Làng văn nghệ, ngày cuối năm nhìn lại...

Có lần trong một cuộc gặp gỡ, một người bạn vong niên thân mật hỏi tôi: Dạo này làng văn nghệ của ông có gì mới? Ồ, hóa ra có cái “làng” văn nghệ ấy thật sao? Mọi người nghĩ sao khi nhìn vào những con người trong cái làng ấy nhỉ? Đã bao nhiêu câu chuyện làm quà, bao nhiêu giai thoại về những công dân của ngôi làng này. Tất cả những câu chuyện như vậy đều gợi trí tò mò, pha chút mất cảm tình về tính “phức tạp” của những người ra đi từ ngôi làng ấy và cả những người bước chân vào ngôi làng ấy. Riêng tôi vẫn cứ thường hay nghĩ ngợi về cách gọi nôm na thân mật này đối với những người hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.  

Có lần trong một cuộc gặp gỡ, một người bạn vong niên thân mật hỏi tôi: Dạo này làng văn nghệ của ông có gì mới? Ồ, hóa ra có cái “làng” văn nghệ ấy thật sao? Mọi người nghĩ sao khi nhìn vào những con người trong cái làng ấy nhỉ? Đã bao nhiêu câu chuyện làm quà, bao nhiêu giai thoại về những công dân của ngôi làng này. Tất cả những câu chuyện như vậy đều gợi trí tò mò, pha chút mất cảm tình về tính “phức tạp” của những người ra đi từ ngôi làng ấy và cả những người bước chân vào ngôi làng ấy. Riêng tôi vẫn cứ thường hay nghĩ ngợi về cách gọi nôm na thân mật này đối với những người hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Mừng Đảng, mừng Xuân. Ảnh: THANH LỘC

Mừng Đảng, mừng Xuân. Ảnh: THANH LỘC 

Nó có cái hay, cái nét đáng yêu riêng. Hình như cách nhìn, cách gọi như vậy đã diễn tả được cho người ta hình dung ra những người cùng nghề cùng nghiệp gắn bó với nhau mỗi khi “tối lửa tắt đèn”, và cả những khi làng có hội, những khi có chuyện “đình đám”. Từ điển tiếng Việt giải thích nguyên nghĩa từ “làng” là “khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt”. Xin các văn nghệ sĩ ở thành thị chớ vội chạnh lòng vì cái định nghĩa này của các nhà ngôn ngữ học. Cho dù chúng ta sống ở những căn hộ đầy đủ tiện nghi nơi phố phường đô hội nhưng hình như trong mỗi chúng ta đều có phần “luộm thuộm” một chút, “bụi bặm” một chút của tác phong nông nghiệp, trong cách nghĩ, cách sống, và cả trong viết lách. Ngay ngắn, chỉn chu, sang sửa quá có khi khó tạo ra cái gồ ghề, bộn bề của tác phẩm.

Và ngay cả khi chúng ta cứ tự nhận mình là những công dân của làng như những người nông dân thực thụ, thì ai dám bảo hạt gạo do chúng ta làm ra sau khi xay giã dần sàng không phải là hạt ngọc? Tôi bỗng nhớ lại một hình ảnh ví von đầy thú vị của nhà văn Nga nổi tiếng Pauxtôpxki về công việc của những người thợ đãi vàng với công việc của nhà văn. Ông ấy bảo rằng “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim… tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng.

Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim và rồi từ hợp kim đó ta đánh “bông hồng vàng” của ta - truyện, tiểu thuyết hay là thơ”. Công việc của nhà văn – nói rộng ra là của người nghệ sĩ là vậy. Và tôi hình dung ra một cái làng nghề mà trong đó những người thợ cứ lặng lẽ “bòn đãi” những chất liệu thô ráp của đời sống để chắt lọc ra những hạt bụi vàng để làm thành những bông - hồng - vàng - tác - phẩm công bố với cuộc đời. Nói dông dài như vậy để quay về với câu hỏi thân mật của người bạn vong niên nói trên: Làng văn nghệ Đà Nẵng chúng ta năm qua có gì mới?

 Chỉ cần nhìn thoáng lại những gì đã diễn ra, có thể thấy sự kiện nổi bật là Đại hội lần thứ VII của những người hoạt động văn học nghệ thuật. Đại hội đã đánh giá một cách toàn diện các hoạt động nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ 2009-2014, bầu ra Ban Chấp hành mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển. Tấm Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng và bức trướng mang dòng chữ “Đoàn kết, tâm huyết, sáng tạo” do Thành ủy Đà Nẵng tặng cho giới văn nghệ thành phố đã thể hiện sự đánh giá cao công lao sáng tạo của những người hoạt động trên lĩnh vực này, đồng thời cũng là lời nhắc nhở, là sự kỳ vọng về tinh thần đoàn kết, hiểu công việc của nhau, ủng hộ động viên nhau trong công việc sáng tạo để dồn hết tâm huyết cho những tác phẩm xứng đáng với tầm vóc của thành phố đang phát triển.

