Ký ức cũ giữa một thành phố mới

Ngày khánh thành ngôi nhà mới, ông Phạm Văn Rê, ở phường Nại Hiên Đông không quên mời tôi. Cả đời ông, đến thế hệ của con ông, chắc chắn sẽ khó mà có được căn nhà khang trang, kiên cố đến như vậy nếu không được vào ở “đất liền”, với sự đổi đời từ sông lên phố, sau khi thành phố Đà Nẵng chủ trương xóa khu nhà chồ ở phía bờ Đông sông Hàn, đưa các hộ vào tái định cư tại các khu dân cư mới. Được thành phố bố trí đất, dành dụm hơn 10 năm trời và được sự giúp đỡ của bà con, của cộng đồng, gia đình ông đã có được căn nhà mới rộng 70m2, tiện nghi khá đầy đủ so với những gia đình làm nghề chài lưới ven sông...

Ngày khánh thành ngôi nhà mới, ông Phạm Văn Rê, ở phường Nại Hiên Đông không quên mời tôi. Cả đời ông, đến thế hệ của con ông, chắc chắn sẽ khó mà có được căn nhà khang trang, kiên cố đến như vậy nếu không được vào ở “đất liền”, với sự đổi đời từ sông lên phố, sau khi thành phố Đà Nẵng chủ trương xóa khu nhà chồ ở phía bờ Đông sông Hàn, đưa các hộ vào tái định cư tại các khu dân cư mới. Được thành phố bố trí đất, dành dụm hơn 10 năm trời và được sự giúp đỡ của bà con, của cộng đồng, gia đình ông đã có được căn nhà mới rộng 70m2, tiện nghi khá đầy đủ so với những gia đình làm nghề chài lưới ven sông...

Xây dựng cơ sở hạ tầng, một trong những đột phá của thành phố.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, một trong những đột phá của thành phố. 

Khi còn là thành phố cũ, tôi đã về khu nhà chồ ở phường Nại Hiện Đông để viết bài phóng sự “Nỗi khổ nhà chồ”. Những ai đã đến Đà Nẵng gần 20 năm về trước, không thể không có những cái nhìn nhức nhối khi so sánh bên bờ Tây sông Hàn là những tòa nhà cao tầng, đêm đêm đầy ánh điện, đường sá tấp nập người và xe qua lại. Bên tê sông, phía bờ Đông sông Hàn là những khu nhà chồ nhếch nhác với nhà không số, phố không tên, đêm không điện. Để thực hiện bài phóng sự, tôi đã đến nhiều gia đình ở nhà chồ để tìm hiểu cảnh sống của từng gia đình. Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, thế nhưng đều giống nhau ở chỗ: mù chữ, sinh đẻ nhiều, con cái lam lũ, kiếm sống qua ngày, không biết đến ngày mai... Cũng như nhiều gia đình khác, nhà chồ của ông Rê không có nhà vệ sinh, mọi chất thải đều đổ xuống sông và nước sông cũng chính là nước sinh hoạt hằng ngày, ốm đau, bệnh tật luôn rình rập. Muốn vào “đất liền” phải dùng thuyền, hoặc đi trên những chiếc cầu tre xiêu vẹo, đầy nguy hiểm... Nhà nào cũng một bầy con nheo nhóc, con cái trên mười tuổi phải theo cha mẹ chài lưới trên sông hoặc hôi cá tại các bến cá. Những người dân ở nhà chồ đa số là ở Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên... chạy chiến tranh ra lập nghiệp trước năm 1975.

Nhà chồ ở bờ Đông sông Hàn bây giờ với nhiều người ở Đà Nẵng cũng như với gia đình ông Rê và những hộ nhà chồ khác chỉ còn trong ký ức. Thế nhưng, để “có” một ký ức đó, là cả một cuộc cách mạng về nhân văn, về chỉnh trang và phát triển đô thị mà cả một thời gian dài, nhiều thế hệ lãnh đạo của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (cũ) và thành phố Đà Nẵng (cũ) đã nghĩ đến nhưng chưa thực hiện được...

