẫu (phụ nữ thường xuyên nấu ăn cho gia đình) khu vực phía Nam, kết quả cho thấy khá thú vị: đa số dựa vào thương hiệu, tiếp theo xem xét tới dung tích, rồi mới tới giá cả. Cẩn thận hơn thì có việc ngửi và nếm vị nước mắm.
Điều khá bất ngờ là 50% người được hỏi không lưu ý độ đạm khi mua, dù trên 80% trong số đó biết nước mắm ngon phụ thuộc vào độ đạm.
50% còn lại có so sánh giữa Độ đạm - Giá cả - Thương hiệu khi lựa chọn mua nước mắm. Tuy nhiên, độ đạm bao nhiêu được xếp vào nước mắm loại nào thì không ai biết, dù biết rằng nước mắm có độ đạm càng cao thì càng ngon.
Có thể thấy rằng, NTD đã rất chú ý tới thương hiệu của mặt hàng này. Nhưng họ vẫn còn ít có sự cân nhắc, so sánh tương quan giữa “Chất lượng độ đạm”- đặc tính tạo thành khung giá cho sản phẩm. Đây là một thói quen mua sắm cần thay đổi, bởi với nước mắm, độ đạm càng cao càng thể hiện chất lượng tốt.
Độ đạm càng cao, nước mắm càng ngon
Nước mắm có thể được làm từ nhiều loại cá như cá linh, cá thiểu, cá cơm, cá thu, cá đối, cá quả… 5 vùng được mệnh danh là “ làng mắm”, nơi mà địa danh đã trở thành chỉ dẫn địa lý và thương hiệu là: Phan Thiết, Phú Quốc, Nha Trang, Nam Ô (Đà Nẵng) và Cát Hải (Hải Phòng).
Ở Việt Nam, theo phương pháp cổ truyền, nước mắm được làm từ việc lên men cá, muối và nước (trong điều kiện yếm khí, các vi khuẩn lên men bắt đầu phân hủy protein ở cá). Tùy loại cá, khu vực đánh bắt, thời gian đánh bắt cá và thành phần nguyên liệu mà nước mắm có chất lượng và hàm lượng đạm khác nhau.
Giá cả tùy thuộc vào độ đạm
Một trong những yếu tố quyết định chính giá thành của nước mắm là độ đạm. Do vậy, để có sản phẩm nước mắm ngon mà không làm giảm lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp giữ nguyên độ đạm thấp bằng cách thêm các gia vị để tạo mùi thơm của mắm, vị ngọt của đạm hoặc sử dụng biện pháp pha loãng nước mắm có độ đạm cao nhiều lần bằng nước muối để hạ giá thành.
Điều này dễ dẫn đến cảm giác ngon miệng cho người sử dụng, tuy nhiên chất lượng nước mắm rất thấp, NTD không hề hay biết mình đang sử dụng loại nước mắm có độ đạm không như mong muốn và bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trường hợp nước mắm có độ đạm thấp, nhà sản xuất sẽ dùng các thủ thuật như ghi thông tin độ đạm ở nơi khó nhìn thấy, ghi tên ký hiệu, cỡ chữ nhỏ, không rõ ràng… nhằm tránh sự chú ý của NTD và thêm vào đó là sẵn sàng dùng những chiêu ghi nhãn rất hấp dẫn: nước mắm cốt, làng mắm, đặc sản cộng với những chiêu thức quảng cáo như có lợi cho sức khỏe, sạch… để lôi kéo NTD.
Để chọn được nước mắm ngon và dinh dưỡng?
Điều quan trọng nhất để chọn một thương hiệu nước mắm ngon và dinh dưỡng cao là căn cứ vào độ đạm. Nước mắm có độ đạm thấp không đảm bảo chất lượng và sức khoẻ NTD. Vì vậy, khi chọn mua sản phẩm, NTD nên chú ý đến độ đạm ghi trên nhãn mác sản phẩm, tốt nhất là nên chọn những sản phẩm có độ đạm cao và nguồn đạm thật từ cá, không nên chọn các sản phẩm mà độ đạm ghi không rõ ràng, nơi khó nhìn thấy, dùng thuật ngữ lập lờ, những quảng cáo đánh vào tâm lý lo sợ của NTD. Hàm lượng đạm là một trong những yếu tố quan trọng để phân loại chất lượng cho nước mắm. Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) thì nước mắm bắt buộc độ đạm phải từ 10 độ trở lên, những sản phẩm dưới 10 độ không thể gọi là nước mắm và dĩ nhiên chất lượng không đảm bảo. Ngược lại nước mắm càng cao đạm thì chất lượng sẽ tốt hơn, nước mắm 15 độ đạm chắc chắn chất lượng sẽ tốt hơn nước mắm 10 độ đạm. Nếu nhãn mác của sản phẩm không ghi rõ chỉ số độ đạm, khách hàng không nên chọn vì đây là chỉ số bắt buộc phải có của nhà sản xuất nước mắm, những chai nước mắm không có yếu tố này là vi phạm quy định ghi nhãn hàng của Nhà nước. |
Theo Ngọc Oanh
VietNamNet
VietNamNet