Lai rai rồi lại... khề khà

(Đà Nẵng Xuân 2010) - Thôi thì, cứ... thưa đại rằng, người xưa đã nói rõ ràng ràng: phi tửu bất thành lễ hoặc, nam vô tửu như kỳ vô phong, vân vân và vân vân... Ở cái cõi ta - bà này, mần răng mà thiếu rượu cho đặng? Ngay cả mấy ông hiền như - chi - chi, ngày Tết cũng đâu thiếu chai rượu cúng - và - mời khách? Nếu không cần đến cái chất “phá thành sầu”, thì hà cớ chi mà hơn 4.000 năm trước ở Trung Hoa cổ đã có cái món hoàng tửu cay cay nhè nhẹ (e chừng 20 độ).

(Đà Nẵng Xuân 2010) - Thôi thì, cứ... thưa đại rằng, người xưa đã nói rõ ràng ràng: phi tửu bất thành lễ hoặc, nam vô tửu như kỳ vô phong, vân vân và vân vân... Ở cái cõi ta - bà này, mần răng mà thiếu rượu cho đặng? Ngay cả mấy ông hiền như - chi - chi, ngày Tết cũng đâu thiếu chai rượu cúng - và - mời khách? Nếu không cần đến cái chất “phá thành sầu”, thì hà cớ chi mà hơn 4.000 năm trước ở Trung Hoa cổ đã có cái món hoàng tửu cay cay nhè nhẹ (e chừng 20 độ).

Đến thời Xuân thu - Chiến quốc thì rượu đã tràn lan khắp chốn và hình thành cái “lệ” rượu vua ban “quá quý” rồi. Không biết cái món rượu Bất tử của xứ Thiểm Tây nó ra làm răng, chớ còn rượu Thiệu Hưng của tỉnh Triết Giang thì đã đi vào văn hóa đời sống mạnh mẽ sâu bền hung rồi. Nghĩa là, đẻ con trai ra, là mần luôn mấy hũ chôn xuống đất, đặt cho cái tên Trạng Nguyên Hồng để mong sao khi lớn lên, cậu ấm “giật giải” cho cha mẹ nở mày nở mặt. Còn sinh ra con gái thì “đổi danh xưng” là Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, mấy chum rượu là để dành cho cái ngày... thị bẹp vu quy. Ngoài những món lừng danh phổ biến như Ngũ Lương, Mai Quế Lộ, Lư Châu, Mao Đài..., Trung Hoa còn có loại rượu trừ ma quỷ, tên chữ là Đồ Tô, được uống vào dịp cuối năm theo kiểu tống cựu nghênh tân... niên. Mùa xuân rồi mùa hạ, mùa đông uống rượu chi không biết, chớ mùa thu thì nhất định có món hoàng hoa tửu theo lệnh truyền của... câu thơ “ai cũng biết”: thu ẩm hoàng hoa tửu.

Cũng nhất định là, uống rượu rất chi là... gian khổ. Bởi dẫu có “tự bạch” là tam bách lục thập nhật / nhật nhật túy như mê (một năm có 360 ngày / ngày nào ngày nấy cũng đều đều xỉn say) nhưng ông Lý Bạch vẫn giữ được cái cốt cách “tiên” của một thi sĩ sành rượu. Con người ta uống rượu là để vui vầy, để diệt cái con sâu rầu rĩ, cho nên đừng kể chi tới cái bọn tham quan suốt ngày chè chén mặc cho dân chết đói như mô tả của ông Bạch Cư Dị: Thực bảo tâm tự nhược / Tửu hàm ích khí chân / Thị tuế Giang Nam hạn / Cồ Châu nhân thực nhân mà nhà thơ Tản Đà của chúng ta đã “diễn Nôm” rất sáng tạo: Ăn no khoan khoái tâm hồn / Rượu say ý khí hùng hồn càng thêm / Năm nay hạn hán Giang Nam / Cồ Châu người lại mổ người mà ăn.

Cái bọn mũ áo xênh xang, mặt mày huých lác ấy, ăn thì đòi cho được cá ở hồ Thiên Trì (tỉnh Hà Nam), tráng miệng thì phải có quít hồ Động Đình (ở tận tỉnh Sơn Tây) phục dịch, làm sao sánh được với một nhân vật võ lâm là Hắc Bạch Tử ở Cô Mai sơn trang trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, đang giữa mùa hè nóng bức, mới nhúng tay vào ly rượu, vận Hàn băng chỉ lên để “ướp lạnh” rượu đặng uống cho nó mát cái cần cổ mà chẳng cần pha đá lạnh hoặc glacer trong tủ lạnh như mấy ông Tây, và chẳng cần... em nào phục vụ cả! Một nhân vật võ biền khác của Kim Dung là Tổ Thiên Thu trong Tiếu ngạo giang hồ cũng rất chi là cầu kỳ, còn hơn cả... bác Nguyễn Tuân nhà ta, khi lúc nào cũng lè kè lách ca lách cách 16 loại chung chén, mỗi thứ phải uống với một loại rượu thì mới đúng điệu con nhà, mới “rõ” được cái hay cái đẹp của từng loại danh tửu. Hẳn rằng, anh “nhà binh” này là con cháu gì của cụ thi sĩ Vương Hàn đời nhà Đường chăng, vì y đã lặp lại lời dạy Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi (uống rượu bồ đào, phải rót vào chén ngọc dạ quang thì mới tôn vinh được sắc rượu óng ánh hồng)!