Cũng như những cư dân sống ở nhà chồ, những ai đã từng sống ở Đà Nẵng từ trước khi thành phố trực thuộc Trung ương đều cảm nhận một Đà Nẵng đầy mới mẻ của ngày hôm nay. Đà Nẵng sau năm 1975 và trước ngày chia tách là một đô thị nhỏ bé. Khi đó, không gian đô thị chỉ gói gọn trong phạm vi các quận Hải Châu, Thanh Khê và một phần các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, tương ứng với diện tích 5.600ha. Các khu dân cư phần lớn sống trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật kém, đặc biệt là các xóm dân chài, mà dân ở nhà chồ là một minh chứng cho sự lạc hậu và đói nghèo. Những con đường đất trong đô thị còn khá phổ biến. Nạn ngập nước trong mùa mưa bão thường xuyên xảy ra.

Bây giờ, địa giới đô thị của Đà Nẵng gấp gần 3 lần địa giới cũ. Hệ thống hạ tầng được nâng cấp và phát triển khá đồng bộ. Các khu dân cư mới được quy hoạch khang trang. Các khu phố cũ được cải tạo, nâng cấp. Các cơ sở kinh tế lớn được định hình. Các cơ sở kinh tế nhỏ được đưa ra khỏi trung tâm thành phố. Khả năng cung cấp điện, nước và các dịch vụ đô thị được bảo đảm. Bộ mặt kiến trúc đô thị có tổ chức. Vệ sinh môi trường được cải thiện rõ rệt...

Để có được một diện mạo mới như ngày hôm nay là nhờ thành phố đã có những chính sách, biện pháp tích cực, hữu hiệu và có thể đúc kết thành những bài học quý báu. Trước hết, đó là sự quan tâm đặc biệt của  lãnh đạo thành phố về công tác quy hoạch xây dựng đô thị, xem đó là lĩnh vực hàng đầu. Thành phố đã phát huy mọi nguồn lực có thể để tập trung cho sự nghiệp phát triển đô thị. Ngoài việc định kỳ nghe báo cáo và chỉ đạo kịp thời các vấn đề hết sức cụ thể, lãnh đạo thành phố luôn thường xuyên kiểm tra thực tế tình hình thực hiện, sắp xếp lịch tiếp dân giải quyết các kiến nghị.

Yếu tố thành công nhất của ý chí lãnh đạo là lòng quyết tâm rất cao, là sự lôi cuốn được niềm tin, sự đồng thuận của cộng đồng xã hội và đặc biệt là lòng nhiệt tình cao độ của lực lượng trực tiếp tham gia thực thi những ý chí đó. Đà Nẵng đã dám làm những việc mà nhiều năm trước đó ít ai dám nghĩ như: Giải tỏa hàng vạn ngôi nhà để mở những tuyến đường huyết mạch như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Linh, Trần Hưng Đạo, Sơn Trà-Điện Ngọc, Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Thọ… Thu hồi, chuyển đổi hàng nghìn hecta đất để mở rộng các khu đô thị Tây Bắc, Nguyễn Tri Phương-Trường Sa, Thuận Phước, Bắc Mỹ An, Nại Hiên Đông, Hòa Hải... Thành phố đã mạnh dạn kè sông, lấn biển, bạt núi để khai thác các giá trị còn tiềm ẩn... Các dự án đầu tư luôn bảo đảm cân đối được quỹ đất tái định cư và các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật. Các thiết chế xã hội cũng luôn được lồng ghép thận trọng trong các đồ án quy hoạch nhờ sự phối hợp chặt chẽ và kịp thời giữa các cấp, ngành, các địa phương.

