Làm gì khi trẻ lý sự?

Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, nhiều lúc các bậc phụ huynh phải bực mình, khó chịu khi trẻ đáp lại sự sai bảo của người lớn bằng những lời lẽ đôi co, lý sự.

Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, nhiều lúc các bậc phụ huynh phải bực mình, khó chịu khi trẻ đáp lại sự sai bảo của người lớn bằng những lời lẽ đôi co, lý sự.

“Sao mẹ lại cấm con?”

“Lúc nào mẹ cũng cấm con không được nói thế này, thế kia. Nhưng đó là những câu nói mà anh Hai và ba mẹ vẫn thường nói" - bé Bi (năm tuổi) vừa đi vừa dấm dẳng với mẹ.

Chị Hải Ly - mẹ của bé Bi (Q.2, TP.HCM) tâm sự: khi nhờ con giúp việc gì, ngay lập tức bé Bi liền cự nự phản đối: “Sao mẹ cũng có chân, có tay mà mẹ không tự đi lấy?”. Tôi rất giận dữ, nhưng không biết làm sao cho con hiểu nói như thế là xấu, là không ngoan. Lắm lúc, tôi phải đánh vào mông con và mắng: “Con học đâu cách ăn nói hỗn xược như thế!”, thì bé lại ấm ức: “Sao con vẫn thường nghe anh Hai nói vậy, mà mẹ không mắng anh Hai, lại đi mắng con”.
Chị Hải Ly nhớ lại những lần hai anh em chơi chung với nhau, bé Bi nhờ anh lấy đồ chơi giùm, hay lấy nước uống, thằng anh ham chơi, bèn đáp lại: “Bé Bi cũng có chân, có tay, tự mà đi lấy, đừng có nhờ anh như thế!”. Chị càng bối rối sau những lần bảo con bé ngừng chơi, đi tắm để ăn cơm, bé Bi lại đôi co: “Sao mẹ không bảo ba và anh Hai đi tắm mà lại bắt con. Ba và anh Hai đang ngồi chơi kia mà!”.
Làm gì khi trẻ lý sự? ảnh 1
 Các hành vi ứng xử của trẻ chủ yếu đơn thuần là làm theo người khác, bắt chước một cách máy móc và vận dụng vào các tình huống tương tự. (Ảnh minh họa)

Khi trao đổi với các chuyên viên tư vấn tâm lý trẻ em, chị Hải Ly mới nhận ra rằng, tất cả những hành vi phản ứng của bé Bi là do bắt chước cách ứng xử của người lớn. Tuy nhiên, các câu nói đối đáp của cháu lại áp dụng không đúng chỗ. Và điều quan trọng là bé chưa hiểu được như thế là sai, là không phù hợp.

Hướng dẫn trẻ cách diễn đạt

Trẻ em lý sự hay dùng những câu nói đã từng nghe được để thắc mắc với người lớn là điều rất bình thường, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

Nguyên nhân trẻ đôi co, lý sự với người lớn rất đa dạng, có thể là bé đang lo lắng, thắc mắc, băn khoăn về vấn đề nào đó. Hầu hết, ở lứa tuổi mầm non, các bé chưa ý thức được việc mình làm. Các hành vi ứng xử của trẻ chủ yếu đơn thuần là làm theo người khác, bắt chước một cách máy móc và vận dụng vào các tình huống tương tự. Các bé thường hay quan sát và ghi nhận, khi có cơ hội là áp dụng ngay, nhưng lại không hiểu được là có phù hợp hay không.

Có bé lý sự với người lớn là do mong muốn được đối xử công bằng. Vì thế, trong những lần bé đôi co do muốn được đối xử như người khác, thì cha mẹ phải khéo léo lý giải để thuyết phục được bé. Chẳng hạn, buổi tối người lớn muốn bé dừng xem ti vi để đi ngủ, bé sẽ thắc mắc là sao mẹ có thể tiếp tục xem mà lại bắt con đi ngủ? Với những trường hợp như vậy, cần phải giải thích cụ thể, rõ ràng cho bé hiểu rằng trẻ con thức khuya là không tốt cho sức khỏe. Đi ngủ sớm để ngày mai còn đi học. Đồng thời phải nhắc nhở con nói như thế là không lễ phép, chưa ngoan. Khi người lớn lý giải đầy đủ, thuyết phục thì trẻ sẽ chấp nhận mà không bị băn khoăn, ấm ức. Khi bé tỵ nạnh, người lớn cần phải chỉ rõ cho bé thấy cha mẹ luôn thương các con như nhau. Một số bé thường lý sự với cha mẹ là do muốn khẳng định mình đã lớn. Ý thức muốn độc lập, muốn khẳng định mình khiến bé hay vặn vẹo người lớn.

Khi trẻ lý sự, người lớn không nên nổi nóng, giận dữ vì điều này chỉ làm cho tình hình xấu đi. Cha mẹ hãy cương quyết: “Con nói (làm) như thế là không ngoan, con không được như thế… con phải diễn đạt lại như thế này…” và giải thích cụ thể, rõ ràng cho bé hiểu vì sao phải như thế. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, khi trẻ còn thắc mắc, còn băn khoăn thì chúng còn lý sự. Bé đôi co, vặn vẹo không phải là bé hỗn xược, thiếu lễ phép, mà là do bé không biết thể hiện như thế nào để đạt được điều mình muốn nói. Do đó, việc quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái là cha mẹ phải thường xuyên lắng nghe và hướng dẫn chúng cách trình bày, diễn đạt nguyện vọng một cách đúng đắn.

Trong gia đình, cha mẹ phải đối xử công bằng với các con. Thậm chí, cha mẹ cần khuyến khích trẻ lý sự, đôi co những vấn đề mà trẻ băn khoăn. Thông qua đó, trẻ sẽ hình thành cho mình khả năng tư duy linh hoạt, trau dồi ngôn ngữ diễn đạt. Người lớn cũng phải khéo léo giúp trẻ kiểm soát hành vi của mình; không phải lúc nào cũng đôi co, vặn vẹo. Tóm lại, phải dạy trẻ biết nói năng và ứng xử có lễ phép, ngay cả khi lý sự.
Theo PNO

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.