Làm sao để du lịch “Đất chín rồng” cất cánh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho người dân địa phương, phát huy bản sắc văn hóa bản địa mà góp phần phát triển nền công nghiệp không khói ở vùng “Đất chính rồng” ở Việt Nam nói riêng và vươn tầm thế giới nói chung. Vì thế, vùng đất ÐBSCL, với lợi thế về du lịch rất rõ nét, nhưng phát triển chưa đúng với tiềm năng sẵn có, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh trong khu vực làm cho tình hình phát triển ngành du lịch còn rời rạc

Ðể du lịch “Ðất chín rồng” tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, ngay sau khi kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các tỉnh ĐBSCL đã nhanh chóng triển khai các chương trình xúc tiến phát triển du lịch để từng bước khẳng định tầm quan trọng của vùng đất này trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Khai thác thế mạnh có sẵn ở địa phương

Vùng đất ĐBSCL có thế mạnh cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa, vườn trái cây sum suê, là vựa lúa lớn nhất nước, đồng sen mênh mông trải dài hay vẻ đẹp hoang sơ lãng mạn của biển đảo níu chân du khách. Mà còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhiều tỉnh, TP của vùng đất này đang khai thác thế mạnh của địa phương, cho ra mắt các sản phẩm vùng miền và những làng nghề truyền thống.

TP Cần Thơ với nhiều điểm du lịch đặc thù của địa phương góp phần giúp cho ngành du lịch Cần Thơ từng bước tăng trưởng sau đại dịch covid -19 - Ảnh Phi Thuyền.

TP Cần Thơ với nhiều điểm du lịch đặc thù của địa phương góp phần giúp cho ngành du lịch Cần Thơ từng bước tăng trưởng sau đại dịch covid -19 - Ảnh Phi Thuyền.

“Cần Thơ gạo trắng nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Cần Thơ được mệnh danh là trung tâm kinh tế của ĐBSCL đến đây du khách không thể không ghé đền thờ các vua Hùng mới được khánh thành tháng 4/2022, chỉ trong thời gian 06 ngày đón khách đến viếng thăm (từ ngày 6 đến 11-4). Cùng Liên hoan đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III và Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX năm 2022. Đã thu hút khoảng 950.000 lượt khách du lịch, mang về tổng doanh thu đạt 380 tỷ đồng. Ngoài ra, trong khoảng thời gian trên, các khu, điểm du lịch ở TP Cần Thơ ước đón khoảng 65.000 lượt khách tham quan. Trong đó, các khu du lịch Mỹ Khánh, Ông Đề, Phi Yến, Căn Nhà Màu Tím và chợ nổi Cái Răng là những địa điểm thu hút khá đông du khách tham quan.

Còn về mảnh đất nghĩa tình của xứ sở “sen hồng” thì không thể không ghé Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp) vùng đất ngập nước Tràm Chim-Khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Khu du lịch Tràm Chim là sản phẩm đặc thù và đã mở tour. Ngoài ra, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm gắn với sản xuất nông nghiệp, những mô hình du lịch sông nước và văn hóa bản địa, như: tham quan cảnh quan thiên nhiên mùa nước nổi, ngắm cánh đồng sen ở Tháp Mười, du lịch cộng đồng ở Làng hoa kiểng Sa Ðéc, du lịch tâm linh…

Ghé qua Vĩnh Long, thì không thể không ghé thăm Làng nghề “chằm” nón lá tại huyện Long Hồ, tại đây du khách sẽ thấy được những con người vì yêu văn hóa truyền thống chằm nón lá mà “giữ lửa nghề”. Chiếc nón lá là hình ảnh của Việt Nam, đã trải qua bao thế hệ nối tiếp, chiếc nón lá vẫn mang trong mình màu sắc của sự bình yên, dịu dàng và đầy tinh tế. Đã trở thành một món quà tinh thần, đi khắp bốn bể năm châu, tạo sự gắn kết giữa Việt Nam với nước bạn trên thế giới.

Làng hoa Sadec Đồng Tháp có tuổi đời hơn 100 năm là một trong Làng nghề lâu đời thu hút nhiều khách tham quan hàng năm - Ảnh Phi Thuyền.

