"Mức báo động ở tầm cỡ quốc gia thì chưa phải, nhưng tôi cho rằng thực tế hiện nay đã ở mức nghiêm trọng rồi".
Đó là đánh giá của ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) về tình trạng lãng phí và sai mục đích trong sử dụng đất đai của một số tổ chức, cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng đất, đặc biệt là những khu vực có vị trí đắc địa.
Trao đổi với phóng viên, ông Cường nói:
Tình trạng lãng phí, sử dụng sai mục đích đất đai của một số tổ chức, đoàn thể trong mấy năm qua cũng đã được các cấp ngành Trung ương quan tâm, trong đó Chính phủ đã xem xét và đánh giá việc sử dụng đất đai là còn lãng phí.
Chính vì thực tế đó nên Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, đặc biệt là các địa phương phải cố gắng hạn chế tình trạng này.
Nhưng theo tôi, việc sử dụng đất lãng phí cũng như để khắc phục tình trạng này là cả một quá trình, phải có tính dài hơi vì đất đai phần lớn được hình thành có tính lịch sử, nó gắn chặt với từng tổ chức và cá nhân trong mấy chục năm qua, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đối với đất đai đó.
Bên cạnh chính sách về đất đai thì Chính phủ còn có Quyết định 09 về sắp xếp lại và sử dụng nhà đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp trong các tổ chức nhằm sắp xếp lại quỹ đất, khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí đất đai. Tình hình hiện nay nhìn chung cũng đã có nhiều chuyển biến.
Đó là đánh giá của ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) về tình trạng lãng phí và sai mục đích trong sử dụng đất đai của một số tổ chức, cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng đất, đặc biệt là những khu vực có vị trí đắc địa.
Trao đổi với phóng viên, ông Cường nói:
Tình trạng lãng phí, sử dụng sai mục đích đất đai của một số tổ chức, đoàn thể trong mấy năm qua cũng đã được các cấp ngành Trung ương quan tâm, trong đó Chính phủ đã xem xét và đánh giá việc sử dụng đất đai là còn lãng phí.
Chính vì thực tế đó nên Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, đặc biệt là các địa phương phải cố gắng hạn chế tình trạng này.
Nhưng theo tôi, việc sử dụng đất lãng phí cũng như để khắc phục tình trạng này là cả một quá trình, phải có tính dài hơi vì đất đai phần lớn được hình thành có tính lịch sử, nó gắn chặt với từng tổ chức và cá nhân trong mấy chục năm qua, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đối với đất đai đó.
Bên cạnh chính sách về đất đai thì Chính phủ còn có Quyết định 09 về sắp xếp lại và sử dụng nhà đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp trong các tổ chức nhằm sắp xếp lại quỹ đất, khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí đất đai. Tình hình hiện nay nhìn chung cũng đã có nhiều chuyển biến.
Ông Phạm Đình Cường - Ảnh: Từ Nguyên. |
* Nhưng hiện nay, việc lãng phí sử dụng sai mục đích đất công vẫn gây nên nhiều bức xúc trong dư luận và luôn là đề tài nóng trên các diễn đàn Quốc hội? Bức xúc của các đại biểu Quốc hội và người dân về đất đai là chuyện đương nhiên bởi vì thực chất là trong các vấn đề hạn chế của các đơn vị thì chuyện đất đai sẽ ảnh hưởng đến người dân nhiều hơn, người dân trực tiếp chứng kiến được. Từ nhiều năm nay, chúng ta coi đất đai là sở hữu chung, là sở hữu toàn dân, nhưng thực chất, các tổ chức, cá nhân được giao đất có quyền sử dụng rất lớn. Bên cạnh đó, hiện nay tiền lương của công chức thấp, chỉ bằng một phần rất nhỏ so với giá trị lợi ích từ các khu đất mang lại. Do vậy, nếu quản lý có lỗ hổng, khiến bị lợi dụng, lãng phí, thì cũng rất dễ hiểu là người dân, đặc biệt là các đại biểu Quốc hội sẽ bức xúc. Tuy nhiên, theo tôi, với các thiết chế mới, tình trạng lãng phí đất đai dần dần sẽ trở lại trật tự. * Theo đánh giá của ông, tình trạng lãng phí trong sử dụng đất công hiên nay đã đến mức báo động chưa? Theo tôi, mức báo động ở tầm cỡ quốc gia thì chưa phải, nhưng tôi cho rằng thực tế hiện nay đã ở mức nghiêm trọng rồi, bởi quỹ đất ngày càng thu hẹp mà quyền lợi thu từ đất nếu không kiểm soát chặt thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng một số người lợi dụng để mang lại lợi ích cá nhân cao hơn. Nổi lên là tình trạng cho thuê lại đất của nhà nước, với giá cao hơn nhiều lần cho phép. Hiện