Làm giá cổ phiếu - phá bẫy cách nào?

Một tiềm ẩn rủi ro cho TTCK Việt Nam trong thời gian tới nếu có sự giảm giá của những mã CP như BVH, MSN, VN Index sẽ khó có thể trụ được và các CP khác bị vạ lây.

Làm giá cổ phiếu - phá bẫy cách nào? ảnh 1
 

Một tiềm ẩn rủi ro cho TTCK Việt Nam trong thời gian tới nếu có sự giảm giá của những mã CP như BVH, MSN, VN Index sẽ khó có thể trụ được và các CP khác bị vạ lây.

TTCK Việt Nam liên tục có 2 tuần tăng, chỉ số VN-Index đạt gần 520 điểm vào cuối tuần qua. Đây là điều mừng cho NĐT, nhưng đằng sau điểm số tăng này đã có sự dẫn dắt của những CP như BVH, MSN… từ một số tổ chức có chủ ý làm giá khi mức vốn hóa của 2 mã CP này chiếm đến 11% và 7,4% toàn thị trường. Liệu nền tảng này có tiếp tục được giữ vững trong thời gian tới?

Tăng giảm thiếu nền tảng

Khi phân tích đầu tư, các chuyên gia thường nhìn vào nền tảng hoạt động của công ty, từ đó kỳ vọng dòng tiền sẽ được tạo ra trong tương lai. Chẳng hạn, khi giá cả phân bón liên tục tăng, trong xu hướng đó nhà phân tích đánh giá khả năng vượt doanh thu và lợi nhuận cho những công ty trong lĩnh vực phân bón; hay SSI sẽ tăng giá khi giá trị danh mục của công ty đầu tư đang được thị trường định giá tốt…

Hầu hết TTCK các nước trên thế giới đều thay đổi cách tính chỉ số. Thông thường cách tính dựa trên giá trị vốn hóa của công ty, nhưng Trung Quốc có thay đổi cách tính dựa trên khối lượng CP có khả năng chuyển nhượng trên thị trường.

Nếu xét cho cả MSN và BVH bằng cách tính này, khối lượng CP lưu hành tương đương khoảng 13,4% và 3%, mức tỷ trọng trong VN Index chỉ còn lại chưa đến 1%. Điều này cho thấy mỗi sự biến động trong giá những CP này sẽ không chi phối đến sự biến động của VN Index như thời gian qua.

Thế nhưng, những điều này thường ít thấy giới phân tích và NĐT trên TTCK Việt Nam đề cập, chủ yếu là nói đến dòng tiền vào thị trường nhiều hay ít. Nếu dòng tiền vào nhiều, giá CP gia tăng và ngược lại. Nói cách khác, giới phân tích chỉ quan tâm đến sức mạnh của dòng tiền chứ không quan tâm đến nền tảng của quá trình đầu tư. Theo cách này, giá bất kỳ tài sản nào đều có thể tăng hoặc giảm dựa trên dòng tiền đầu cơ, mà không dựa trên khả năng tạo ra tiền của các tài sản doanh nghiệp đầu tư.

Dễ thấy nhất trên TTCK Việt Nam khi nhiều CP được đẩy lên rất cao, sau khi dòng tiền mua vào CP đó bị suy kiệt, ngay lập tức giá CP bỗng dưng giảm sàn liên tục. Vì vậy khi một mã CP tăng trần hoặc giảm sàn liên tục, chính doanh nghiệp cũng không biết lý do tại sao để giải trình với NĐT.

Bằng cách này nếu tính trên số tương đối, NĐT dễ nhận thấy khối ngoại gia tăng mua vào CP BVH, MSN lần lượt chiếm 84% và 74% trên tổng khối lượng khớp lệnh trong thời gian vừa qua. Bởi 2 mã này rất dễ làm giá khi lượng CP trôi nổi trên thị trường rất hạn chế.

Chẳng hạn nếu loại bỏ cổ đông lớn là Nhà nước và HSBC trong BVH, lượng CP lưu hành chính thức chưa đến 3%, hay MSN vào khoảng 13,4%. Điều này cho thấy bằng sức mạnh tài chính, khối ngoại đã gia tăng mua vào để đẩy giá những CP này lên. Nói như thế để NĐT lưu ý đến thực trạng dù nhiều CP được khối ngoại mua nhiều nhưng vì khối lượng trôi nổi trên thị trường khá lớn cũng không thể tăng được.