Nhưng dẫu có là tiên ông như Lý Thiết Quài, Lữ Đồng Tân, ẩn sĩ như Trúc Lâm thất hiền, hoặc ngông nghênh thi sĩ như... cụ Tản Đà (mặc quần dài, đeo be rượu, lội đứng ra giữa biển Đồ Sơn, cạy mấy con sò trên đá mà uống rượu), e rằng chẳng ai có được cái... thính giác rượu như thi thánh Đỗ Phủ, bởi ổng chỉ mới nghe người ta giã gạo làm rượu thôi mà đã... sương sương rồi (Văn đạo Vân An khúc mễ xuân / Tài khuynh nhất trản tức huân nhân).

Nhưng nếu mà cứ nhắc hoài tới tài rượu của cánh mày râu, e rằng mấy con sư tử Hà Đông (à quên, mấy bà xã thân yêu của các anh) nổi khùng lên thì... tan bầu bay chén mất. Bèn phải kể nịnh khi miêu tả cái tài uống rượu rất chi là văn hoa điệu nghệ của bà hoàng nổi tiếng Từ Hy Thái Hậu đời nhà Thanh bên Trung Hoa. Hoặc để cho có vẻ trí-thức-Tây-nhà-đèn, thì dẫn ra cái chuyện ở Ai Cập, có nữ hoàng đẹp hết ý Cleopâtre (mà nếu cái mũi của bả ngắn lại một tỉ tì ti là cả thế giới đã thay đổi không giống như ngày nay rồi), trong bữa tiệc tiếp đãi tướng quân Mc Antoine, mới bỏ viên hồng ngọc to bự vào ly giấm cho giấm hóa ra màu đỏ, rồi đem pha vào ly... cuốc lủi đặng mà dâng lên cho người hùng này cho nó bõ bèn cái tình của trang giai nhân có máu... “đình ta”!

Sa đà mà nói... như say, thì có nói cạn cả mùa xuân, chuyện rượu e rằng hãy còn đầy. Bởi, từ chén rượu sinh ly của mỹ nhân Ngu Cơ - anh hùng hạng Võ, “chạy” tới bữa rượu đào viên kết nghĩa của ba anh em Lưu Bị - Quan Công - Trương Phi, cũng đã hòm hòm vài ba trăm năm rồi. Nếu mà kéo rê chỉ riêng khoảng đời nhà Đường không thôi, thì chừng 300 năm với cả vạn ông thi sĩ, mỗi ông một... giọt rượu, dù là uống theo kiểu hiền khô Kim nhật hoa tiền ẩm / Cam tâm túy sổ bôi / Đản sầu hoa hữu ngữ / Bất vị lão nhân khai (dịch “chơi” rằng: Hôm nay uống rượu trước hoa / Cũng đành mấy chén... sơ sài mà thôi / Chỉ buồn hoa... biết tiếng người / Cớ sao chẳng chịu mỉm cười với... ôn?) như thi sĩ Lưu Vũ Tích, chớ chẳng dám chơi theo mô-đen múa kiếm uống rượu của ông tiên Lý Bạch, thì cũng... té chết giữa đường rồi, chớ chẳng còn hơi sức đâu nữa mà lết tới bữa rượu giả đò say... đái ngay trước cung Càn Thanh của tể tướng Lưu gù mới đây trên Đài Truyền hình Việt Nam!

Nhưng mà chuyện rượu nghe mềm môi như rứa, can cớ chi mà mấy bà xã (mấy con cọp?) cứ liếc xéo liếc nghiêng, hừ hè nguýt nghiếc, hử? Phải kể tội mấy bả, vì đã làm cho một trong bát đại gia đời nhà Tống là Tô Đông Pha sợ quá đến nỗi... nhầm cọp ra sư tử, làm cho hậu thế cứ phải phân vân vì cái câu thơ Hốt văn Hà Đông sư tử hống / Lạc thủ trụ trượng tâm man nhiên (giảng giải... ẩu rằng: Bỗng nghe sư tử Hà Đông hét / Run tay, gậy rớt, tim giật thót). Phân vân vì ông thi sĩ họ Tô đâu có qua châu Phi mà nghe sư tử gầm, hay ở kinh đô Tràng An lúc đó đã có... sở thú? Thôi thì, chưa rõ thì hãy “khoanh lại” mà để đó đặng ghi hai chữ Tồn Nghi. Hết Tết rồi, sẽ… tính tiếp, hỉ? Còn bây giờ, thì hãy nâng cốc mà… dzô, OK?

NGUYỄN ĐÔNG NHẬT

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.