Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần thay đổi nhận thức về truyền thông

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
(PLVN) - Nhân dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có những chia sẻ về nghề báo.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã 99 năm, sang năm sẽ kỷ niệm 100 năm. Người sáng lập Báo chí Cách mạng Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo chí Cách mạng phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, thổi lên khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, tạo thành sức mạnh tinh thần để góp phần hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm. Những năm qua, chúng ta đã làm tốt nhiệm vụ đó. Khảo sát về uy tín nghề nghiệp trong xã hội thì nghề báo được xếp thứ 9/10 năm 2018, đến năm 2022 đã lên hạng xếp thứ 3/10, chỉ sau nghề nhà giáo và nghề y.

Nhân lực làm báo chí nước nhà là 41.000 người, trong đó có 23.000 người được cấp thẻ nhà báo. Số lượng cơ quan báo chí là 797, trong đó báo là 127. Số lượng báo đã giảm 40% so với trước Quy hoạch. Ngân sách nhà nước chi cho báo chí năm 2023, bao gồm cả thường xuyên và đầu tư là 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,47% tổng ngân sách nhà nước, đang là mức thấp.

Một năm, các cơ quan báo chí tạo ra khoảng 40 triệu tin bài và khi đi vào không gian mạng thì lan tỏa ra thành 400 triệu tin bài, tạo thành dòng chủ lưu trên không gian mạng. Mỗi năm sản xuất 20.000 giờ phát thanh và 50.000 giờ truyền hình. Tỷ lệ về truyền thông chính sách chiếm 20%.

Bộ trưởng chia sẻ một số quan niệm về đầu tư cho chuyển đổi số báo chí. Theo Bộ trưởng, trước đây, vũ khí là trang giấy, cây bút thì nay còn thêm công nghệ, mà chủ yếu là công nghệ số. Trước đây, cơ quan báo chí viết báo, nay cơ quan báo chí tạo ra nền tảng số để nhiều người tham gia viết báo, mà nền tảng số chính là công nghệ. Trước đây, chỉ có báo chí viết bài, nay nhiều người viết trên mạng thì báo chí phải có công cụ công nghệ để đánh giá được xu thế thông tin, tâm trạng người dân trên không gian mạng để viết bài định hướng dư luận. Và đó cũng là công nghệ.

Bộ trưởng cho rằng, một cơ quan báo chí được gọi là đã chuyển đổi số thì có tới 30% chi phí, cả chi đầu tư và chi thường xuyên, là dành cho công nghệ. Về nhân lực, cũng phải tới 30% là dân công nghệ. Để chuyển đổi số các cơ quan báo chí, cần phải đầu tư. Đất nước đang hiện đại hóa thì báo chí cũng phải hiện đại hóa. Đầu tư cho công nghệ số không lớn, không tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại rất lớn và nhanh. Vừa qua, ngân sách dành cho đầu tư báo chí là rất khiêm tốn (0,22% tổng chi đầu tư của Nhà nước), sau khi có Chiến lược Chuyển đổi số báo chí vẫn chưa tăng thêm. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các cơ quan chủ quản báo chí đầu tư công nghệ số để hiện đại hóa cơ quan báo chí của mình. Một trong những thuận lợi lớn để chuyển đổi số báo chí, hiện đại hóa công nghệ số cho báo chí là chúng ta có nhiều công ty công nghệ số mạnh, xuất sắc, khi có ngân sách đầu tư là có thể giao nhiệm vụ cho họ thực hiện chuyển đổi số báo chí.

Bộ TT&TT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Chuyển đổi số báo chí. Bộ cũng đã thành lập Trung tâm hỗ trợ Chuyển đổi số báo chí và cũng là đầu mối quản lý nhà nước về công nghệ số. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ các cơ quan báo chí chuyển đổi số.

