Lại “nóng” chuyện nhập cư ở Pháp

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày 8/4 đe dọa sẽ áp dụng trở lại việc kiểm tra hộ chiếu đối với tất cả các công dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đi vào lãnh thổ Pháp nếu các nước thành viên liên minh này không tích cực trong việc hạn chế người nhập cư bất hợp pháp.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày 8/4 đe dọa sẽ áp dụng trở lại việc kiểm tra hộ chiếu đối với tất cả các công dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đi vào lãnh thổ Pháp nếu các nước thành viên liên minh này không tích cực trong việc hạn chế người nhập cư bất hợp pháp.

Tổng thống Pháp Sarkozy. Ảnh: DM
Tổng thống Pháp Sarkozy. Ảnh: DM

Tổng thống Pháp trong một bài phát biểu hôm 8/4 đã chỉ đích danh Hy Lạp là “thủ phạm” chính trong việc cho phép dòng người tị nạn lũ lượt qua khu vực biên giới “không được bảo vệ” giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ. “Có đến 120km nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ không được bảo vệ” – ông Sarkozy nói. Vị Tổng thống cũng đã đưa ra thời hạn 1 năm cho các nước EU thắt chặt an ninh trước khi Pháp rút khỏi khối Hiệp ước Schengen - hiệp ước về đi lại tự do giữa 25 nước châu Âu.

“Trong phạm vi quyền hạn của mình, tôi yêu cầu phải có những hình thức xử phạt đối với thực trạng này. Tôi sẽ dành 1 năm để các nước khác đưa ra những thay đổi đối với thực trạng này, nếu không chúng tôi sẽ dừng tư cách thành viên Hiệp ước Schengen”.

Quan điểm ngày càng cứng rắn của ông Sarkozy về vấn đề nhập cư được xem là một trong những nỗ lực hòng giành được lá phiếu của các cử tri đối với đảng Đảng Liên minh vì phòng trào nhân dân (UMP) trong bối cảnh kết quả các cuộc thăm dò cho thấy đương kim tổng thống đang bị ứng viên thuộc đảng Xã hội Francois Hollande bỏ xa trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 này.

Hạn chế người nhập cư đang là một trong những chủ đề nóng tại Pháp, trước tình hình khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng, an ninh bất ổn và những rắc rối liên quan đến dòng người nhập cư từ Bắc Phi tràn qua châu Âu. Ông Sarkozy hồi tháng 3 vừa qua từng nói rằng, thắt chặt an ninh khu vực biên giới là cách duy nhất để tránh một “sự bùng nổ tại châu Âu”.

Phát biểu trước một đám đông những người biểu tình hồi đầu tháng 3, ông Sarkozy cho rằng việc không kiểm soát chặt chẽ những người nhập cư sẽ dẫn đến sự cản trở khả năng tiếp nhận và hội nhập của những người nhập cư và đẩy mạng lưới an sinh xã hội trên khắp châu lục vào hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 31/3, chính phủ Pháp đã công bố dự luật thắt chặt các quy định về nhập cư và áp đặt các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với giới chủ tuyển dụng lao động người nước ngoài mà không có giấy phép lao động.

Theo dự luật - do Bộ trưởng Nhập cư Pháp Eric Besson đệ trình - thời hạn tạm giam đối với người nhập cư bất hợp pháp sẽ tăng từ 32 lên 45 ngày, sau đó các nhà chức trách có thể ra quyết định trục xuất họ hoặc điều tra thêm. Ngoài ra, dự luật còn quy định bất cứ ai bị phát hiện sử dụng lao động là người nhập cư bất hợp pháp sẽ bị phạt tù tới 5 năm và bị phạt tiền lên đến 15.000 euro (20.140 USD).

Ông Sarkozy cũng đã tuyên bố sẽ giảm gần một nửa số người nhập cư mỗi năm vào Pháp, từ 180.000 người/năm xuống còn 100.000 người, thông qua áp dụng các điều kiện chặt chẽ cho việc đoàn tụ gia đình và cho các đám cưới giữa người Pháp và người nước ngoài. Đây là lần thứ 6 kể từ năm 2002 đến nay chính phủ Pháp tăng cường các quy định về nhập cư.

Kết quả của các cuộc thăm dò được thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy, có từ 48 đến 63% người Pháp đồng tình với quyết định của chính phủ khi trục xuất những người nhập cư lang thang ăn xin tại những tuyến đường hầm xuống tàu điện ngầm hoặc lấn chiếm những khu đất trống làm chỗ trú ngụ. Nhưng cũng có đến 72% khẳng định họ phản đối việc hạn chế người nhập cư và trục xuất họ khỏi Pháp vì đây là hành động mang tính chất phân biệt chủng tộc.

Liên quan đến cuộc bầu cử diễn ra trong 11 ngày tới tại Pháp, kết quả của cuộc thăm dò do Viện Ý kiến dư luận Pháp (IFOP) tổ chức cho tờ Paris-Match được công bố vào tối 9/4 cho hay, ông Sarkozy đã đánh mất 1% tỷ lệ ủng hộ ở vòng 1 trong khi ông Francois Hollande lại được thêm 0,5%.

Cụ thể, 28% trong số 1.002 người ở độ tuổi từ 18 trở lên được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho ông Sarkozy trong cuộc bầu cử vòng 1, giảm 1% so với cuộc thăm dò trước đó một tuần trong khi ông Francois Hollande nhận được 27% sự ủng hộ, tăng thêm 0,5%. Ứng cử viên cực hữu của Mặt trận quốc gia Marine Le Pen đứng thứ 3 với 17%. Ứng cử viên cánh tả của Mặt trận cánh tả Jean Luc Melenchon đứng thứ 4 với 13,5% phiếu ủng hộ.

Minh Ngọc (Theo DM, BBC)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.