Cái mới của năm qua còn biểu hiện qua đội ngũ văn nghệ luôn được bổ sung những gương mặt mới. Trong năm, các Hội chuyên ngành đã kết nạp thêm được 72 hội viên, trong đó có 54 hội viên trung ương, nâng tổng số hội viên của Liên hiệp hội đến nay lên 717 người. Nhưng có lẽ cái đáng nói hơn cả là những thành tựu mới trong sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực. Về văn học, chỉ điểm qua những đầu sách của các tác giả xuất bản trong năm, con số đã lên đến 20 cuốn với nhiều thể loại và dung lượng khác nhau. Đáng chú ý là sự ra đời của tập thơ “Gửi lòng con đến cùng cha” tập hợp những bài thơ viết về Bác Hồ từ trước đến nay của các nhà thơ sống, công tác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Đây là tiếng nói có ý nghĩa của những người làm thơ hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động sáng tác và quảng bá các tác phẩm về Bác Hồ.

Cùng với tập thơ nói trên là bản thảo công trình “Bác Hồ trong thơ ca hò vè Đà Nẵng” cũng đã được hoàn thành. Viết về Đà Nẵng đổi mới và những góc tâm tình của con người Đà Nẵng, 32 tác giả với 44 tác phẩm tham dự cuộc thi Ký văn học đến nay đã đi vào chung cuộc. Ban chung khảo đã làm việc nghiêm túc trong cái bận rộn tất bật của công việc và nhịp sống của những ngày cuối năm để cân nhắc tìm ra những chủ nhân xứng đáng của các giải thưởng. Ý kiến nhận xét khá thống nhất ban đầu là cần phải tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của các tác phẩm dự thi, chưa thấy những khám phá mới nổi bật, chưa nâng được cái nền chung của ký văn học thành phố chúng ta.

Những tác giả có thành tựu trong các cuộc thi trước, nay chưa thực sự vượt lên mình. Cuộc thi cần được sự tham gia đông đảo hơn nữa, nhất là những cây bút mới. Nhìn qua các ngành nghệ thuật, 2009 cũng là năm được mùa các tác phẩm và các giải thưởng. Nhiều hoạt động mang tính cộng đồng diễn ra trong năm qua đã liên kết văn nghệ sĩ Đà Nẵng cùng tham dự như: Liên hoan nghệ thuật mỹ thuật ở Quy Nhơn, Liên hoan nhiếp ảnh nghệ thuật tại Đắc Lắc và gần hơn là trại sáng tác của các nhạc sĩ và nghệ sĩ nhiếp ảnh Đà Nẵng tổ chức tại Đà Lạt v.v...

Và một hoạt động đối ngoại phải kể đến, đó là chuyến đi thực tế sáng tác của đoàn các họa sĩ Đà Nẵng tại Lào đạt được kết quả tốt đẹp. Cũng trong những ngày cuối năm bận rộn, các diễn viên múa đã khẩn trương chuẩn bị tiết mục cho Liên hoan nghệ thuật múa dân gian toàn quốc do chính thành phố Đà Nẵng đăng cai trong năm tới. Một nhóm các nhạc sĩ cũng đã hoàn thành chương trình nhạc không lời, tạo nên bản hòa tấu âm thanh làm nền cho những sắc màu rực rỡ của đêm pháo hoa quốc tế sắp sửa diễn ra nhân Ba Mươi Lăm Năm ngày quê hương giải phóng. Các họa sĩ của Hội Mỹ thuật Đà Nẵng đã có dịp biểu hiện mình trong một cuộc trưng bày tranh giàu ý nghĩa mừng Đất nước, mừng Đảng, mừng Xuân mới sau nhiều năm vắng bóng sinh hoạt nghệ thuật này trên địa bàn thành phố. Về quảng bá tác phẩm, đã thực hiện được 20 chương trình giới thiệu tác phẩm mới bao gồm thơ nhạc, kịch ngắn, chương trình biểu diễn văn nghệ trên sóng truyền hình địa phương và Trung ương. Nếu kể đến đời sống văn hóa nghệ thuật năm qua, không thể thiếu 2 sự kiện quan trọng.

