Cao Văn Lầu trong lòng người Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bất kỳ người dân Bạc Liêu nào khi được hỏi về các địa điểm quen thuộc, gắn liền với Bạc Liêu từ nhiều năm qua như: Nhà công tử Bạc Liêu, Chùa Xiêm Cán, Vườn nhãn cổ, Tháp cổ Vĩnh Hưng, Mẹ Nam Hải (Quán Âm phật đài), Quảng trường Hùng Vương, Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Nhà hát Cao Văn Lầu (Nhà hát ba nón lá),…trong đó, Nhà hát Cao Văn Lầu, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đối với người Bạc Liêu là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, gắn liền với sự phát triển của tỉnh Bạc Liêu
Nhà hát Cao Văn Lầu được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá đan xen nhau, có 3 tầng với các độ cao giảm dần gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người Phụ nữ Nam Bộ.

Nhà hát Cao Văn Lầu được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá đan xen nhau, có 3 tầng với các độ cao giảm dần gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người Phụ nữ Nam Bộ.

Tọa lạc tại Quảng trường Hùng Vương thuộc địa bàn phường 1, TP. Bạc Liêu, Nhà hát Cao Văn Lầu được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá đan xen nhau, có 3 tầng với các độ cao giảm dần gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người Phụ nữ Nam Bộ. Chiếc nón lá là biểu tượng của văn hóa phương Nam. Ba khối nhà hình nón lá được đặt bên cạnh hồ cảnh có diện tích 1.800 m2, giữa hồ là lối đi cho khách tham quan uốn cong theo suốt chiều dài hồ. Phần diện tích hồ phía ngoài lối đi dùng để trồng sen, súng. Phần hồ nước bên trong in hình ảnh của mái 3 nón lá lung linh trên sóng nước.

Nhà hát ra đời để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với nhạc sĩ Cao Văn Lầu và ông sẽ tiếp thêm lửa nghệ thuật cho những thế hệ con cháu về sau.

Vùng đất của những nghệ sĩ tài danh

Được biết, tại nhiều tỉnh thành, cải lương Nam bộ đang trầy trật để “sống”, thì Nhà hát Cao Văn Lầu vẫn định kỳ sáng đèn mỗi tuần, suốt từ năm 2018 đến nay.

Như thường lệ, đúng 7 giờ tối Thứ bảy, các nghệ sỹ tỉ mỉ chăm chút từng nét vẽ hóa trang, trau chuốt từng chi tiết trang phục sao cho hoàn hảo nhất. Cảnh trí không hoành tráng nhưng cũng đủ sáng đẹp cho ra một sân khấu chuyên nghiệp. Phục trang cũng rực rỡ, uy nghi, khiến sân khấu lung linh, tạo lực hút qua nhiều vở cải lương kinh điển nổi tiếng một thời: Đêm lạnh chùa hoang, Bên cầu dệt lụa, Đường gươm Nguyên Bá, Đời Cô Lựu, Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt, Thái Hậu Dương Vân Nga, Tiếng Trống Mê Linh, Nàng Xê Đa, Bóng hồng sa mạc… do nghệ sỹ của Đoàn cải lương Cao Văn Lầu biểu diễn, với sự góp mặt của NSƯT Giang Tuấn, NSƯT Ngọc Đợi, NSƯT Mỹ Hạnh, Nghệ sỹ Anh Chàng - Huy chương Vàng Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốcnăm 2018, Huy chương Bạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốcnăm 2022; Nghệ sỹ Vĩnh Sơn - Huy chương Bạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốc năm 2018, Huy chương Bạc giải Trần Hữu Trang năm 2020 - 2022, Huy chương Vàng – Huy chương Bạc Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốc năm 2022....cùng nhiều nghệ sĩ từng đoạt Huy chương Bạc, Huy chương Đồng, quán quân trong các Hội thi, Liên hoan nghệ thuật Sân khấu Cải lương toàn quốc, giải Trần Hữu Trang, tài năng trẻ Trần Hữu Trang, đã được công chúng địa phương và du khách đón nhận rất nồng nhiệt.

Ông Văn Công Diệp - Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu.

Ông Văn Công Diệp - Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu.

Ông Văn Công Diệp - Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu cho biết: “Để phát huy hết công năng của Nhà hát với mong muốn sân khấu nơi đây luôn sáng đèn, nhiều kế hoạch đã được vạch ra trong thời gian tới. Đồng thời, chúng tôi sẽ tạo các tiểu cảnh chung quanh khuôn viên Nhà hát như cảnh cung điện, núi rừng, sông suối để du khách chụp ảnh cổ trang lưu niệm. Bên cạnh đó, Nhà hát còn xây dựng một số chương trình Nghệ thuật tổng hợp Kinh – Khmer - Hoa, các chặp cải lương Công tử Bạc Liêu, Đồng Nọc Nạng, Dạ cổ hoài lang, các trích đoạn cải lương kinh điển với thời lượng từ 20 đến 60 phút theo phục vụ quý khách”