Làng hoa Sadec Đồng Tháp có tuổi đời hơn 100 năm là một trong Làng nghề lâu đời thu hút nhiều khách tham quan hàng năm - Ảnh Phi Thuyền.

Vùng đất Hậu Giang là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều truyền thống lịch sử văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với hơn 80 khu di tích lịch sử văn hóa. Khi đến đây du khách được tham quan nhiều khu di tích lịch sử, những làng nghề truyền thống: vùng khóm Cầu Đúc, làng nghề đan cần xé có tuổi đời trên 100 năm ( làm bằng tre). Hiện nay, Hậu Giang có nhiều dự án trọng điểm về du lịch nếu khai thác hết tiềm năng thì ngành du lịch sẽ phát triển trong tương lai: Khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Khu du lịch sinh thái tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân huyện Phụng Hiệp, Khu Hồ Tam Giác, Hồ Sen tại TP Vị Thanh.

Về Bạc Liêu thì không thể không nói đến: Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, khu điện gió Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán, khu nhà Công tử Bạc Liêu, Ðây là những điểm du lịch đã được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là điểm đến tiêu biểu. Những điểm đến ấy càng khẳng định du lịch Bạc Liêu đang đi đúng hướng trong phát triển các sản phẩm đặc thù, du lịch tìm hiểu di sản văn hóa, tâm linh, sinh thái, trải nghiệm...

Đẩy mạnh liên kết hợp tác cùng phát triển

Bước đầu, nhiều tỉnh, TP vùng ĐBSCL đã xây dựng và ra mắt nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, tạo sự mới lạ đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để du lịch “Ðất chín rồng” phát triển bền vững và thu hút nhiều lượt khách đến tham quan thì đòi hỏi sự liên kết giữa các địa phương, và các tỉnh có như vậy ngành “công nghiệp không khói” mới bứt phá trong tương lai.

Làng nghề đan cần xé (làm bằng tre) có tuổi đời trên 100 năm tại Hậu Giang - ẢNh Phi Thuyền.

Làng nghề đan cần xé (làm bằng tre) có tuổi đời trên 100 năm tại Hậu Giang - ẢNh Phi Thuyền.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022, Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, TP ĐBSCL tiếp tục tạo đà cho ngành du lịch ở vùng “Đất chín rồng” này từng bước khôi phục và phát triển sau dịch Covid-19. Theo đó, tại hội nghị các địa phương đã ký kết quy chế, thỏa thuận hợp tác liên vùng nhằm đẩy mạnh khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh; tránh tình trạng phát triển tự phát như nhiều năm qua.

Trao đổi với PLVN, ông Lê Minh Dũng, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hậu Giang cho biết, để phát triển ngành du lịch tỉnh giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng 2030, với “kế hoạch thực hiện quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, để từng bước thực hiện kế hoạch thì việc phối hợp tăng cường các hoạt động tuyên truyền, thông tin về nội dung chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch tỉnh đến các các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh, nhằm thu hút mời gọi đầu tư triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26/2019/NQ – HĐND, để thúc đẩy du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Phạm Thiện Nghĩa cho biết: “Tỉnh đã chỉ đạo ngành du lịch tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến. Tiếp tục phát huy tốt hơn các nguồn tài nguyên văn hóa, du lịch của địa phương, thúc đẩy du lịch nông nghiệp, nông thôn có giá trị gia tăng cao và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch”.

Hình thức du lịch miệt vườn kết hợp làng nghề truyền thống được nhiều du khách quan tâm - Ảnh Phi Thuyền.

Hình thức du lịch miệt vườn kết hợp làng nghề truyền thống được nhiều du khách quan tâm - Ảnh Phi Thuyền.

Để phát động chương trình du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid – 19 theo chỉ thị của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch. Mới đây, Vĩnh Long tổ chức chương trình ngày hội du lịch, Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, thông qua ngày hội, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở sản xuất kinh doanh nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, tạo điều kiện quảng bá sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu điểm đến, liên doanh liên kết giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch trong cụm liên kết phát triển du lịch ĐBSCL với TP.HCM và Cần Thơ, Hậu Giang.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.