Lạ kỳ những vụ kết hôn với… động vật

Lạ kỳ những vụ kết hôn với… động vật
(PLO) - Kết hôn với động vật, mới nghe qua ai cũng cảm thấy đó là một câu chuyện thật sự hoang đường và lẽ dĩ nhiên là không thể xảy ra. Nhưng chuyện hoang đường và không thể xảy ra ấy lại vẫn diễn ra ở đất nước Ấn Độ.

 

Kết hôn với chó

Theo quan niệm của nhiều vùng nông thôn ở Ấn Độ, họ cho rằng, việc thực hiện nghi lễ kết hôn với động vật này sẽ giúp họ xua đuổi tà ma, sự xui xẻo, giải thoát lời nguyền nào đó và mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống.

Trước tiên là trường hợp của cô bé Mangli Munda, 18 tuổi, sống ở một khu vực hẻo lánh Jharkhand, thuộc miền Đông Ấn Độ. Cô bị ép buộc phải lấy một “chú chó” làm chồng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc một đạo sư trong ngôi làng của Munda nói với cha mẹ cô rằng, cô bị nguyền rủa, họ và dân làng sẽ gặp tai họa nếu để Munda kết hôn cùng một người đàn ông.

Sau những lời của vị đạo sư, các trưởng làng nhanh chóng tổ chức đám cưới cho Munda và một chú chó tên Sheru. Lễ cưới của cô bé có hơn 70 khách mời tham dự để chúc mừng. Đây là một đám cưới xa hoa ở miền quê hẻo lánh này, thậm chí có cả xe hơi để đưa rước. Munda chẳng cảm thấy hạnh phúc, vì người cô lấy không phải là một người đàn ông cô yêu thương mà lại là một chú chó. Tuy nhiên, cô vẫn phải thực hiện lễ cưới này theo ý của bố mẹ, dân làng và tin rằng việc làm này sẽ thay đổi vận mệnh, giúp cô tránh khỏi những điều không may mắn trong cuộc sống.

Khi được hỏi, cô nói: “Những đám cưới kiểu như thế này đã diễn ra rất nhiều ở làng. Tôi chấp nhận lễ cưới này vì các trưởng làng tin rằng chỉ khi tôi kết hôn với chú chó Sheru mới là cách duy nhất để thoát khỏi những tai họa và chuyển những tai họa của tôi sang chú cho đó. Tôi lấy chú chó này nhưng không có nghĩa là tôi không được lấy người đàn ông khác. Sau này, tôi cũng sẽ được tự do kết hôn với người đàn ông của đời mình và có một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc”. 

Đám cưới của cô đặc biệt được tổ chức linh đình, mọi người cùng nhau nhảy múa, hát hò, chúc phúc và làm những nghi thức giống như những lễ cưới bình thường. Chú chó cưới Munda cũng được tôn trọng như những chú rể bình thường. Theo phong tục của làng, đám cưới này không ảnh hưởng gì đến cuộc sống sau này của Munda, cô vẫn được kết hôn với người khác và có thể coi chú chó như vật nuôi trong gia đình. 

Kết hôn để chuộc tội

Một đám cưới khác cũng diễn ra vào năm 2007, một người đàn ông tên P.Selvakumar ở miền nam Ấn Độ đã kết hôn với một con chó cái theo nghi thức truyền thống của đạo Hindu. Lễ cưới này được coi như một hành động chuộc lỗi, vì trước đó anh P.Selvakumar đã ném chết hai con chó khác và là nguyên nhân dẫn đến những tai họa liên tiếp ập đến. 

Cách đây 15 năm, P.Selvakumar đã ném đến chết 2 chú chó và treo xác chúng lên cây. Thời gian sau đó anh bị tê liệt cả chân lẫn tay và điếc bên tai trái. Về sau, một nhà chiêm tinh đã nói với anh rằng, anh phải cưới một “cô chó” làm vợ thì mới có thể thoát khỏi những tai ương và bệnh tật. Những người mê tín dị đoan ở làng tin rằng, khi tổ chức đám cưới cho người với chó hay các loài động vật khác có thể giúp tránh khỏi lời nguyền nào đó.

