Lạ lùng chuyện cả làng hàng trăm năm thờ đá “biết lớn khôn”

Có lẽ đành phải chờ vài chục năm nữa, trở lại thăm hòn đá và nhìn bằng mắt thường thấy đá có “lớn khôn” nữa hay không thì mới dám khẳng định sự việc. Kể cũng lạ, có lẽ chẳng có ngôi làng nào ở nước ta sì sụp thờ cúng… hòn đá như ở làng La Khê Bãi.

[links()] Nếu bạn là người tò mò thì không nên đọc bài viết này, vì kết thúc câu chuyện, tò mò sẽ… càng tò mò hơn.

Đó cũng là tâm lý của một số người dân thôn La Khê Bãi (xã Hương Thọ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) hàng trăm năm nay vẫn cho rằng hòn đá được thờ trong ngôi miếu nằm trên địa bàn thôn to lên mỗi ngày, ngày xưa nhỏ bằng chiếc bình vôi nhưng bây giờ đã nặng hơn một tấn. Oái oăm ở chỗ đá được mặc xiêm y và đến giờ cũng chẳng ai biết “mặt ngang mũi dọc” của “đá mẹ” như thế nào.
Không ai biết bí mật nào về hòn đá phía sau những tấm vải được che phủ này?
Không ai biết bí mật nào về hòn đá phía sau những tấm vải được che phủ này?
Cả làng thờ… hòn đá
Người già trong làng cho biết, vào khoảng năm 1800 khi những người đầu tiên đến vùng núi huyện Hương Trà (nay là Thị xã Hương Trà) lập ra thôn La Khê Bãi thì đây là vùng đồi núi hoang vu. Địa thế của làng lại được xem là “hợp phong thủy” bởi có núi có sông nên xóm làng ngày một no ấm, mùa màng bội thu quanh năm.
Truyền thuyết cũng bắt đầu từ đây: “Ngày đó có bác nông dân trong làng đang cày ruộng đến trưa thì liên tục bị một hòn đá nhỏ cứ va chạm vào lưỡi cày. Nghĩ là hòn đá bình thường, ông nhặt bỏ lên bờ nhưng rồi một lúc sau lại thấy hòn đá lúc trước chặn ngang lưỡi cày.
Sự việc xảy ra nhiều lần như thế khiến bác nông dân bất chợt giật mình suy nghĩ, chắp tay van vái: “Nếu là thần thánh phương nào xin cho tôi một điềm báo tôi sẽ mang về trình xóm làng lập miếu thờ Ngài”. Vừa dứt câu nói một ánh hào quang chớp nhoáng tỏa sáng phát ra từ hòn đá”, trưởng thôn La Khê Bãi, ông Lê Văn Quảng thuật lời cha ông truyền lại.
Các già làng đã quyết định lập miếu chăm lo hương khói hòn đá kì lạ ngay đầu làng gọi là Linh Sơn Điện. Một bô lão trong thôn cho biết ngôi miếu lúc xưa vốn nhỏ bé và đơn sơ, chỉ vừa đặt chiếc am nhỏ và hòn đá.
Từ khi lập miếu Linh Sơn xóm làng ngày một phồn thịnh hơn, người trong thôn không hề ốm đau khiến dân làng truyền tai nhau có “vị thần giáng thế giúp làng”, hàng năm dân tu sửa miếu ngày càng “hoàng tránh hơn”. Đến năm 1957, có một người là cháu nội vua Thiệu Trị đã đứng ra quyên góp tiền bạc xây dựng miếu thành ngôi kiên cố khang trang rộng rãi như ngày nay.
Trải qua thời gian được tu sửa, nay miếu được xây dựng hoàn chỉnh với nhiều công trình phụ như: Am Lục động, am Thổ thần, nhà Tăng thờ… Người nông dân năm xưa có công đưa hòn đá thần lên cạn cũng được lập am thờ ngay trong khuôn viên miếu.
Theo lời kể các bô lão thôn thì nay miếu đã ngoài 200 năm tuổi. Hàng năm toàn bộ dân làng tập trung tại miếu làm lễ cầu an vào hai ngày 16 - 17 tháng Giêng. Ngoài ra vào tháng 3, tháng 7 âm lịch, làng long trọng tổ chức lễ vía “Mẹ”.
Họ cho rằng vị đức Thánh Mẫu đã nhập hồn vào hòn đá, tên gọi Đá mẹ nằm xuất phát từ chính quan niệm này. “Cả làng này từ trẻ con đến người lớn ai cũng thuộc nằm lòng truyền tích về Đá mẹ nằm. Hòn đá đã mang lại bình yên, ấm no cho dân làng chúng tôi”, già làng Đe nói.
Các già làng thôn khẳng định chuyện hòn đá “biết lớn khôn” là sự thật?
Các già làng thôn khẳng định chuyện hòn đá “biết lớn khôn” là sự thật?
Đá cũng có xiêm y 
Dù chẳng biết “mặt ngang mũi dọc” hòn đá trong miếu như thế nào, nhưng cả người dân thôn đều cho rằng hòn đá “mặc xiêm y” lớn dần mỗi ngày, nói cách khác là “có khôn lớn”. Ông Lê Văn Thích, Phó ban tổ chức các lễ hội thôn dẫn giải cụ thể : “Nghe cha ông kể lại rằng năm 1957 xây điện, làng đã huy động 12 thanh niên trong thôn khiêng “đá Mẹ” lên bàn thờ. Nhưng bây giờ tảng đá đã lớn đến mức hàng trăm người chưa chắc đã khiêng nổi”. 