Một tiềm ẩn rủi ro cực kỳ lớn cho TTCK Việt Nam trong thời gian tới nếu có sự giảm giá của những mã CP này (dù bất kỳ lý do nào), VN Index sẽ khó có thể trụ được, vô hình chung nhiều mã CP của các công ty tốt cũng rơi vào tình trạng vạ lây. Vậy liệu có cách nào để loại bỏ những bất ổn này cho thị trường?

Phá bẫy làm giá

Thực trạng trên có phần từ quy định về niêm yết CP của Nghị định 14/2007, trong đó Khoản d, Điều 8 có quy định: “Tối thiểu 20% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ”, trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Chính vì vậy, thời gian qua nhiều doanh nghiệp “cổ phần nội bộ” bỗng chốc trở thành CTCP đại chúng và niêm yết trên TTCK. Bởi con số 20% của 100 cổ đông rất dễ được “phù phép”.

Để khắc phục, dự thảo Nghị định về niêm yết chứng khoán đang lấy ý kiến có điều chỉnh trong Điều 2, Khoản d: “Tối thiểu 20% CP có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 300 cổ đông không phải là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp và không phải là cổ đông lớn nắm giữ”. Xem ra khó lách được quy định này, bởi một công ty “cổ phần nội bộ” nếu giả sử có 4 cổ đông sở hữu 19% (mỗi cổ đông sở hữu không quá 5%) cũng khó trở thành cổ đông lớn. Tuy nhiên, không phải là không có kẽ hở bởi 1% còn lại cũng có thể “phù phép” cho 296 cổ đông còn lại cho nhân viên của mình.

Liên quan đến sở hữu nhà nước, những quy định về niêm yết CP trên các sở giao dịch chứng khoán không nên bắt buộc đối với CTCP có phần vốn chi phối của Nhà nước. Nghĩa là không nhất thiết các CTCP có phần vốn chi phối của Nhà nước cần “tối thiểu 20%”. Thị trường đã chứng kiến nhiều CP thuộc tình trạng này như BVH, VCB, PVF… Chính điều này đã xảy ra tình trạng lượng CP sẵn sàng để bán trên thị trường rất ít. Nhiều tổ chức, cá nhân dựa vào đặc điểm này để làm giá CP, thậm chí làm giá cho cả TTCK. Thời gian qua, việc tăng giảm của mã BVH là một thực trạng cho vấn đề này.

Giải quyết tình trạng khan hiếm CP trên TTCK, Trung Quốc đã có quy định mang tính chất linh hoạt và chủ động cho những người đại diện phần vốn nhà nước trong các CTCP. Chẳng hạn người đại diện phần vốn nhà nước trong CTCP được quyền quyết định mua bán với tỷ lệ sở hữu không vượt quá 5% vốn của công ty đó, không được thay đổi quyền kiểm soát trong công ty.

Nếu Việt Nam áp dụng quy định này, người đại diện phần vốn nhà nước trong BVH chẳng hạn, có thể bán ra tối đa 34 triệu CP. Điều này sẽ giúp bình ổn được “bong bóng” trong giá CP cũng như thị trường, phản ánh đúng quan hệ cung cầu.

Thí dụ với khối lượng và mức giá ngày 20-1 là 99.000 đồng/CP BVH, số tiền Nhà nước thu về trên 3.000 tỷ đồng. Trong trường hợp này tỷ lệ phần vốn nhà nước giảm từ 77,54% hiện tại còn 72,54%, quyền kiểm soát của Nhà nước trong BVH không thay đổi. Giải pháp này giúp người đại diện phần vốn nhà nước trong CTCP chủ động kinh doanh vốn nhà nước một cách hiệu quả nhất, gia tăng trách nhiệm quản lý phần vốn nhà nước.

Do vậy, bài học kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ là một tham khảo có giá trị cho việc ban hành những quy định trong việc quản lý phần vốn nhà nước trong các CTCP.

Theo Lê Đạt Chí,Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TPHCM
Sài Gòn giải phóng

CafeF

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.