Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS thông tin về việc dùng thuốc ARV

Cấp phát thuốc ARV cho bệnh nhân. Ảnh minh họa
Cấp phát thuốc ARV cho bệnh nhân. Ảnh minh họa
(PLO) - Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV nên thực hiện càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ và kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày. Trong thời gian này, họ cần được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV. Đặc biệt, không nên tự ý mua thuốc chống phơi nhiễm trên thị trường về dùng. Việc dùng thuốc chống phơi nhiễm phải có sự chỉ định của bác sĩ, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng gan và thận.

Khẩn cấp, đặc biệt sẽ có chỉ đạo trực tiếp

Chia sẻ về vấn đề những người dân, đội ngũ nhân viên y tế,... tham gia cấp cứu người nhiễm HIV bị tai nạn giao thông xảy ra tại tỉnh Kon Tum đang được dư luận quan tâm mấy ngày qua, TS. BS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết theo quy định hiện hành về việc cấp thuốc điều trị dự phòng nhiễm HIV thì người dân không thuộc đối tượng được cấp phát thuốc phòng nhiễm HIV.

Theo quy định tại Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ qui định về chế độ đối với người bị phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thuốc ARV dùng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV chỉ được cấp miễn phí cho những người bị phơi nhiễm do nghề nghiệp như cán bộ y tế, cán bộ lực lượng vũ trang, tổ công tác cai nghiện... bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ. 

Tuy nhiên theo TS Cảnh với những trường hợp đặc biệt thì có thể xem xét, cụ thể như đối với những người dân tích cực tham gia cấp cứu người bị nạn đã bị phơi nhiễm HIV thì Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ có những chỉ đạo trực tiếp tới các Sở y tế để xem xét và tiến hành cấp miễn phí thuốc ARV điều trị dự phòng cho những đối tượng này.

“Theo quy định thì đúng là thuốc dự phòng ARV chỉ dành cho người làm nhiệm vụ, các đối tượng khác không được dùng miễn phí. Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt, cán bộ y tế cần phải xin ý kiến cấp trên để xử lý cho hợp lý”, ông Cảnh khẳng định.

Xét về mặt khoa học, khi người nhiễm HIV đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên thì nồng độ vi rút HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế) nên khả năng lây truyền sang những người khác rất thấp. Mặt khác nếu những người có tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân được điều trị dự phòng phơi nhiễm ngay trong khung “giờ vàng” do vậy khả năng lây nhiễm HIV sẽ ở mức thấp.  

“Tuy nhiên, mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV, do vậy họ không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV”, ông Cảnh lưu ý.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ARV

Những trường hợp gặp tai nạn bị phơi nhiễm do tham gia cứu chữa bệnh nhân thường được cấp thuốc điều trị miễn phí. Thuốc chống phơi nhiễm rất khó mua được ở các hiệu thuốc bên ngoài. Vì không phải hiệu thuốc nào cũng được phép bán. Những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV phải được tư vấn trước. Khi tư vấn, các bác sĩ chuyên khoa về truyền nhiễm HIV mới có thể đánh giá chính xác nguy cơ và người đó có cần uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV hay không. Nếu có nguy cơ thực sự thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dự phòng ARV theo phác đồ của Bộ y tế hiện nay.

Đồng thời, chỉ những bác sĩ chuyên về truyền nhiễm hoặc các bác sĩ đã được tập huấn chăm sóc về điều trị HIV mới được quyền kê đơn thuốc này.  Khi có đơn thuốc này, bệnh nhân có thể mua ở quầy thuốc ở những bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, điều trị HIV như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh,... Ngoài ra các hiệu thuốc xung quanh các bệnh viện truyền nhiễm cũng bán thuốc ARV. 

“Tất cả người phơi nhiễm HIV đều phải điều trị bằng thuốc kháng phơi nhiễm ARV. Thuốc phơi nhiễm ARV có quy định rõ trong quyết định 3047 ngày 22/7/2015 của Bộ y tế. Đây là phác đồ điều trị bậc một áp dụng chung cho mọi trường hợp trong vòng 28 ngày liên tục. Sau đó, người phơi nhiễm dừng thuốc và xét nghiệm lại sau 3 tháng. Khi xác định nhiễm HIV, họ sẽ được điều trị theo phác đồ cụ thể”, bác sĩ Bùi Thanh Bình (chuyên gia tư vấn HIV) cho hay. 

