Lan tỏa những sáng tạo, nét đặc trưng của nghệ thuật Cải lương truyền thống và hiện đại

(PLVN) - Trong suốt 7 ngày đêm tranh tài sôi nổi tại nhà hát Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), tối 30/9, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức lễ tổng kết và trao giải “Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023”.

Khắc họa sâu sắc đời sống văn hóa tinh thần và phát triển nghệ thuật

Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023 được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu từ ngày 23/9 đến ngày 30/9/2023, vào đúng dịp kỷ niệm lần thứ 14 Ngày Sân khấu Việt Nam (Ngày giỗ Tổ Sân khấu), đồng thời cũng là dịp tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm 104 năm Ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” tiền thân của bản Vọng cổ được mệnh danh là vua của Sân khấu Cải lương.

Cuộc thi lần này có 60 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 23 đơn vị nghệ thuật Cải lương trên toàn quốc, điểm mới và rất vui mừng là độ tuổi dự thi đã được Ban Tổ chức mở rộng từ 18 đến 45 tuổi.

Đặc biệt, các trích đoạn được các nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn tranh tài trong Cuộc thi lần này tương đối đa dạng về đề tài: Đề tài lịch sử, đề tài cách mạng và đề tài dân gian, xã hội. Một điều lý thú, có nhiều trích đoạn được các đơn vị, các nghệ sĩ, diễn viên dự thi lựa chọn, nhưng cách dàn dựng, xử lí có khác nhau như: vai diễn Trần Thăng trong trích đoạn “Kẻ sĩ Thăng Long”; vai Lê Chiêu Thống trong trích đoạn “Nỗi nhục lưu vong”; vai Lê Tự Thành trong “Đêm trước giờ hoàng đạo”; vai Lão đồ trong “Bến nước ngũ bồ”; vai Nguyễn Thị Anh trong “Sám hối”; vai Trần Thị Dung trong “Dấu ấn thời gian”; Thái hậu Nguyễn Thị Anh trong “Nước mắt Thần Phi”; vai Lý Chiêu Hoàng trong “Mệnh đế vương” hay Lý Chiêu Hoàng trong “Độc thoại đêm” hoặc vai Diệu trong “Thời con gái đã xa” hay vai Út Tâm trong “Dòng sông đỏ”,…

NSƯT, đạo diễn Ca Lê Hồng - Chủ tịch Hội đồng Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023, phát biểu đánh giá, tổng kết Hội đồng Giám khảo.

NSƯT, đạo diễn Ca Lê Hồng - Chủ tịch Hội đồng Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023, phát biểu đánh giá, tổng kết Hội đồng Giám khảo.

Phát biểu đánh giá, tổng kết Hội đồng Giám khảo, NSƯT, đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023, cho rằng: “Thông qua Cuộc thi lần này, chúng ta càng khẳng định điều quan trọng và tiên quyết quyết định sự thành công của nghệ sĩ, diễn viên dự thi chính là nhờ chọn được trích đoạn hay và phù hợp với khả năng của từng nghệ sĩ, diễn viên thì mới có thể thăng hoa, tỏa sáng trong vai diễn.

Có thể thấy, phần lớn các trích đoạn được chọn trong Cuộc thi này đã từng trình diễn thành công trước kia, nay được chọn, biên tập và dàn dựng lại mới hơn và nhiều trích đoạn mới được khai thác, biên tập từ các vở diễn và chuyển thể từ tác phẩm văn học. Tính cách, số phận nhân vật với nhiều tâm lý, hành động được khai, đa chiều, nhiều cung bậc phức tạp, cuốn hút, nhiều đất diễn giúp diễn viên bộc lộ tính cách trong ca diễn, kết hợp với vũ đạo, hình thể, thi thố tài năng, khắc họa nhân vật hiệu quả.".

Qua Cuộc thi này, NSƯT, đạo diễn Ca Lê Hồng mong muốn và đề nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục quan tâm, đầu tư và có những chính sách thiết thực để hỗ trợ, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên cho Sân khấu Cải lương, đặc biệt là đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên trẻ kế cận; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các tác giả, đạo diễn của nghệ thuật Cải lương có thêm động lực làm mới các tác phẩm của mình.

