Làm cha mẹ trong thời đại số

Làm cha mẹ trong thời đại số
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Làm cha mẹ trong thời đại số là đồng hành với con trong thử thách sử dụng công nghệ, tìm hiểu lợi ích và rủi ro trên môi trường mạng... Để giúp các bậc cha mẹ tự trang bị kiến thức cho mình, Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và các tổ chức xã hội đã và đang biên soạn nhiều tài liệu mẫu, cẩm nang, clip hướng dẫn.

Làm gì khi con xem livestream vô bổ?

Một bậc phụ huynh đã tự vấn như vậy khi gần đây do mải miết với công việc, ít có thời gian gần con, một ngày bỗng dưng chứng kiến con chăm chú xem livestream và tán thưởng: “Mẹ ơi, bà này “chửi” hay lắm, toàn “bóc phốt” nghệ sĩ nên rất nhiều người xem”.

“Tôi phải dành thời gian giải thích cho các con hiểu, việc lên mạng xã hội chê bai, chế giễu và nói nặng lời về người khác là hoàn toàn không tốt, rằng nếu ai sai thì sẽ bị xử lý theo pháp luật và nếu ta thấy ai sai thì báo công an. Trẻ con chưa đủ sức đề kháng để thanh lọc thông tin xấu. Và biết đâu đến một ngày, chúng sẽ nghĩ việc thóa mạ người khác trên mạng kiểu như thế là bình thường.

Sự cấm đoán con trẻ với smartphone một cách tuyệt đối chưa chắc đã là tốt. Điều cần nhất là dạy con phương pháp “lọc thông tin”. Vì vậy, tôi nghĩ từ nay, sau mỗi ngày đi làm hoặc khi rảnh, tôi sẽ dành thời gian bên con, chơi cùng chúng và hướng dẫn chúng chọn lựa trên smartphone hoặc thiết bị điện tử thông minh những chương trình phù hợp với lứa tuổi” – phụ huynh này chia sẻ.

Không phải đến bây giờ nhiều phụ huynh mới giật mình nhận ra đã buông tay để con một mình “lạc chân” vào thế giới ảo ngay trong chính ngôi nhà của mình.

Trong tọa đàm trực tuyến “SNET – Online chuẩn, Mùa hè vui” do Cục Trẻ em, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em (CRG) thực hiện, anh Lê Xuân Đức - chủ Facebook Bố Con Sâu đã kể một trải nghiệm của con anh khi xem một chương trình không phù hợp khiến con sợ hãi.

Sau đó, hai bố con đã nói chuyện để con giải tỏa nỗi sợ và phân biệt các chương trình nên xem và không nên xem.

“Cá nhân tôi không cấm con xem Internet, xem Youtube, tuy nhiên sẽ đồng hành cùng con bằng cách cho con xem trong khoảng thời gian nhất định và cân nhắc về những kênh con sẽ được xem. Ngoài ra, bố mẹ nên trò chuyện với con về Internet nhiều hơn, chỉ cho con biết những rủi ro con có thể sẽ gặp phải trên mạng Internet, con nên làm gì khi rơi vào tình huống đó, để nếu không may con gặp phải thì sẽ không bị lúng túng, hoang mang”, anh nói.

Với chia sẻ này của bố Sâu, rất nhiều bậc phụ huynh khác cũng cho biết họ đã từng lúng túng không biết xử lý thế nào với việc phát hiện con xem các chương trình không phù hợp.

Hỗ trợ cha mẹ trong thời đại số

Ngày 1/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025. Chia sẻ về Chương trình, ông Hoàng Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết:

“Đây là lần đầu tiên chúng ta có một chương trình hành động quốc gia để bảo vệ trẻ em trên môi trường Internet. Chương trình có một số điểm đặc biệt. Đầu tiên đó là chương trình liên ngành, đa ngành với sự tham gia của tất cả các bên liên quan tới trẻ em từ Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường…, có thể nói đây là nỗ lực chung tay của cả hệ thống để hỗ trợ và bảo vệ trẻ em. Thứ hai, chương trình chú trọng lấy trẻ em làm trung tâm, chúng tôi mong muốn có thể cung cấp cho trẻ em bộ kỹ năng số - một bộ miễn dịch số giúp trẻ em có thể tương tác lành mạnh và được bảo vệ trên môi trường mạng”.

Cũng theo ông Tiến, ước tính đến 99% các nội dung đều được kiểm duyệt trước khi đưa lên các kênh mạng. Tuy nhiên, việc kiểm duyệt nội dung còn là sự phối hợp giữa nền tảng và các cơ quan chức năng, nên cần có thời gian. Vì thế, trước nhất, gia đình vẫn luôn đóng vai trò rất quan trọng làm lá chắn cho trẻ trên môi trường mạng.

Theo bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD, để chương trình quốc gia có thể thành công, vai trò của trẻ em và gia đình là rất lớn. Trước hết, phụ huynh cần biết tôn trọng quyền sử dụng Internet của trẻ. Đúng theo tinh thần của Chương trình quốc gia, gia đình đóng vai trò đồng hành cùng trẻ để trẻ em có thể tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng. Thay vì việc chỉ trông chờ các cơ quan quản lý nhà nước “thanh lọc” môi trường mạng, trẻ em và gia đình có thể chủ động trong việc học hỏi và xây dựng các kiến thức, kỹ năng, tạo sức đề kháng cho bản thân trước các thông tin xấu độc, chương trình không phù hợp, sai lệch hay các lừa đảo trên mạng. Ngoài ra, gia đình có thể sử dụng quyền lực mềm của mình để báo cáo các kênh, chương trình không phù hợp để đào thải các chương trình này, không có cầu ắt sẽ giảm cung.

Được biết, Cục Trẻ em và các tổ chức xã hội đã biên soạn nhiều tài liệu mẫu, cẩm nang, clip hướng dẫn các gia đình xây dựng kiến thức, kỹ năng, tạo sức đề kháng cho bản thân trên môi trường mạng. Các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu từ các nguồn chính thống, đặc biệt trên Website và Facebook Page của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, Truyền hình vì trẻ em hay các page của MSD, Lan tỏa yêu thương...

Nếu có bất kỳ khúc mắc gì, cha mẹ có thể gọi điện đến Tổng đài quốc gia 111 miễn phí 24/7, ngoài ra có ứng dụng 111 cũng có thể tải về, tin nhắn trên Facebook Page của Tổng đài quốc gia 111 hay Zalo 111. Rất nhiều kênh để cha mẹ có thể tìm hiểu, học hỏi, nhờ tư vấn và báo cáo để hỗ trợ bảo vệ con em mình.

“Nội dung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là một trong những chương trình mà Cục Trẻ em quan tâm. Trong thực tiễn, gần đây Cục Trẻ em đã nhận được khá nhiều thắc mắc, đặc biệt trong tháng 5 có tới 40 cuộc gọi liên quan tới vấn đề xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, đồng thời cũng đã có hơn 30 cuộc gọi để phản ánh về những kênh, các clip có nội dung không phù hợp với trẻ em trên mạng. Những thông tin này đã nhanh chóng được Tổng đài 111 chuyển đến các cơ quan chức năng để ngay lập tức xử lý. Với việc Chương trình quốc gia được phê duyệt, sự phối hợp giữa các bên liên quan thể hiện thông qua Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng để hành động sẽ hiệu quả, nhanh chóng, quyết liệt hơn” – bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.