Làng nuôi con trên miệng thủy thần

Từ bao đời nay, để những đứa trẻ có cơ hội sống sót, thoát khỏi “bàn tay” hung dữ của “hà bá”, người dân  xóm vạn chài Thái Hòa (phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) có biện pháp dùng dây thừng, dây dù trói con nhỏ vào mạn thuyền. Cho đến ngày đứa trẻ lớn lên, có thể bơi trên mặt nước thì khi đó các em mới thực sự được… cởi trói.

Từ bao đời nay, để những đứa trẻ có cơ hội sống sót, thoát khỏi “bàn tay” hung dữ của “hà bá”, người dân  xóm vạn chài Thái Hòa (phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) có biện pháp dùng dây thừng, dây dù trói con nhỏ vào mạn thuyền. Cho đến ngày đứa trẻ lớn lên, có thể bơi trên mặt nước thì khi đó các em mới thực sự được… cởi trói.

c
Xóm vạn chài Thái Hòa đa phần là những hộ dân nghèo làm nghề chái lưới trên sông Đồng Nai

Nuôi con trên “miệng thủy thần”

Chúng tôi về thăm làng vạn chài Thái Hòa vào một ngày cuối tháng 8. Đây là xóm vạn nằm thu mình trên một nhánh sông Đồng Nai, thuộc khu phố Thái Hòa (Long Bình Tân, TP Biên Hòa). Xóm vạn Thái Hòa vẫn được người dân gọi với nhiều cái tên như “làng nổi”, “xóm vạn” hoặc dài dòng hơn, người ta gọi đó là “làng trói con vào mạn thuyền”.

Những người sống trên bờ hay những con dân của xóm đều không biết làng hình thành từ bao giờ, họ chỉ biết làng là nơi ăn đời, ở kiếp của những người làm nghề chài lưới trên sông Đồng Nai. Để có chỗ trú ngụ, họ phải ghép thuyền bè lại với nhau  làm thành những ngôi nhà nổi. Tôm, cá đánh được trên  sông là nguồn “cơm” chủ yếu cho hàng trăm hộ gia đình.

Nhâm nhi ly nước trà đã nguội lạnh, buồn bã nhìn ra khúc sông đang cuộn sóng vì mưa, ngư dân Trần Văn Lý (60 tuổi) tâm sự: “Mùa mưa là mùa nguy hiểm nhất đối với người dân xóm vạn. Không những khó kiếm cơm, kiếm gạo mà người dân nơi đây còn phải đối đầu với lũ lụt. Sông cho ta nhiều tôm cá nhưng sông cũng là nơi cực kì nguy hiểm, có thể lấy đi tính mạng của ta bất cứ lúc nào”.

Ông Lý cho biết thêm, vì sống và kiếm ăn trên sông nước nên người dân nơi đây luôn phải đối đầu nạn đuối nước ở con trẻ. Để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, ngoài việc trang bị đủ phao cứu sinh, người dân còn phải xích con nhỏ của mình vào mạn thuyền.

Nhà cửa nổi trên sông, sơ sẩy một chút là trẻ em rơi ngay xuống nước, có khi phát hiện ngay cũng không thể cứu được. Rất nhiều trường hợp trẻ vừa rơi xuống sông người lớn lao xuống vớt ngay nhưng vì sông sâu trong khi trẻ em chìm nhanh nên đành nuốt nước mắt, bất lực nhìn con bị “thủy thần” đoạt mạng.

Quãng sông mênh mông trước mặt ông Lý là nơi có độ sâu hơn 10m. Nhìn ra quãng sông ấy, ông bấm ngón tay nhẩm tính rồi nói, trong vòng 20 năm trở lại đây, số lượng trẻ em bị “hà bá” đoạt mạng nhiều không thể nhớ hết.

Chưa quên được ký ức kinh hoàng khi người con trai hai tuổi bị “thủy thần” bắt đi vào hồi tháng 2, chị Nguyễn Thị Nga (31 tuổi) kể lại: “Hôm đó tôi vừa tắm cho con xong để nó ngồi tạm ngoài mạn thuyền vào phòng lấy quần áo, nhưng  khi quay trở ra thằng bé đã chạy ra phía mép nước.

Tôi hoảng quá thét lên chạy nhào tới ôm con nhưng không kịp, nó rơi tõm xuống dòng sông rồi chìm nghỉm. Tôi lao xuống theo nhưng không thể nào tìm thấy cháu. Sau đó hàng chục người trong làng ngụp lặn, thả câu, dùng chài, lưới để tìm kiếm gần 2 tiếng sau mới tìm thấy thi thể cháu để đưa lên bờ. Con chết đuối khi chỉ cách mẹ có vài bước chân thôi”.

Đó chỉ là một trong số hàng chục vụ tai nạn đuối nước xảy ra với trẻ em tại xóm vạn Thái Hòa. Chị Nga ngậm ngùi: “Để “giành” những đứa con còn lại với “thủy thần”, không chỉ tôi mà tất cả các gia đình đành chấp nhận dùng dây trói con vào mạn thuyền. Nghe thì như mình ngược đãi trẻ em nhưng thú thật chỉ có cách này mới giữ đươc tính mạng của bọn trẻ”.

Vừa nói, chị vừa với tay lấy đoạn dây dù có độ dài 2m buộc một đầu vào mạn thuyền, đầu còn lại buộc vào chặt vào lưng áo của con trai nhỏ đang chơi gần đó. Chị giải thích, con trẻ hiếu động lắm, hễ lơ là một chút là chúng biến mất, cứ phải buộc dây ở phía sau lưng, đứa nào quậy quá thì buộc giây vào tay, chân, hoặc bụng để chúng nó không chạy xa được.