Đãi ngộ, thu hút, tìm kiếm, đào tạo và phát huy nghệ sĩ, diễn viên tài năng

Ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023, phát biểu bế mạc.

Ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023, phát biểu bế mạc.

Phát biểu bế mạc, ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023, cho biết: “Cuộc thi nghệ thuật Cải lương chuyên nghiệp lần này có nhiều tiết mục, trích đoạn và phần biểu diễn đặc sắc; các nghệ sĩ, diễn viên đã phô diễn, thể hiện tài năng và lan tỏa những sáng tạo, nét đặc trưng của nghệ thuật Cải lương truyền thống và hiện đại; khắc họa sâu sắc về đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán và sự tinh tế trong văn hóa nghệ thuật của cha ông ta từ xưa tới nay.

Bên cạnh thành công của các trích đoạn và phần ca diễn dự thi được đầu tư công phu cả về kịch bản, dàn dựng, âm nhạc, ánh sáng, trang phục, đạo cụ, kỹ thuật ca diễn nhuần nhuyễn, điêu luyện của các nghệ sĩ, diễn viên…”.

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết thêm: “Trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách cải thiện chế độ đãi ngộ đối với nghệ sĩ, diễn viên của loại hình nghệ thuật Cải lương nói riêng, trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật nói chung; đặc biệt là các cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ đối với công tác thu hút, tìm kiếm, đào tạo và phát huy nghệ sĩ, diễn viên tài năng của loại hình nghệ thuật Cải lương truyền thống”.

Ông Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (thứ 4, từ trái sang) và ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu trao 07 diễn viên đạt giải Nhất Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023.

Ông Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (thứ 4, từ trái sang) và ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu trao 07 diễn viên đạt giải Nhất Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023.

Ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (thứ 2 từ trái sang) và ông Tạ Trung Dũng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu trao giải Nhì cho các thí sinh tại Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023.

Ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (thứ 2 từ trái sang) và ông Tạ Trung Dũng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu trao giải Nhì cho các thí sinh tại Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023.

Ban tổ chức cũng trao Bằng khen cho 14 thí sinh đạt diễn viên triển vọng tại Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023.

Ban tổ chức cũng trao Bằng khen cho 14 thí sinh đạt diễn viên triển vọng tại Cuộc thi Tài năng Diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023.

“Thông qua Cuộc thi này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố, các đơn vị nghệ thuật Cải lương tiếp tục chú trọng và tăng cường đầu tư hơn nữa các cơ chế thích hợp nhằm thu hút, tìm kiếm và đào tạo các tài năng nghệ thuật Cải lương, nhất là các tài năng trẻ” - ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, mong muốn và đề nghị.

Cũng tại buổi bế mạc, bà Trần Thị Lan Phương - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Qua Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm 2023, các em diễn viên đều cháy hết mình trong sáng tạo vai diễn, đặc biệt diễn viên Nhà hát Cao Văn Lầu được cọ sát và giao lưu học hỏi với các bạn đồng nghiệp trên mọi miền Tổ quốc; các em cháy hết mình, say mê, tâm huyết, xả thân cùng với nhân vật. Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc năm nay, Bạc Liêu đạt được 02 giải: Giải Nhất và giải Nhì (tương đương Huy chương Vàng và Huy chương Bạc). Điều đó đáng trân quý là ngọn lửa của tình yêu của các em trong từng vai diễn”.

Tin cùng chuyên mục

 Một bữa tiệc âm nhạc - ánh sáng khơi dậy niềm tự hào di sản, kết hợp hào khí ngàn năm với sức sáng tạo hiện đại (ảnh BTC).

2.025 drone light cùng chào năm mới 2025

(PLVN) - Điểm nhấn của “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” là màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone light (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng.

Đọc thêm

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.

Sắc xuân bung nở trên những tà áo cổ truyền

Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.