Đó là Liên hoan âm nhạc khu vực miền Trung-Tây Nguyên và Đông Nam bộ lần thứ 3 tổ chức tại Đà Nẵng với sự góp mặt của gần 200 diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ của 20 đoàn nghệ thuật thuộc các tỉnh, thành phố. Một sinh hoạt học thuật đồng thời diễn ra, đó là hội thảo về Tính dân tộc và tính hiện đại trong đời sống âm nhạc Việt Nam do Hội Nhạc sĩ Việt Nam chủ trì. Cùng với sự kiện này, trong những ngày cuối năm, tại Nhà hát Trưng Vương, Hội diễn sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc thu hút gần 700 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 11 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước với 13 vở diễn đã làm nức lòng những người vốn quan tâm, từng băn khoăn trăn trở về sự tồn tại của bộ môn nghệ thuật này. 

Trong khuôn khổ Hội diễn, một cuộc tọa đàm đầy xúc động với chủ đề “Giáo sư Hoàng Châu Ký và nghệ thuật tuồng Việt Nam” đã giúp cho mọi người nhìn nhận lại công lao đóng góp của một con người nhưng đồng thời qua đó cũng nhận ra sự phát triển, trưởng thành của cả sự nghiệp sân khấu tuồng trong thời kỳ hiện đại.

Trên đây mới chỉ điểm qua một số nét hoạt động mang tính cộng đồng, không có điều kiện đi sâu vào những thành tựu của các cá nhân, mặc dù đó cũng là những điều rất cần được điểm lại. Những tập thơ cá nhân, những tập trường ca, những tập hồi ức, tùy bút, tản văn không ngừng được ra mắt. Những trang thơ cá nhân của các cây bút nhiều thế hệ đều đặn hằng tuần được giới thiệu trên trang văn nghệ các báo. Nhiều triển lãm cá nhân được tổ chức trong và ngoài nước. Sau mỗi đợt đi thực tế, nhiều đĩa CD âm nhạc của cá nhân được hoàn thành.

Nhân kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long, một đạo diễn quen thuộc của thành phố về thể loại phim tài liệu đã cùng với nhóm cộng sự của mình vừa hoàn thành bộ phim về người chí sĩ quê hương xứ Quảng tuẫn tiết ở thành Hà Nội, đoạt giải vàng tại Liên hoan phim phóng sự tài liệu toàn quốc. Một nhà văn trưởng thành trong chiến tranh, sau vài cuốn tiểu thuyết gần đây được dư luận đánh giá cao, lại vừa hoàn thành một bộ tiểu thuyết mới. Một cây bút lý luận lão thành vừa hoàn thành tập bản thảo những công trình nghiên cứu của mình. Quả thật, có một sự nghiệp thuộc lĩnh vực tinh thần đang âm thầm phát triển trong dòng chảy cuồn cuộn của nhịp sống thành phố. Có những người nghệ sĩ đang âm thầm lao động sáng tạo không ngừng không nghỉ. Họ là những “người thư ký trung thành của thời đại”, ghi lại tất cả những gì diễn ra hôm nay để những công dân tương lai nhìn vào đó mà hiểu được thế hệ cha ông.          

Năm Canh Dần 2010, bên cạnh niềm vui, mỗi người làm công tác văn nghệ dường như cảm thấy trách nhiệm nặng nề thêm trước một năm mới với biết bao sự kiện trọng đại đang chờ. Đến mùa Xuân này, có thể nói hình ảnh Đà Nẵng đã tạo được sự chú ý của cả nước với hai năm liên tiếp đứng đầu về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, thành, cũng là địa phương đứng đầu về chỉ số sẵn sàng về công nghệ thông tin. Cũng cần nói thêm, “thương hiệu” là địa phương duy nhất đăng cai cuộc thi pháo hoa quốc tế cũng khiến người dân bốn phương muốn đến với nơi này để sẻ chia, tìm hiểu. Riêng với văn học nghệ thuật, để làm nên một thương hiệu của Đà Nẵng thật không dễ dàng.

Tất nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng; quy luật sinh thành một tác phẩm nghệ thuật không giống như sự ra đời của một công trình xây dựng, một cây cầu, một con đường. Mặc dù vậy, trước lời mời gọi của những Mùa-Xuân-Sáng-Tạo, những nghệ sĩ cùng hội cùng thuyền trong làng văn nghệ cũng đang háo hức với những dự định mới, tiến tới những mùa gặt bội thu, tạo nên những dấu ấn rõ nét trong đời sống tinh thần thành phố.
                
27 Tháng Chạp Tết ta
                      
BÙI CÔNG MINH

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.