Tuy nhiên, thuốc chống phơi nhiễm hiện nay không còn quá khan hiếm và quá đắt. Trung bình dao động từ 800 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/ 28 ngày điều trị. Trong một số trường hợp, người phơi nhiễm không phù hợp với ARV, họ phải chuyển sang dùng loại thuốc khác với phác đồ phức tạp hơn, chi phí khoảng vài triệu đồng. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp khi phát hiện bị phơi nhiễm đã tự ý mua thuốc về điều trị gây ra những hậu quả ngoài ý muốn. Bởi ARV là loại thuốc chuyên khoa và có nhiều tác dụng phụ với các triệu chứng tùy thuộc từng người mà với các biểu hiện ra bên ngoài như: mê sảng, nôn mửa, phát ban...

“Khi có yếu tố nguy cơ cần hết sức bình tĩnh, tìm đến những nơi có bác sĩ chuyên khoa, lựa chọn những trang tư vấn có bác sĩ được tập huấn về chăm sóc điều trị HIV rồi. Không nên tự ý mua thuốc chống phơi nhiễm không rõ nguồn gốc trên thị trường về dùng. Việc dùng thuốc chống phơi nhiễm phải có sự chỉ định của bác sĩ và phải theo bác sĩ trong suốt thời gian 28 ngày điều trị bởi tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh không biết xử trí sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm. Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần phải xét nghiệm chức năng gan thận và tùy theo mức độ phơi nhiễm sẽ có phác đồ điều trị thích hợp”, bác sĩ Bình nhấn mạnh.

* TS. BS Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế:

“Theo quy định tại Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ qui định về chế độ đối với người bị phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, những người bị phơi nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp được nghỉ việc 20 ngày hưởng nguyên lương và phụ cấp để điều trị dự phòng. Còn đối với trường hợp những người dân tham gia cứu hộ, cứu nạn người tai nạn giao thông tuy chưa có quy định hỗ trợ nhưng nếu có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì sẽ được xem xét và cấp thuốc ARV miễn phí”. 

* BS. Bùi Thanh Bình, chuyên gia tư vấn HIV: 

“Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc, đồng thời nên làm các xét nghiệm trước khi dùng thuốc như: xét nghiệm công thức máu, test HIV, men gan (AST, ALT, GGT) và Creatinine máu. Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau ba tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Sau 3 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó”.

* Bác sĩ Hoàng Hải Hà - Khoa Nội - Bệnh viện 09: 

“Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, để tránh khả năng dương tính với căn bệnh, người bị phơi nhiễm tốt nhất nên điều trị sớm và đúng cách. Những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6 tiếng sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 tiếng (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ”.

Đọc thêm

'Bí quyết' đơn giản chống rụng tóc, gẫy móng tay từ món ăn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Tóc mỏng hoặc rụng thường liên quan đến tình trạng thiếu sắt, kẽm hoặc biotin (vitamin B7). Đồng thời, thiếu hụt biotin dễ dẫn đến móng tay giòn, đôi khi kèm theo phát ban có vảy. Có thể bổ sung những chất cần thiết này bằng các món ăn hằng ngày.

Cảnh báo căn bệnh gây tử vong nhanh chóng ở người trẻ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thường xuyên bị đau đầu, đột ngột nói khó, giảm thị lực, tê hoặc yếu tay chân…, triệu chứng giống bị đột quỵ, là những biểu hiện của dị dạng mạch máu não, nếu bệnh nhân không được cấp cứu trong “thời gian vàng” có thể nhanh chóng dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)
(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đứt gân cơ khi chơi Pickleball

Bệnh nhân đứt gân cơ vai trái được kỹ thuật viên tập các bài tập làm mạnh các nhóm cơ vùng vai và cánh tay trái
(PLVN) - Một người đàn ông tỉnh Quảng Ninh bất ngờ bị đứt gân cơ trong quá trình chơi Pickleball và phải nhập viện điều trị.

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.