Trong trường hợp các dự án riêng biệt không cân đối được quỹ đất tái định cư thì các yếu tố đó sẽ được cân đối lại bằng các dự án lân cận, trên cơ sở phù hợp quy hoạch trên diện rộng. Điều đó được minh chứng trên thực tế là các khu quy hoạch mới có giá trị cao hơn hẳn khi chưa đầu tư. Các hộ dân tái định cư được sống trong môi trường mới có dịch vụ xã hội tốt hơn và nhanh chóng ổn định cuộc sống. Những khu vực như đường Nguyễn Văn Linh, Lê Đình Lý, Hàm Nghi... được hình thành từ bàu Thạc Gián-Vĩnh Trung; khu dân cư Tuyên Sơn hình thành từ khu vực thấp trũng; những đường phố Trần Hưng Đạo, 2 tháng 9, 3 tháng 2 được hình thành từ những xóm nhà chồ hay từ ruộng rau muống... Các trung tâm đô thị Tây Bắc, Trường Sa, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn được hình thành từ những khu vực kém phát triển... Cùng với việc đầu tư các khu quy hoạch mới, thành phố cũng rất quan tâm đến việc chỉnh trang nâng cấp hạ tầng cho các khu ở cũ. Bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, hệ thống thoát nước đô thị đã giải quyết được căn bản nạn ngập lụt trong đô thị; các khu xử lý nước thải được triển khai xây dựng đồng bộ...

Một trong những cách làm riêng, độc đáo của Đà Nẵng đó là chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư. Để thực hiện được những dự án, thành phố Đà Nẵng đã phải giải tỏa hơn 80.000 hộ dân. Nếu không có sự đồng thuận xuyên suốt từ các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền cho đến các đoàn thể quần chúng cộng với sự quyết tâm cao thì khó có thể thực hiện được một khối lượng công việc khổng lồ và khó khăn như vậy. Một trong những cách làm “riêng” đầy kiên định của Đà Nẵng là khai thác quỹ đất để đầu tư hạ tầng. Cho dù còn nhiều tranh luận về vấn đề này, nhưng phải nhìn nhận đây là biện pháp hữu hiệu để đạt được mục đích nhanh chóng phát triển đô thị trong một thời gian ngắn trong điều kiện có xuất phát điểm thấp. Nhờ chính sách năng động và quyết đoán này, thành phố cùng lúc có thể đạt được các mục tiêu giải tỏa nhanh, tái định cư đầy đủ, có hạ tầng tương đối đồng bộ...   

Không phải ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Hồng Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng đã nhận xét về sự phát triển của Đà Nẵng, sự đồng thuận giữa ý Đảng-lòng dân sau hơn 10 năm thành phố trực thuộc Trung ương: “Nhân dân Đà Nẵng anh hùng, Đảng bộ, chính quyền thành phố đoàn kết, nhất trí quyết tâm cao trong xây dựng-phát triển hạ tầng hiện đại”...

Đã hiểu rất nhiều về Đà Nẵng, đến Đà Nẵng nhiều lần, thế nhưng ông Lý Ngọc Thanh, một du khách vẫn ngỡ ngàng khi mỗi lần đặt chân đến thành phố bình yên và mến khách này: “Tôi lang thang phố xá Đà Nẵng miết mà không mỏi. Một sự cuốn hút kỳ lạ. Cũng có thể là cảm nhận của một khách phương xa. Cũng có thể là cái tình thật lớn mà người Đà Nẵng ghi dấu trong tôi. Nhưng không thể phủ nhận, sự bình yên đến lạ kỳ, cuốn hút thật tự nhiên bởi cái hồn hậu, năng động của một thành phố đang là trung tâm đô thị khu vực miền Trung. Tôi cảm nhận ánh mắt của người Đà Nẵng thật thân thiện, như sự mời gọi, như tình yêu nồng thắm một thuở mà ai đó từng có nơi thành phố này”.

Còn nhớ, tại lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại 1 trước Nhà hát Trưng Vương, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã phát biểu: “Lịch sử vẻ vang và những ngày đang sống sôi động không thể chấp nhận một Đà Nẵng chậm bước, một Đà Nẵng trung bình chủ nghĩa. Tất cả yêu cầu Đà Nẵng bứt phá đi lên...”. Đà Nẵng đã làm, đang làm và sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để bứt phá đi lên...

   Bài và ảnh:  LÊ VĂN HOA

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.