Làm sao sống với người chồng “vắt cổ chày ra nước?”

Mấy cô đồng nghiệp mách cách “móc ví” của chồng: Mỗi sáng, mở ví chồng, lấy từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng… cho bõ tức.

“Ôi trời, lương em 4 triệu, cộng với nửa lương anh 3 triệu, ba cái miệng ăn một tháng với hàng trăm khoản tiêu phát sinh khác, không thể đủ được”, chị nhăn mặt kêu với chồng. Nhưng anh chỉ đáp lại: “Tùy em lo liệu, anh chỉ có thế thôi, 7 triệu cho một tháng là quá nhiều, những cặp vợ chồng công nhân, lương chỉ có 2 triệu vẫn sống tốt đấy thôi”. Chị đành ngậm ngùi: “Vậy thì anh đừng đòi hỏi phải ăn ngon, đồ dùng đắt tiền nữa nhé".
Chị Ngọc kể, gia đình chị thường xuyên xảy ra cãi vã vì chuyện tiền nong như trên, vì chị không chịu được tính chi ly của chồng, còn ông chồng lại đay nghiến vợ vì không biết cách tiêu tiền và hay chi quá tay. 
Vì sống cùng gia đình chồng, chị cũng đôi lần tâm sự để mẹ chồng hiểu, nhưng bà bảo: "Tính nó đã thế rồi thì con phải biết cách chi tiêu hợp lý hơn, chứ chuyện riêng của vợ chồng con, mẹ không can thiệp được”.

Rồi mấy cô đồng nghiệp mách nước cách “móc ví” của chồng: Mỗi sáng, mở ví chồng, lấy từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng… cho bõ tức. Nhưng sau khoảng 15 lần áp dụng chiêu thức này, vợ chồng Ngọc lại cãi lộn vì chị dám mở ví của anh lấy tiền. Kết cục của những cuộc cãi vã vẫn là mỗi người quay đi một phía. Rồi chị quyết ôm con về nhà ngoại sống để được thoải mái hơn. Ngọc cho biết, từ ngày sống với ngoại, chị không lâm vào cảnh “giật gấu vá vai” khi chưa đến ngày lĩnh lương như trước, nhưng khoảng cách giữa vợ chồng ngày một xa. 

Sau ba tháng sống “ly thân tạm”, chồng Ngọc đành xuống nước đón vợ về nhà và đồng ý để chị quản lý một phần ba số tiền anh có, kèm theo điều kiện chỉ tiêu những thứ phát sinh quan trọng.
Chị Thủy, công tác một Bộ, thì kể về anh chồng giàu của mình như chuyện đùa: “Hồi mới cưới về, anh ấy vừa cười vừa tuyên bố rằng anh có nhiều tiền, nhưng phải dành dụm cho con cái học hành sau này. Anh là dân kinh doanh, không có tiền lương, chi dùng hằng tháng chủ yếu là lương của em. Còn những khoản lớn khác anh sẽ đảm trách”. Nhưng ngày cận Tết, anh vẫn không đả động gì đến việc đưa thêm tiền cho chị mua sắm. Với lương theo bậc của một đại úy công an, chị thu vén lắm cũng chỉ đủ những “khoản cứng”. Sống giữa Thủ đô, bao nhiêu “khoản mềm” khác cũng tốn không kém. Thảo luận mãi, cuối cùng anh quyết định đưa cho chị thêm một triệu đồng để vợ "tha hồ sắm tết".

Thủy vốn là người tính thoáng, hay mua sắm, thích hàng hiệu. Nhưng từ ngày lấy chồng, chuyện ăn diện bị dẹp sang một bên nên chị thành người giản dị chân phương, lúc nào cũng canh cánh không có tiền phòng thân. Vậy mà ngày đón chị về, anh tổ chức cưới đình đám ở một khách sạn lớn với tiền đặt cỗ tính bằng USD.

Theo ông Đinh Đoàn, Công ty Tư vấn tâm lý, đào tạo phát triển cá nhân và cộng đồng, có nhiều lý do để một người đàn ông trở nên ki bo. Trước tiên phải nói đến tính cách của anh ta, từ trước đến nay vẫn thế. Nhiều anh sinh ra trong gia đình nghèo khó, chưa bao giờ được cầm một số tiền lớn nên tính căn cơ đã ngấm vào máu. Thành ra ngay cả khi kiếm được tiền kha khá, anh ta vẫn giữ thói "chi tiêu có chừng có mực", đúng kiểu "được mùa chớ phụ ngô khoai". Với mẫu đàn ông như thế, hãy chấp nhận chung sống với người chồng này và tự an ủi mình rằng, "đến vợ anh ta còn ky bo, chắc chẳng để lọt một đồng ra ngoài".

Lý do thứ hai, đó là một trong các cách để lấy lại sự tự tin đàn ông. Đàn ông muốn điều khiển, khống chế, ra oai với vợ nhưng chẳng còn cách nào. Đánh đập, chửi bới, ngăn cản tham gia công tác xã hội… thì không được. Tính gia trưởng cũng không có đất để sống bởi có luật bình đẳng giới. Những anh chồng gia trưởng chẳng biết "quản vợ" bằng cách nào đành dùng tiền để khống chế, thể hiện quyền lực của mình. Người này sẽ sung sướng vô cùng khi vợ phải khổ sở, năn nỉ xin tiền của anh ta, thế là anh ta được dịp ra oai. Đây là kiểu bạo lực gia đình tinh vi, bạo lực về kinh tế. Nếu không nhất thiết phải moi tiền của chồng, chị em hãy để "mặc anh ta với tiền của anh ta", miễn sao có đóng góp cho chi tiêu chung của gia đình ở mức độ chấp nhận được. Còn nếu vợ chỉ chăm chú vào túi tiền của anh ta thì phải chấp nhận bị sỉ nhục, coi thường, bởi không ai kính trọng người suốt ngày vòi tiền của người ta…

Theo chuyên gia Đinh Đoàn, ki bo là dấu hiệu bước đường cùng của đàn ông, nó chứng tỏ anh ta thiếu tự tin đến mức tận cùng, chỉ còn mỗi chiêu bài nắm giữ kinh tế nữa là hết.

Nhật Mai

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.