Lễ cưới diễn ra tại một ngôi đền Hindu thuộc bang miền nam Tamil Nad. “Cô dâu chó” mà anh cưới làm vợ có tên là Selvi, một con chó hoang được gia đình anh bắt về tắm rửa, mặc một chiếc áo sari màu cam và đeo vòng hoa ở cổ. Anh và gia đình đã có một bữa tiệc vui vẻ, trong khi Selvi chỉ nhận được một chiếc bánh bao. 

Cưới rắn làm vợ

Chó vẫn còn là động vật khá thân thiết với con người, nhưng kết hôn với loài bò sát như rắn lại càng khiến cho nhiều người cảm thấy lạnh sống lưng. Khoảng 15.000 người đổ xô đến xem lễ cưới khác thường của một người đàn ông và một con rắn ở một ngôi làng xa xôi thuộc Badwapur, bang Phoolpur, Ấn Độ. 

Anh nông dân Sandeep Patel, 27 tuổi, tuyên bố rằng anh sẽ kết hôn với một con rắn, vì anh tin rằng, con rắn hổ mang mà anh kết hôn cùng là một cô gái xinh đẹp đem lòng yêu anh ở kiếp trước và muốn kết hôn với anh ở kiếp này. Anh còn nói với dân làng rằng, mình có thể biến thành rắn vào ban đêm khi rơi vào trạng thái mộng mị, thôi miên sâu. Dân làng lại càng mê tín hơn khi thầy tu của làng “thêm bớt” rằng, Sandeep từ khi sinh ra đã có những đặc điểm của loài rắn, từ cách đi đứng, ăn uống hay cách lè lưỡi giống như loài rắn...

 

Sandeep và gia đình đã phải mất 2 tuần để chuẩn bị cho lễ cưới và phát thiếp mời cho mọi người. Lễ cưới diễn ra trong một nhà thờ dưới sự chứng kiến của các thầy tu và tín đồ mộ đạo, Sandeep tỏ ra hạnh phúc, anh mặc một chiếc quần âu và chiếc áo vest màu trắng, tay cầm một bó hoa rực rỡ. Tuy nhiên, ngay sau đó cảnh sát đã có mặt để ngăn cản đám cưới khác lạ này.

Cả Sandeep và cha anh là Dayashankar đều bị bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng” còn vị tu sỹ làm lễ cho “cặp đôi khác thường” đã bỏ chạy vì hoảng sợ. Báo chí Ấn Độ ngay sau đó đưa tin, đám đông người mộ đạo đã dọa sẽ gây bạo loạn vì cảnh sát đã làm đám cưới bị trì hoãn. Cảnh sát đã phải gọi lực lượng viện trợ tới để giải tán đám đông và yêu cầu họ trở về nhà tại các ngôi làng xung quanh.

Người Ấn Độ coi rắn, đặc biệt là rắn hổ mang chúa là biểu tượng của chúa Silv a- vị thần của hủy diệt, vì thế họ rất tôn sùng loài vật này. Người dân nơi đây thậm chí còn chào đón đám cưới này với một niềm tin những ai tham dự đám cưới này sẽ nhận được may mắn. 

Lễ cưới này không phải là lần đầu tiên, cách đây 9 năm, một phụ nữ 30 tuổi, có tên Bimbala Das, cũng cử hành hôn lễ với một con rắn hổ mang ở làng Tala, bang Orissa. Tuy nhiên, khi lễ cưới diễn ra, con rắn lại không chịu ra khỏi hang nên Bimbala phải dùng rắn giả bằng tượng đồng để có thể dụ được “chú rể” ra ngoài.

Cô Bimbala Das cho hay, “Mặc dù rắn không thể nói cũng không thể hiểu nhưng chúng giao tiếp theo một cách đặc biệt. Bất cứ khi nào tôi đặt sữa gần tổ, nó luôn ra ngoài để uống và không bao giờ làm hại tôi”. Khi đó, dân làng tại đây đều vui mừng bởi sự kiện này. Họ khẳng định đám cưới sẽ mang lại điều may mắn cho cả làng.

Tin cùng chuyên mục

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.