Lãnh đạo Việt Nam và các nước chia sẻ với nỗi đau của Pháp

Ảnh: nbcnews
Ảnh: nbcnews
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm nay gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Các lãnh đạo thế giới cũng gửi lời chia buồn và hứa sẽ sát cánh cùng nước Pháp đương đầu với thảm kịch tồi tệ này.
Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những vụ tấn công tại Pháp ngày 13/11/2015 khiến nhiều người thiệt mạng, bị thương và bị bắt làm con tin, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Chúng tôi hết sức bàng hoàng và lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra vào ngày 13/11/2015 tại Pháp khiến nhiều người bị thiệt mạng và bị thương. Việt Nam xin chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn mà Chính phủ, nhân dân Pháp cũng như gia đình những nạn nhân đang phải hứng chịu. Chúng tôi tin tưởng rằng với những nỗ lực mà Chính phủ và nhân dân Pháp đang triển khai, những kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng."
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm nay gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls.
Cùng ngày Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Laurent Fabius.
Các lãnh đạo thế giới cũng gửi lời chia buồn và hứa sẽ sát cánh cùng nước Pháp đương đầu với thảm kịch tồi tệ này, VnExpress tổng hợp thông tin nhiều nguồn.
"Một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến một tội ác kinh khủng nhằm khủng bố dân thường vô tội", Tổng thống Mỹ Obama nói. "Cuộc tấn công này không chỉ nhằm vào người dân Paris, không chỉ nhằm vào người dân Pháp mà đó là cuộc tấn công nhằm vào tất cả nhân loại và những giá trị phổ quát mà chúng ta cùng chia sẻ".
"Tôi thấy sốc và đau buồn trước việc có quá nhiều người thiệt mạng và bị thương trong vụ tấn công khủng bố ở Paris, Pháp", Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết trong một thông cáo vào hôm nay, 14/11. "Canada sẽ sát cánh cùng Pháp trong thời khắc u tối này và cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để ngăn chặn những hành vi vô nghĩa và tồi tệ này xảy ra", ông Trudeau khẳng định.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng cho biết ông cảm thấy "sốc" khi nghe tin về các cuộc tấn công bạo lực ở Paris. "Gửi lời cảm thông và chia sẻ sâu sắc tới người Pháp. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ", ông Cameron viết trên mạng xã hội Twitter.
Moscow ngoài việc gửi lời chia buồn còn lên án mạnh mẽ các vụ tấn công và tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Paris điều tra vụ việc.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nói liên minh quân sự sẽ đứng về phía Pháp. Ông cũng chia sẻ nỗi đau với gia đình các nạn nhân, những người bị ảnh hưởng trong vụ việc và toàn bộ người dân Pháp.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon lên án cái mà ông gọi là "những cuộc tấn công khủng bố hèn hạ" ở Paris và yêu cầu ngay lập tức trao trả tự do cho những con tin bị bắt giữ tại phòng hòa nhạc Bataclan.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.