Lâm Đồng: Không cho thuê rừng để làm du lịch đại trà

Rừng được giao cho doanh nghiệp bị chặt phá tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Rừng được giao cho doanh nghiệp bị chặt phá tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
(PLVN) - Khẳng định việc cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch là hướng đi phù hợp với chủ trương phát triển rừng bền vững, tuy nhiên, để tránh việc chủ dự án thực hiện không đúng quy định của Nhà nước, thậm chí vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lâm Đồng sẽ không cho thuê rừng ồ ạt mà triển khai thí điểm.

Doanh nghiệp “hào hứng” xin thuê rừng

Nhiều năm trở lại đây, việc thuê môi trường rừng để phát triển du lịch đã được nhiều doanh nghiệp triển khai nhằm đem lại sản phẩm du lịch đa dạng. Mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi UBND tỉnh về việc, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại hệ sinh thái Đất Việt và Công ty TNHH T.A T.A xin thuê môi trường rừng tại huyện Lâm Hà để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Khu vực Công ty Đất Việt xin thuê môi trường rừng thuộc một phần tiểu khu 264, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà với diện tích 95ha. Đây là khu vực thuộc đối tượng rừng phòng hộ và rừng sản xuất do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý.

Còn khu vực Công ty T.A T.A xin thuê môi trường rừng thuộc một phần tiểu khu 264, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà với diện tích 25ha. Dự án nằm trong vùng đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc đối tượng rừng sản xuất do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý.

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cũng vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đà Lạt đề nghị thực hiện dự án Khu du lịch thác Liêng Chi Nha tại huyện Lâm Hà với quy mô dự kiến 31,18ha. Trong khi đó, tại huyện Đạ Huoai, Công ty Cổ phần Đầu tư CBM - Tài Phú cũng xin thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, dã ngoại. Diện tích Công ty xin thuê môi trường rừng để kinh doanh thuộc tiểu khu 594A, thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai với diện tích 91,71ha.

Tương tự, Công ty TNHH Sinh thái Trường An cũng xin thuê môi trường rừng tại tiểu khu 158B, xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt để kinh doanh du lịch sinh thái, dã ngoại dưới tán rừng. Khu vực dự kiến thuê thực hiện dự án có diện tích 113,7ha và nằm trong quy hoạch đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan của thành phố Đà Lạt…

Thận trọng, không triển khai đại trà

Bên cạnh những hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại thì việc cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phát triển kinh tế, du lịch cũng bộc lộ không ít hệ luỵ. Nhiều chủ dự án thực hiện không đúng quy định của Nhà nước, thậm chí vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng khiến nhiều diện tích rừng “chảy máu”.

Đơn cử như sự việc Công ty TNHH Thành Văn thuê 13,23ha đất tại tiểu khu 116, 118 (xã Đạ Sar, H.Lạc Dương) để thực hiện dự án đầu tư trang trại nhưng sau đó cây rừng bị triệt hạ ngổn ngang. Sau đó, Lâm Đồng đã thu hồi toàn bộ diện tích đất cho thuê, yêu cầu doanh nghiệp bồi thường hơn 480 triệu đồng.

Hay như dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt tại xã Hiệp An (huyện Đức Trọng) của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD; thực hiện trên diện tích 268ha đất rừng, gồm có khoảng 216ha đất lâm nghiệp có rừng và gần 52ha đất lâm nghiệp không có rừng. Thế nhưng, mãi 13 năm sau, Công ty Hàn Việt mới hoàn thành các thủ tục như: thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, quy hoạch tổng thể mặt bằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xây dựng… Hệ quả, rừng tại dự án của công ty đã bị phá gần 49ha, bị lấn chiếm đất hơn 31ha.

Đó chỉ là 2 trong nhiều doanh nghiệp thuê rừng để phát triển kinh tế, du lịch nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn. Đáng chú ý, 37 doanh nghiệp không chấp hành nộp hơn 178,6 tỉ đồng tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng bị thiệt hại thuộc dự án đầu tư đã bị chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết, với những doanh nghiệp vừa có văn bản xin thuê môi trường rừng để phát triển du lịch, tỉnh hiện tại chưa triển khai cho thuê mà đang triển khai phương án bảo vệ rừng bền vững.

Nói về việc hạn chế tình trạng thất thoát rừng khi cho doanh nghiệp thuê triển khai dự án, ông Sơn cho biết sẽ kiểm soát chặt việc cho thuê rừng. Cụ thể, trước đây chỉ quy định chủ rừng ký hợp đồng cho thuê rừng với doanh nghiệp, nhưng bây giờ khi UBND tỉnh cho phép thì chủ rừng mới được ký. Và UBND tỉnh lập một hội đồng thẩm định, xem xét việc cho thuê. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ cho thử nghiệm một số dự án điểm chứ không tổ chức đại trà.

Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết vừa có văn bản gửi Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cung cấp thông tin phục vụ lập quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2030, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng hơn 200 dự án về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đã, đang và sẽ triển khai dự kiến có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng với hơn 5.814ha.

Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2025 là 3.169ha, gồm: rừng tự nhiên 1.751,06ha, rừng trồng 1.417,94ha. Trong khi đó, thời kỳ 2021 - 2030 là 2.645,13ha, gồm: rừng tự nhiên 1.220,26ha và rừng trồng 1.424,87ha. Tổng số diện tích này chia theo đối tượng rừng sẽ gồm: rừng đặc dụng là 54,26ha; rừng phòng hộ là 2.016,33ha và rừng sản xuất là 3.743,54ha.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.