Làm gì để giúp con tránh nguy cơ bị xâm hại?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Chị H. ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, HN rất bực bội với người hàng xóm vì mỗi khi gặp đứa con trai 5 tuổi của chị người này lại kéo thằng bé vào lòng, đưa tay sờ vào bộ phận sinh dục vào nói: “Cho bà kiểm tra cái nào, xem nó còn hay bay mất rồi”. 

Sau nhiều lần như vậy, chị H. đã quyết định nói với người hàng xóm rằng không nên làm thế vì đó là hành vi dễ làm mất khả năng nhận biết và phản kháng của trẻ với việc bị xâm hại tình dục, nhưng người này còn mắng lại chị H. rằng: “Cô cứ học tây học tàu ở đâu mà nâng quan điểm, người Việt nào yêu trẻ con chả làm thế”.

Câu chuyện của chị H. không hiếm trong xã hội và hành vi của người hàng xóm là hành vi mà chúng ta có thể bắt gặp, thậm chí làm hàng ngày với con cháu mình. Trong khi đó, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng những suy nghĩ sai lầm hay hành động vô ý của bố mẹ như thay đồ trước mặt con, đăng ảnh con lên mạng xã hội, sờ mó vào cơ thể con, quan niệm con trai không bị lạm dụng tình dục, …, có thể khiến con gặp nguy cơ bị lạm dụng tình dục.

TS. Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng một trong những nguy cơ cao “đẩy” trẻ nhỏ vào nguy cơ dễ bị xâm hại đó là việc một số người lớn hiện nay đang coi đứa trẻ như đồ chơi. Không ít cha mẹ, ông bà thích khoe bộ phận sinh dục của con. Rất nhiều người còn hay cấu véo bộ phận sinh dục nhất là của bé trai. Những hành động vô hại đó chính là hành động xâm hại.

“Trẻ thường xuyên bị cha mẹ sờ mó vào bộ phận nhạy cảm. Khi bị người khác xâm hại, trẻ sẽ nghĩ đó chỉ là hành động bình thường như kiểu yêu quý mới làm vậy” - TS.  Vũ Thu Hương cho biết. Theo TS. Vũ Thu Hương, ngay cả hành động hôn má trẻ cũng tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Việc để mọi người hôn má con hay yêu cầu con hôn má người khác… Khi ý thức cá nhân của trẻ chưa phát triển trẻ chỉ nghĩ đơn giản ai đó hôn mình là yêu thương mình. Cũng chính vì điều đó khiến trẻ bị xâm hại mà không hay biết.

Theo các chuyên gia để trẻ biết cách phòng tránh khi bị xâm hại, cha mẹ cần dạy bé biết về “Quy tắc bàn tay giao tiếp”. Theo đó, bàn tay của trẻ có 5 ngón và cũng được chia thành 5 vòng tròn trong giao tiếp. Vòng 1 – Ôm hôn: Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà. Vòng 2 – Khoác tay, nắm tay: Với họ hàng, thầy cô, bạn bè. Vòng 3 – Bắt tay: Khi gặp người quen biết. Vòng 4 – Vẫy tay: Nếu gặp người lạ. Vòng 5 – Xua tay: Để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu.

Và quan trọng nhất theo TS. Vũ Thu Hương, để giúp con tránh khỏi nguy cơ xâm hại, bố mẹ cần phải học nhiều hơn con. Bố mẹ cần phải có những khái niệm về xâm hại tình dục và luôn ý thức được rằng đó là việc hoàn toàn có thể xảy ra với con mình chứ không phải ở đâu xa.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.