Kỳ thi THPT năm 2020: Thí sinh, phụ huynh bất ngờ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thi tốt nghiệp THPT tại địa phương, điều mà dư luận lo lắng đó là cảnh “nhà nhà đi thi” như gần 20 năm trước, cũng như việc kiểm soát tiêu cực. Và với hình thức thi mới, không ít trường đại học trên cả nước lo ngại tỷ lệ ảo cao, khó khăn trong công tác tuyển sinh... Với các trường tuyển sinh riêng, đề thi, phương thức thi hiện vẫn còn là ẩn số, khi thời gian không còn nhiều.

Nhiều trường ĐH lên phương án tuyển sinh

Với phương thức thi mới, hiện học sinh, thầy cô, phụ huynh tiếp tục chờ quy chế thi và đề thi minh họa, cũng như phương án của các trường tốp đầu tuyển sinh riêng. Theo thầy Nguyễn Khắc Ngọc, giáo viên hệ thống Giáo dục Học mãi thì câu chuyện bây giờ các trường ĐH sẽ giải quyết bài toán tuyển sinh thế nào trong vòng 3-4 tháng tới?

Hai năm trước, chúng ta giảm điểm cộng khu vực vì học sinh được thi ngay tại địa phương, học sinh thành phố và nông thôn không còn khác biệt về điều kiện dự thi. Năm nay, rất nhiều học sinh từ nông thôn sẽ lại phải đổ về thành phố lớn dự thi, chi phí ăn uống - đi lại - ngủ nghỉ rất tốn kém trong bối cảnh người dân bị giảm/mất thu nhập do giảm/mất việc làm do dịch bệnh.

Học sinh nông thôn bị thiệt thòi hơn nhiều so với học sinh thành phố về điều kiện dự thi và cả sự chuẩn bị sức khỏe, tâm lý (do phải di chuyển xa ngay trước khi thi - có em còn say xe, mất tập trung vì 1-2 ngày trước khi thi có thể phải lo việc di chuyển, ngủ trọ ở nhà người lạ,...). Vậy có nên/cần khôi phục lại mức điểm cộng khu vực cho học sinh nông thôn không?

Do Bộ GD-ĐT thay đổi kế hoạch, nhiều trường ĐH cũng điều chỉnh phương án tuyển sinh. Không ít trường xét tuyển bằng học bạ để tăng tính chủ động. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng kết quả học tập thể hiện trên học bạ là không đáng tin cậy. Việc các trường ĐH tăng cường xét tuyển bằng điểm học bạ có thể làm cho điểm học bạ càng trở nên kém tin cậy hơn. 

Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát từ quan niệm “học giỏi toàn diện” nên mới có chuyện thí sinh phải đối diện với sự thay đổi đột ngột ở phút… 89. Trong khi đó, tại các trường ĐH, CĐ, các khối ngành đều dựa trên các nền tảng khoa học và bộ môn chuyên biệt, yêu cầu các yếu tố kiến thức, nền tảng, đam mê, yêu thích của học sinh, sinh viên phù hợp với ngành học đó. 

Đơn cử, muốn vào ĐH Nhân văn Hà Nội, học sinh cần có các khả năng về một số môn học thuộc Khoa học Xã hội như Văn, Sử, Địa hay Giáo dục công dân. Giờ thêm cả Toán, Anh vào để tính xét tuyển vào các khối ngành Khoa học Xã hội. Hay thêm môn Sinh học vào khối ngành Kỹ thuật, thêm Lý vào khối ngành Y... là thêm rối.

Thậm chí, kiến thức chuyên biệt về một ngành sẽ bị xa rời. Khối các trường Y dược nhóm họp riêng với nhau, vì tự dưng lại chen đâu thêm môn Lý vào trong tổ hợp. Với phương án được đề ra là khối các trường Y có thể tổ chức một kỳ thi chung. Tức là mỗi thí sinh thi vào ngành Y sẽ có hai kỳ thi, tốt nghiệp THPT và thi chung.

Chưa kể, sẽ có một lượng không nhỏ các thí sinh thi vào trường Y sẽ tham gia các cuộc thi tuyển sinh riêng ở các khối ngành khác, ở các trường khác vì chỉ tiêu ngành Y khá ít và điểm chuẩn rất cao. 

Thầy cô lo lắng

Thầy Phan Nhơn (giáo viên ở Bến Tre) bày tỏ: “Những năm vừa qua chỉ tổ chức một kỳ thi, quản lý rất chặt chẽ mà chính quyền địa phương cũng còn có những sai phạm nặng nề. Bây giờ “trăm hoa đua nở” mỗi trường thi một đề, cung cách giới hạn nội dung, môn thi, cách thức tổ chức khác nhau làm sao bảo đảm tính an toàn, công bằng và chính xác.

Nếu muốn giảm khó khăn cho học sinh và phụ huynh có thể không cần thay đổi cách thi, chỉ giảm mức độ yêu cầu của nội dung và kỹ năng của mỗi môn văn hóa là đủ. Tăng cường trách nhiệm cho các địa phương tổ chức thi và chấm bài.

Đã có nhiều học sinh khóc than, nhiều phụ huynh bất ngờ khủng hoảng vì nghe thông báo chỉ thi xét tốt nghiệp của Bộ, tất cả mục tiêu học tập của phụ huynh và học sinh lâu nay thường tập trung vào các trường đại học, do vậy khi nghe thông báo của Bộ họ hết sức thảng thốt không nói lên lời.

Nhiều thầy cô đề nghị rằng vẫn giữ thi quốc gia như năm trước, chương trình thay vì kiểm tra nội dung cả năm thì tập trung chủ yếu vào nội dung học kỳ một mà tất cả các trường đều đã thực hiện và đánh giá xong, phần nội dung học kỳ hai giảm tải theo Bộ đã hướng dẫn thì yêu cầu trong đề thi ở hai mức độ nhận biết và thông hiểu. 

Theo thầy Phan Nhơn, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu không có một kì thi chung làm cơ sở thì việc xét tuyển vào đại học sẽ trở nên hỗn loạn. Nếu các trường đại học xét bằng học bạ thì với tình trạng nâng điểm ở phổ thông như hiện nay sẽ không đảm bảo sự công bằng. Nếu không có mức điểm sàn chung, các trường sẽ thi nhau vét cho hết thí sinh. Khi đó, chất lượng giáo dục ĐH liệu có đảm bảo?

Đồng quan điểm, thầy Trần Mạnh Tùng, Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng, với phương án thi chỉ để xét tốt nghiệp này, dường như Bộ GD-ĐT đang “làm khó” gần 1 triệu học sinh.  Dạy và học trong đại dịch Covid-19 như trong thời chiến, nguồn lực thì cạn kiệt mà thi cử lại mệt mỏi hơn, nhiều giáo viên sẽ “tăng huyết áp”, học sinh thì “tăng áp lực” khi đề tham khảo của Bộ GD-ĐT mới ra đã không còn tác dụng.

Thầy Tùng mong muốn, vẫn giữ kỳ thi THPT quốc gia để ổn định cho học sinh, cho toàn hệ thống để đơn giản và tiết kiệm hơn. Từ trước đến nay, mấy ai quan tâm đến thi tốt nghiệp, nhà nhà chỉ quan tâm đến thi đại học mà thôi…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...