“Máu lửa” với nghề

Ông Văn Công Diệp - Giám đốc Nhà hát Cao Văn Lầu cho biết thêm: “Năm 2022, Nhà hát tập trung tham dự các Hội thi, Hội diễn khu vực và toàn quốc tại Đắk Lắk; tài năng trẻ Sân khấu Cải lương Trần Hữu Trang tại thành phố Hồ Chí Minh; tham dự Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer Nam bộ tại Sóc Trăng; Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021 tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An. Qua bốn lần Hội thi, đặc biệt được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch… Sự ủng hộ nhiệt tình của các ngành có liên quan đã tạo điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để cho Nhà hát Cao Văn Lầu tham dự thi và đạt kết quả rất tốt”.

Lãnh đạo Nhà hát Cao Văn Lầu, Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu chụp ảnh lưu niệm tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021 tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Lãnh đạo Nhà hát Cao Văn Lầu, Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu chụp ảnh lưu niệm tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021 tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

“Trong Liên hoan Cải lương toàn quốc 2022, Nhà hát Cao Văn Lầu tham gia với 02 vở diễn: Thái sư Trần Thủ Độ (Tác giả và đạo diễn Quốc Khánh); Làm vua (Chuyện ngoài chính sử) - Tác giả Đăng Chương - Quốc Khánh, Đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt); Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu tham gia 01 vở diễn: Một thời để nhớ (Tác giả Quốc Khánh, Đạo diễn NSƯT Mỹ Hạnh). Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tham gia 01 vở diễn: Dòng sông đỏ (Tác giả Ngô Hồng Khanh, Đạo diễn NSƯT Minh Chiến).

Sau thời gian tích cực tập luyện và thi diễn tại Liên hoan, đoàn Bạc Liêu đạt 02 Huy chương Bạc tập thể, 04 Huy chương Vàng cá nhân, 07 Huy chương Bạc cá nhân (trong đó có Đỗ Ngọc Cần - nhạc công đàn kìm).

Bên cạnh đó, còn có thêm 01 Huy chương Bạc cho cộng tác viên ngoài tỉnh (Thái Hùng - Cà Mau), 02 Huy chương Đồng cho 02 hội viên thuộc Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Bạc Liêu (Nguyễn Long Hồ - Hội Sân khấu tỉnh; Nguyễn Văn Hiền - Hội Văn nghệ dân gian tỉnh).

Đồng thời, tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021, các nghệ sĩ được nâng tầm lên, đặc biệt là 02 nghệ sĩ dự thi tài năng Sân khấu cải lương Trần Hữu Trang đạt 2 Huy chương Bạc” - ông Văn Công Diệp cho biết thêm.

Bà Trần Thị Lan Phương – Giám đốc Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Bà Trần Thị Lan Phương – Giám đốc Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.

Bà Trần Thị Lan Phương – Giám đốc Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Bạc Liêu phát huy vai trò của các nghệ sĩ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân tham gia truyền dạy nghệ thuật cải lương tại Trung tâm Bồi dưỡng và Truyền nghề sân khấu cải lương thuộc Nhà hát Cao Văn Lầu, tạo điều kiện cho nghệ sĩ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tiếp tục lưu giữ, truyền dạy cho các thế hệ sau. Từ đó, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, diễn viên nâng cao đời sống vật chất, an tâm cống hiến, không ngừng sáng tạo, nâng cao hiệu quả thực hành và truyền dạy nghệ thuật cải lương cho các thế hệ trong, ngoài tỉnh, góp phần phát triển sân khấu cải lương của tỉnh cũng như tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà hát Cao Văn Lầu”.

Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu đầu tư, lựa chọn những kịch bản, vở diễn đặc sắc, chất lượng để biểu diễn phục vụ khách du lịch, xây dựng sân khấu cải lương trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước, để Bạc Liêu trở thành trung tâm sân khấu cải lương của khu vực, là một trong những điểm đến thưởng thức và trải nghiệm nghệ thuật cải lương tiêu biểu, đặc sắc của cả nước…”.

Cây đờn kìm làm biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu, đã thể hiện được tất cả tính cách của con người nơi đây. Vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh – Hoa và Khmer.

Cây đờn kìm làm biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu, đã thể hiện được tất cả tính cách của con người nơi đây. Vì vậy cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh – Hoa và Khmer.

Được biết, từ nay đến cuối năm 2022, Nhà hát Cao Văn Lầu sẽ xúc tiến tiến tập các chương trình phục vụ Tết dương lịch và Tết Nguyên đán, đồng thời Nhà hát Cao Văn Lầu phối hợp Trung tâm Văn hoá tỉnh xây dựng một chương trình… đặc biệt, theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Tết Nguyên đán năm nay có 3 đêm phục vụ cho nhân dân tại quảng trường Hùng Vương.

