Lãi suất huy động USD cao, gửi VND vẫn có lợi

Nhiều người đang “choáng ngợp” trước hiện tượng các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động USD ngày càng hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu tỉnh táo thì người tiêu dùng vẫn có thể nhận thấy lợi nhuận từ kênh gửi tiền VND truyền thống trong thời điểm hiện nay.

Nhiều người đang “choáng ngợp” trước hiện tượng các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động USD ngày càng hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu tỉnh táo thì người tiêu dùng vẫn có thể nhận thấy lợi nhuận từ kênh gửi tiền VND truyền thống trong thời điểm hiện nay.

Hiện giá USD trên thị trường tự do liên tục điều chỉnh giảm trong những ngày gần đây và chỉ còn xoay quanh ngưỡng 21.080 đồng một USD (mua vào), thậm chí có cửa hàng chào mua 21.050 đồng. Trong khi đó, giá bán cũng hạ xuống 21.110 đồng.

Thời điểm này, một số ngân hàng thương mại đang đẩy lãi suất huy động USD lên cao. Chẳng hạn, tại Ngân hàng Phương Tây (Western Bank), từ ngày 8/1, đã tăng lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn ngắn. Cụ thể, kỳ hạn một tháng lên 5% một năm, hai tháng 5,1% và kỳ hạn ba tháng lên 5,3%. Ngân hàng SeABank cũng đã đưa lãi suất huy động USD lên mức cao nhất là 6% một năm.

Nhiều người tiêu dùng chuyển sang gửi USD để hưởng lãi suất hấp dẫn. (Ảnh minh họa: Hồng Quân)
Nhiều người tiêu dùng chuyển sang gửi USD để hưởng lãi suất hấp dẫn. (Ảnh minh họa: Hồng Quân)

Tại các ngân hàng khác như Kiên Long, Phương Đông, SCB, An Bình... lãi suất huy động USD lên cao, nằm trong mức 5,1% - 5,6%. Chỉ có những ngân hàng lớn có thế mạnh về thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu như Eximbank, ACB, Sacombank… thì lãi suất huy động USD được giữ dưới mức 5% một năm.

Theo lý giải của nhiều ngân hàng, thời điểm cuối năm, lãi suất huy động USD được đẩy lên cao nhằm thu hút nguồn kiều hối đang đổ về. Ngoài ra, các ngân hàng chuẩn bị sẵn nguồn vốn USD để đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp thời gian tới.

Chính vì sức hấp dẫn của việc gửi đồng USD ngày càng lớn, lại trong thời điểm các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng chưa có “sóng lớn”, chứng khoán thì “trồi sụt” thất thường, không ít người có tiền nhàn rỗi đang chuyển sang bài toán gửi USD. Tuy nhiên, nếu làm một phép tính thì khách hàng có thể thấy, lợi nhuận gửi VND vẫn cao hơn nhiều gửi USD.

Giả sử áp mức lãi suất huy động USD cao nhất là 6% một năm, với món tiền gửi 5.000 USD, khách hàng sẽ nhận được tiền lãi 25 USD hằng tháng. Tỷ giá USD/VND hiện ổn định quanh mức 21.100 đồng một USD. Nếu quy đổi theo tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ngày 11/1 là 21.080 đồng (mua vào), tương đương 527.000 đồng.

Nhưng cũng số ngoại tệ 5.000 USD đó, nếu chuyển sang VND theo tỷ giá mua vào là 21.080 đồng với lãi suất 14% một năm thì tiền lãi hàng tháng sẽ là 1,2 triệu đồng.

Chưa kể, để hưởng mức lãi suất huy động USD cao nhất, khách hàng thường phải gửi kỳ hạn dài, trong khi đồng USD trên thế giới liên tục bị mất giá so với các đồng tiền chủ chốt. Khách hàng thông thường chọn gửi kỳ hạn ngắn phần vì phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá và có thể rút vốn linh hoạt. Trong khi đó, các kỳ hạn ngắn, dưới 3 tháng, lãi suất huy động USD chỉ trên dưới 4% một năm.

Với mức lãi suất huy động VND là 14%, so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm vừa được công bố là 11,75% lãi suất thực dương khá cao. Thậm chí, khi tỷ giá có biến động với biên độ lớn, lên tới 22.000 đồng một USD thì người gửi VND vẫn có lợi nhuận cao hơn. Trong điều kiện hiện nay, lãi suất huy động VND tương đối ổn định, khách hàng không còn “đứng núi này, trông núi nọ”.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Vũ Đình Ánh - Viện phó Nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính), chọn gửi VND hay USD còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như rủi ro tỷ giá, nguồn tiền, vị thế người gửi tiền.

Ông Ánh cho rằng, người gửi USD có nguồn thường xuyên thì khác nhưng người đi mua USD ở thị trường tự do gửi vào ngân hàng lại có tính toán khác. Với mỗi doanh nghiệp, nếu có nguồn thu bằng ngoại tệ khác nhau thì sẽ có tính toán riêng.

Trong điều kiện đối tác vẫn chấp nhận thanh toán hàng nhập khẩu bằng EUR thì doanh nghiệp chọn gửi EUR, phòng khả năng đồng USD mất giá so với EUR mặc dù lãi suất huy động EUR thấp hơn hẳn.

Theo
Chí Anh
Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.