Từ khóa: #làm cỗ

Độc đáo Tết ăn than của người Giẻ Triêng

Thanh niên Giẻ Triêng cõng than về làng.
(PLVN) - Khi cây đót trên rừng trổ đòng cũng là lúc người Giẻ Triêng lục tục chuẩn bị ăn Tết. Đàn ông lên rừng đốt than và cõng than về nhà nên Tết còn gọi là lễ hội ăn than; đàn bà cắt đọt đòng đòng của cây đót mang về làm cỗ Tết. Tết cũng là dịp cộng đồng người Giẻ Triêng tụ tập quanh ánh lửa hồng trong nhà rông để hỏi thăm, chúc mừng nhau. Đây cũng là dịp cho nam thanh nữ tú tỏ tình, hò hẹn…

Khát vọng mùa xuân

Khát vọng mùa xuân
(PLVN) - Không ai đong đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà Tết đến, Xuân về những náo nức, khát khao vẫn vẹn nguyên như thế. Xuân rạo rực trong mỗi trái tim căng tràn niềm đam mê, khát vọng. Tết ấm áp sum vầy trong mỗi gia đình, làng xóm, cộng đồng…

Diệu kỳ Xuân phương Nam

Diệu kỳ Xuân phương Nam
(PLVN) - Nếu như cái rét ngọt chớm xuân vừa đủ làm cho đôi má thiếu nữ ửng màu hoa đào là nét đặc trưng làm nên phong vị Tết miền Bắc thì sắc mai vàng, màu nắng mật chính là nét kỳ diệu của mùa Xuân miệt vườn ở phương Nam…

Tết này con lại vắng nhà

Bà Thỏa không thể an tâm ăn Tết vì người con mới đi nơi xứ người
(PLVN) - Đến làng Liệp Mai (Ngọc Liệp, Quốc Oai, Hà Nội) những ngày đầu năm, chúng tôi được tận mắt thấy những đổi thay của làng ven đô. Theo người dân Liệp Mai, khoảng chục năm trước, làng quê tiêu điều, quạnh hiu lắm. Bà con quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng kinh tế cũng chỉ tạm đủ no. Và làn sóng xuất khẩu lao động (XKLĐ) tràn về vùng quê nghèo, làm thay đổi cả một làng quê.Thay da đổi thịt đấy, nhưng Tết về vẫn ăm ắp nỗi buồn…

'Tháng cô hồn' chính thức bắt đầu từ ngày nào?

'Tháng cô hồn' chính thức bắt đầu từ ngày nào?
(PLO) - Hôm nay, 1/7 Âm lịch, theo quan niệm dân gian, không phải là ngày bắt đầu "tháng cô hồn". Như hằng năm, ngày xá tội vong nhân sẽ từ mùng 2/7 (tương ứng năm 2018 là ngày 12/8 Dương lịch), khi Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ trở lại cõi trần...

Linh thiêng lễ xên bản ở Mường Lò

Ảnh nguồn Internet
(PLO) - Lễ xên bản (cúng ma bản) của đồng bào dân tộc Thái ở Nghĩa Lộ - Mường Lò (tỉnh Yên Bái) tương tự như lễ cúng thần hoàng làng của người Kinh. Nghi lễ này để tri ân những người có công khai phá, lập nên bản làng. Đây cũng là dịp để thắt chặt tinh thần đoàn kết, giao lưu giữa các hộ dân trong bản làng, tạo không khí phấn khởi bước vào một năm mới thi đua, lao động, sản xuất.

Chị em hãy tự 'giải phóng' khỏi nỗi ám ảnh cỗ bàn ngày Tết

Ảnh minh họa
(PLO) - Dù phong tục, lễ nghi bây giờ đã đơn giản hơn trước, nhưng ngày Tết vẫn là thời gian vất vả với phái đẹp khi vừa phải sắp xếp công việc, vừa lo toan cho gia đình đón xuân. Vài năm gần đây, nỗi ám ảnh về những ngày nghỉ Tết với phụ nữ Việt Nam lại thêm hiện hữu khi mà Tết nguyên đán được nghỉ kéo dài.

Xuân sớm ở bản người Mông

Xuân về trên bản người Mông. Ảnh internet
(PLO) - Nếu với người Kinh hay các dân tộc khác, dịp Tết là những ngày cuối tháng Chạp, đầu tháng Giêng Âm lịch thì ở những bản làng của đồng bào dân tộc Mông trên rẻo cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc đã tưng bừng đón tết ngay từ đầu tháng Chạp âm lịch. Đồng bào gọi đây là Tết sớm hoặc Tết của người Mông để phân biệt với Tết Nguyên đán.