Cùng với đó, vào năm 2023, Nhà hát tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương giai đoạn 2021 – 2025 đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt. Đề án là nhằm tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ; tiếp tục duy trì và phát triển Nhà hát Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu; tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ, một loại hình nghệ thuật đã từng được đông đảo nhân dân trên nhiều vùng miền trong cả nước ưa thích. Đồng thời, xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm nghệ thuật sân khấu cải lương của khu vực; sân khấu cải lương Bạc Liêu trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh.

Ông Trần Chí Hòa (Nghệ sỹ Khánh Hòa) – Phó Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu chia sẻ: “Với vai trò là người lãnh đạo của Đoàn cũng là diễn viên. Hiện nay, Đoàn đang đào tạo nhiều diễn viên trẻ từ năng khiếu đi lên. Trong những khó khăn lớn hiện nay là cuộc sống của anh em diễn viên còn nhiều khó khăn, lương thì thấp; do đó, để bồi dưỡng và đào tạo lực lượng nghệ sĩ kế thừa thì phải đảm bảo cuộc sống cho anh em có tâm huyết với nghề nhiều hơn… Sau thời gian dài ảnh hưởng dịch COVID-19, sàn diễn cải lương đã vượt qua trở ngại để sáng đèn vào tối Thứ 7, giúp khán giả có cơ hội xem lại những vở diễn hay bên cạnh các tác phẩm dàn dựng mới”.

Đọc thêm

Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”

Cụm di tích lịch sử Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải- Vĩĩ tuyến 17 (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Khu vực Vĩnh Linh (25/8/1954 -25/8/2024), Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”. Chương trình sẽ diễn ra vào tối ngày 19/7/2024 tại Kỳ đài Bờ Bắc – Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Vở nhạc kịch Shrek - hạnh phúc khi là chính mình

Hành trình đưa nhạc kịch đến với khán giả khắp Việt Nam mang tên "Shrek: On National Tour". (Ảnh BTC)
(PLVN) - Vở nhạc kịch Shrek đã phá vỡ những định kiến thông thường, đem lại thông điệp vô cùng ý nghĩa: Mỗi người dù là ai, đều thật đẹp khi là chính mình và đều xứng đáng có được hạnh phúc. Chính thông điệp này đã chạm đến trái tim của những khán giả thưởng thức vở nhạc kịch và để lại những dư âm thật sâu sắc, rực rỡ.

Xem phim kinh điển trên Hanoi On

Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On (ảnh P.V)
(PLVN) - Hanoi On là một hệ sinh thái nội dung số cho Hà Nội và về Hà Nội. Ứng dụng này gồm các chương trình truyền hình, thông tin điện tử, chương trình phát thanh và các nội dung nghe nhìn đặc sắc. Ngoài ra, Hanoi On còn có hàng vạn chương trình âm nhạc, hàng nghìn sách nói, cùng thư viện phim bộ đặc biệt là bộ sưu tập những bộ phim kinh điển của Việt Nam và nước ngoài.

60 thí sinh vào bán kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Thí sinh tham dự Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024. (Ảnh T.Thanh)
(PLVN) - Tại vòng Bán kết, top 60 thí sinh xuất sắc nhất đến từ khắp đất nước tập trung tại Sa Pa (Lào Cai) và bắt đầu chuỗi hành trình quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp của du lịch Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung đến cộng đồng.

Hội thảo về Danh nhân Lưu Đình Chất

Tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà sử học góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất. (Ảnh: Y. Khương).
(PLVN) - Ngày 6/7/2024, Hội thảo “Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông” diễn ra tại huyện Hoằng Hóa, (Thanh Hóa), góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất, cũng như đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc.

Ca sĩ Phương Linh từng ở ẩn để chữa bệnh

Ca sĩ Phương Linh trở lại với sân khấu sau thời gian dài điều trị bệnh (ảnh P.V)
(PLVN) - Hạn chế việc đi hát, ít ai biết được rằng ca sĩ Phương Linh phải đối diện với việc bị tràn dịch khớp gối. Sau nhiều năm điều trị từ Đông y đến Tây y, đến nay nữ ca sĩ mới phục hồi được 80%.

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội
(PLVN) - Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

Vẻ đẹp Tây Hồ trên khuôn nhạc

Vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. (Ảnh: Zing.vn)
(PLVN) - Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay. Vẻ đẹp lung linh, lãng mạn của Hồ Tây được hiện lên trên từng khuôn nhạc.

'Vui lên nào, anh em ơi' - bộ phim ca ngợi sức mạnh tình bạn

"Vui lên nào, anh em ơi" hướng đến khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn (ảnh trong phim)
(PLVN) - “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định sức mạnh của tình bạn, giá trị của niềm tin, sự khích lệ và lối sống tích cực. Bộ phim không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười mà còn truyền tải những bài học quý giá về cuộc sống, khơi dậy sự lạc quan trong mỗi người.

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...