nay không chỉ có tình trạng lãng phí đất công, mà ở một số đô thị tình trạng lãng phí đất đai cũng xảy ra, cụ thể là nhiều đô thị xây dựng nên các khu biệt thự liền kề nhưng mấy năm cũng không có người ở. Trong khi Luật Đất đai đã nêu rõ, quy định thời gian cho dự án nếu không thực hiện đúng thời gian là 24 tháng thì sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên quá trình thu hồi cũng không phải là đơn giản vì nhiều khi chủ đầu tư có triển khai nhưng triển khai không đúng tiến độ nên để bắt lỗi cũng khó. Theo tôi, với những trường hợp này, Chính phủ không nên dùng biện pháp hành chính mà nên sử dụng trực tiếp biện pháp kinh tế, tức nếu để trống vẫn phải nộp tiền thuê đất cao. * Nếu đã đến mức nghiêm trọng thì sắp tới Cục Quản lý công sản sẽ có giải pháp gì? Để khắc phục không thể một sớm một chiều mà có thể giải quyết được, bởi chỉ riêng việc đo đạc để xác định hiện trạng và phân cho ai được sử dụng, ai được quản lý quỹ đất là vấn đề chúng ta đã trăn trở rất nhiều rồi, mà đến giờ vẫn chưa xong. Ngay cả Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được giao quản lý nhiều vấn đề về đất đai mà chỉ riêng việc việc cấp giấy chứng nhận về nhà đất, kiểm kê hiện trạng sử dụng mà cũng đã triển khai trong nhiều năm, huống gì là việc sắp xếp lại thì còn khó hơn nhiều. Hiện nay, qua tiến độ thực hiện Quyết định 09 của Chính phủ thì đối với hai địa bàn quan trọng là Tp.HCM, chúng tôi đã sắp xếp lại khoảng độ 90%, Hà Nội triển khai chậm hơn nhưng tiến độ lại được đẩy nhanh hơn. Hiện nay theo sự phân công của Chính phủ thì Bộ Tài chính giúp Chính phủ sửa hai nghị định: Nghị định số 88 về sử dụng đất, Nghị định 142 về tiền cho thuê đất. Hiện nay chúng tôi đã xây dựng xong đề án về vấn đề cho nông dân góp vốn khi bị Nhà nước thu hồi, hiện nay đề án này đã trình Thủ tướng rồi. Còn quy chế mẫu ban hành quỹ đất để phát triển thì Bộ Tài chính được giao 4 văn bản. Hiện nay 3 văn bản đã ký rồi và đang trình Thủ tướng để hoàn chỉnh lần cuối và dự kiến đến quý 3/2010 Chính phủ sẽ ban hành.* Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, tình trạng lãng phí đất đai có liên quan đến những tiêu cực trong đấu giá đất đai? Hiện Chính phủ đã có Quyết định 216 về đấu giá đất, nhưng khi triển khai bản thân quyết định này cũng có những vướng mắc. Nổi lên điều kiện đất để đem đấu giá đất phải là đất “sạch”, tức là đất đã giải phóng mặt bằng, trong khi hiện giờ chúng ta không thể nào ứng một khoản tiền rất lớn ra để giải phóng mặt bằng mới tổ chức đấu giá. Chính vì vậy, bản thân việc đấu giá đất là rất tốt, được mọi người ủng hộ bởi nó rất minh bạch, rất thị trường, song vì chúng ta không có đủ ngân sách để giải phóng mặt bằng nên không có nhiều đất “sạch” để đấu giá. Kết quả là việc đấu giá đất không được sử dụng phổ biến. Nhưng với cơ chế được ban hành theo Quyết định 40 về quy chế phát triển đất, chúng ta sẽ có nguồn lực tài chính tốt hơn để cho các tỉnh tách biệt giữa hai vấn đề: thu hồi và giao đất. Thu hồi đất xong mới giải phóng mặt bằng rồi mới đấu giá đất. Hy vọng khi triển khai, Quyết định 40 sẽ giúp thị trường minh bạch và không làm thất thoát nguồn thu từ đấu giá đất. * Xin hỏi ông một câu bên lề, có liên quan đến việc sắp xếp đất công. Việc Bộ Công an được chuyển nhượng hai khu đất ở Hàng Bài và Trần Hưng Đạo (Hà Nội) được thực hiện theo nguyên tắc nào? Mục đích của việc chuyển nhượng trên đơn giản là để cho họ có kinh phí xây trụ sở mới ở địa điểm khác. Theo thông báo của Thủ tướng thì đây chưa phải là quyết định trọn gói, bởi Thủ tưởng mới chỉ thông báo về chủ trương, nhưng về tổng thể chúng ta vẫn muốn có hình thức đấu giá. Tuy nhiên, giả sử trong một số trường hợp thật đặc biệt, nếu không đấu giá được thì phải vận dụng hình thức định giá theo thị trường, nghĩa là sử dụng những tổ chức độc lập không phải của nhà nước và được lựa chọn để đảm bảo khách quan, minh bạch. Những tổ chức này sẽ xác định theo giá thị trường và sau đó UBND cấp tỉnh, thành phố là cơ quan duyệt mức giá đó. Quan điểm của chúng tôi là, dù chỉ định không minh bạch bằng đấu giá, nhưng nếu cơ chế giá sàn xấp xỉ với giá thị trường thì cũng sẽ hạn chế được việc gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Theo VnEconomy