Những lúc bọn trẻ đang chơi cùng nhau, người lớn đành cởi đầu dây buộc trên mạn thuyền để buộc vào những chiếc can nhựa lớn, hoặc buộc vào quả bóng, túi khí, cục xốp. Tuy vậy, đây chỉ là giải pháp chống chìm tạm thời để người lớn có thể tìm ngay ra các cháu khi tai nạn xảy ra, còn một khi rơi xuống sông nhưng không ai kịp phát hiện thì những chiếc “phao” này vô tác dụng.

Anh Cao Quang Huynh (30 tuổi) nói: “Mỗi khi đi làm việc, đi đánh cá tôi thường đưa cháu đi cùng và những lần như vậy lại phải dùng dây trói con vào thuyền.  Tuy nhiên đấy chỉ là lúc thức, còn lúc ngủ thì phải dùng dây buộc hai cha con lại với nhau cho chắc ăn. Có thế lúc con làm gì mình cũng kiểm soát được”.

Nổi lênh những phận người

Sông nước nguy hiểm nhưng những người dân xóm vạn lại không đủ can đảm để lên bờ. Họ không có đất sản xuất, không bằng cấp, không nghề nghiệp nên từ đời này sang đời khác, nguồn cơm chính của họ là những con tôm, con cá dưới sông.

v
Chị Tuyết đang dùng dây dù buộc con vào thuyền

Gia tài của mỗi một gia đình nơi xóm vạn không gì khác ngoài một chiếc bè lớn làm chỗ ở chung và một chiếc thuyền nhỏ làm phương tiện đánh cá. Ánh mắt xa xăm nhìn về dãy nhà cao tầng của thành phố, bà Nguyễn Thị Sao (52 tuổi) trầm ngâm:

“Được lên bờ định cư, có nghề nghiệp là điều mà người dân xóm vạn chúng tôi luôn khao khát. Nhưng đó là ước mơ xa vời, bởi chúng tôi đến kiếm cơm ăn từng bữa đã khó nói gì đến chuyện mua đất, mua nhà trên ấy!?”.

Cuộc sống đói khổ đến nỗi họ không đủ tiền cho các con đi nhà trẻ, khiến biện pháp “trói con” vào thuyền cứ cứ thế tiếp nối. Chị Nguyễn Thị Tuyết (29 tuổi) cho hay: “Thấy con người ta được đi học mình cũng khát khao cho con được đi học lắm. Nhiều lúc muốn đưa con lên trường để gửi, để tránh tai nạn đuối nước nhưng bữa ăn còn chưa lo nổi thì lấy đâu ra tiền để cháu đến trường”.

Thu nhập cả gia đình dựa cả vào nghề chài lưới và lặn cá trên sông Đồng Nai, ngày nào lặn được nhiều cá, tôm thì kiếm được hơn 100.000 đồng, những lúc mưa to gió lớn thì về tay trắng. Cuộc sống khốn khó nên nhà có bốn người con thì ba đứa phải chịu cảnh trói mạn thuyền. Những đứa trẻ này sẽ phải trói thế cho đến lúc có thể tự học bơi lội dưới sông.

Nghèo đói là vấn đề dường như đã được mặc định với xóm vạn Thái Hòa.  Theo nhẩm tính của một ngư dân, từ xa xưa đến nay, xóm vạn Thái Hòa chưa có một em nào học lên đến đại học thậm chí chưa có em nào học lên đến trung cấp chuyên nghiệp. Năm thì mười họa mới có một học sinh học lên đến cấp 3 nhưng rồi sau đó cũng lại về với nghề chài lưới.  

Nhiều hộ gia đình không chịu nổi sự hung dữ của “thủy thần” đã quyết định bán bè, bán thuyền để lên bờ định cư. Anh Nguyễn Văn Cường (35 tuổi) sau hai lần bị “mất” con đành phải bán “nhà” nổi của mình rồi đưa gia đình lên bờ định cư.

Thế nhưng số tiền ít ỏi đó không đủ đất mua nhà đành phải thuê phòng trọ trong khu phố sinh sống, và dùng để mở cửa hàng tạp hóa nhỏ mưu sinh qua ngày. Anh tâm sự: “Quen với sông nước rồi, lên bờ không biết làm gì để sống. Đã có lúc tôi nghĩ cả đời này sẽ bám nghề nhưng khi chứng kiến cái chết của các con tôi nghĩ dù có chạy ăn từng bữa cũng phải lên bờ để giữ mạng sống cho các con”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, phó chủ tịch UBND phường Long Bình Tân xác nhận: “Xóm vạn chài Thái Hòa có khoảng gần 100 hộ gia đình trong đó có 11 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo. Cuộc sống của người dân chủ yếu là nghề đánh bắt cá trên sông Đồng Nai. Thời gian qua người dân vẫn được hưởng ưu tiên từ các chính sách phát triển kinh tế xã hội, được vay vốn làm ăn tuy nhiên kinh tế vẫn còn khó khăn”.

Tạm biệt xóm vạn Thái Hòa cũng là lúc trời hửng nắng sau trận mưa, những con thuyền nhỏ của người dân lại bắt đầu “ra khơi” tìm cá tôm cho buổi chợ cuối ngày. Đó cũng là lúc những bậc cha mẹ, ông bà bắt đầu dùng dây trói con vào mạn thuyền để “níu giữ” sự sống của con trẻ trước sự hung dữ của “hà bá”.

Thảo Nguyễn

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.