Bộ trưởng Bộ TT&TT đặc biệt nhấn mạnh, cần thay đổi nhận thức của chính quyền các cấp về truyền thông nói chung và truyền thông chính sách nói riêng. Trước đây, truyền thông chính sách được coi là việc của một mình các cơ quan báo chí; nay Thủ tướng Chính phủ chỉ thị, truyền thông chính sách phải được coi là một chức năng, một nhiệm vụ, một việc của chính quyền các cấp. Do vậy, chính quyền các cấp phải có bộ máy chuyên biệt làm công tác truyền thông và có ngân sách thường xuyên hàng năm để thực hiện nhiệm vụ này thông qua đặt hàng báo chí. Ngân sách này chính là nguồn để đặt hàng các cơ quan báo chí. Bộ TT&TT trên cơ sở này đã ban hành một kế hoạch hành động về kiện toàn bộ máy làm công tác truyền thông các cấp, hướng dẫn bố trí ngân sách và sửa các thông tư liên quan về định mức kinh tế - kỹ thuật để chính quyền các cấp có thể đặt hàng báo chí.

“Nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tròn 99 năm, Bộ TT&TT xin được chúc các cơ quan báo chí, anh chị em làm báo nhiều sức khỏe, làm việc với tinh thần phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, chúc Báo chí Cách mạng thì luôn cách mạng, tức là luôn tiên phong, đi đầu, liên tục đổi mới. Báo chí Việt Nam đã, đang và sẽ luôn luôn trung thành với sự nghiệp của Đảng vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc”, Bộ trưởng gửi lời chúc đến các cơ quan báo chí.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có 2 cơ chế hoạt động song song: Vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp. Nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo bộ, ngành, TP Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội.

Chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội

(PLVN) - Sáng nay, 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP.

Đọc thêm

Cấm vợ chồng, anh chị em ruột tham gia đấu giá cùng một tài sản

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật.
(PLVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản mới được Quốc hội thông qua quy định cấm đối với vợ, chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột tham gia phiên đấu giá đối với cùng một tài sản để bảo đảm phù hợp với thực tiễn xảy ra trong thời gian qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh nhân Hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).
Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh.

Chính thức thông qua quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Đoàn chủ tịch biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(PLVN) - Sáng nay, 27/6, với 388/450 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Khoản 2 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được thông qua quy định rõ cấm “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Đội quy tập 192 tỉnh Thừa Thiên Huế tìm kiếm cất bốc 12 hài cốt liệt sĩ trong mùa khô 2023 - 2024

ĐQT 192 tìm kiếm HCLS tại bản Đông, huyện Lào Ngam, tỉnh SaLaVan. (Ảnh: Quỳnh Nga).
(PLVN) - Dù gian nan, vất vả, nhưng nếu có 1 thông tin về LS, dù ở bất kỳ vị trí nào, khó khăn đến mấy, cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập (ĐQT) 192, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ tìm đến để tổ chức khảo sát, tìm kiếm, quy tập để đưa liệt sĩ (LS) về với quê hương, về với đất mẹ.

Nghiên cứu về mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương

Đại biểu Tạ Văn Hạ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 26/6, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội (QH) về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, Đại biểu QH cho rằng, khi tăng lương, cần nghiên cứu về mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững

Tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững
(PLVN) - Ngày 26/6, tại thành phố Nam Định, Tỉnh ủy Nam Định phối hợp Báo Nhân Dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển kinh tế xanh - Lý luận và thực tiễn".

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang
(PLVN) -Sáng nay, 26/6, tại Tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công Trung tướng Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Các đại biểu ấn nút biểu quyết tại phiên họp.
(PLVN) - Đầu phiên họp sáng nay- 26/6, với 452/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (bằng 93% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, trong đó có quy định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Ngăn chặn nạn 'chảy máu' cổ vật ra nước ngoài

 Đại biểu Huỳnh Thị Phúc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 26/6, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về điều kiện, trách nhiệm quản lý, bảo vệ, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.