Dẫn khách vào chính điện, ông Thích trang nghiêm chỉ tay vào một khối vật thể phủ kín vải nói rằng đó chính là “Đá mẹ” nằm. Theo quan sát của phóng viên, tảng đá cao khoảng 1,5m, bề ngang rộng chừng 0,8m. Những tấm vải phủ lên phiến đá gọi là áo của “Mẹ”, những bộ y áo được thay khi áo cũ sờn rách.
“Chỉ duy nhất những phụ nữ phụ trách việc trông coi miếu mới được phép thay áo cho Đá mẹ nằm. Khi tiến hành lễ thay áo, người ta cũng không lột hết mà giữ lại 2 – 3 lớp áo dưới cùng, không được phép lấy hết áo ra khỏi tảng đá”, ông Thích cho biết thêm. Đó cũng là lí do giải thích việc vì sao hàng trăm năm nay chưa một ai nhìn thấy khối đá hình thù thế nào.
Những bậc cao niên trong làng đều cho hay theo lời các tiền bối làng truyền lại, đó là một khôi đá có màu đen bóng. Đặc biệt vào những lúc mưa giông người ta nhìn thấy từ phiến đá hiện lên 5 màu sắc khác nhau lấp lánh, bởi vậy Đá mẹ nằm còn được gọi là đá ngũ sắc. Trở lại với ý kiến cho rằng hòn đá vô tri vô giác “khôn lớn” từng ngày, cụ ông Lê Văn Đại ( 67 tuổi), thành viên trong ban quản lí miếu cho rằng câu chuyện trên hoàn toàn có thật.
Cụ còn khăng khăng: “Hiện nay kích thước khối đã vẫn tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn trước”. Khi người viết thắc mắc “liệu có phải chính những lớp vải được phủ lên thường xuyên đã làm kích thước khối đá tăng?”, thì nhận được lời quả quyết “không phải”. “Một hai lớp vải thì kích thước tăng lên có đáng bao. Đằng này chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng nhận thấy Đá mẹ nằm to lên rõ ràng”, một thành viên được thôn cắt cử trông coi miếu lí giải.
Quanh hòn đá được cho là “biết lớn khôn”, người địa phương còn truyền tai nhau những câu chuyện nội dung tựa truyền thuyết, như khu vực quanh miếu người nào muốn nhảy sông tự vẫn cũng đều bất thành vì những lý do ngăn cản “trên trời rơi xuống; từ xưa đến nay hễ lúc nào xóm làng gặp phải chuyện dữ như bệnh tật, mùa màng thất bát thì y như rằng khấn nguyện “đá thần” sẽ hóa giải thành công; hay trong suốt hàng chục năm bom rơi đạn lạc thời Mỹ – Ngụy, chưa có một người làng nào thiệt mạng…
Xâu chuỗi lại những thông tin làm cuộc khảo sát nhanh, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhau. Có người cho rằng miếu Linh Sơn thật sự “linh thiêng”, nhưng cũng có người cho rằng đó chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên trong cuộc sống. 
Đem những thắc mắc đến hỏi chính quyền địa phương, ông Mai Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ cho biết: “Hiện chưa thể chứng minh được chuyện phiến đá “biết khôn lớn” liệu có thật hay không bởi theo quy định của làng thì không ai được lật bỏ tấm vải che phiến đá. Hoạt động của miếu cũng không hề có biểu hiện vi phạm pháp luật nên chính quyền địa phương chưa cần thiết đến mức phải tiến hành giám sát, kiểm tra”.
Cũng theo vị Chủ tịch xã: “Linh Sơn điện là ngôi miếu cổ đã có từ lâu đời, hàng năm ngoài người dân bản địa có rất nhiều du khách khắp nơi đến miếu hành lễ. Ngôi miếu có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân”
Trở lại phần dẫn chuyện, vậy là mọi người thêm một lần “tức anh ách” khi vẫn không rõ hòn đá có “lớn khôn” thật hay không?. Có lẽ đành phải chờ vài chục năm nữa, trở lại thăm hòn đá và nhìn bằng mắt thường thấy đá có “lớn khôn” nữa hay không thì mới dám khẳng định sự việc. Kể cũng lạ, có lẽ chẳng có ngôi làng nào ở nước ta sì sụp thờ cúng… hòn đá như ở làng La Khê Bãi.
Mai Long

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.