Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông kêu gọi tin tưởng vào AI

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: PV)
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi, trong một thế giới đầy biến động hiện nay, chúng ta cần sự tin tưởng - Tin tưởng hơn. Hãy tin tưởng vào con người. Tin tưởng lẫn nhau và tin tưởng vào công nghệ mới, như AI.

Trong khuôn khổ Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 khai mạc sáng 12/12 tại Quảng Ninh, đã diễn ra Hội nghị bàn tròn cấp Bộ trưởng thảo luận chính sách về trí tuệ nhân tạo.

Thay mặt nước chủ nhà Việt Nam, nhiệt liệt chào mừng tất cả các đại biểu đến thăm tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long xinh đẹp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong 50 năm qua, chúng ta đã chứng kiến cuộc cách mạng máy tính, cuộc cách mạng Internet, cuộc cách mạng di động và cuộc cách mạng đám mây. Chúng ta hiện đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI). Một số chuyên gia trong lĩnh vực này tin rằng cuộc cách mạng AI sẽ mang tính biến đổi nhiều hơn tất cả các cuộc cách mạng nói trên trong 50 năm qua cộng lại.

Nhiều quốc gia đã nhận ra tầm quan trọng của cuộc cách mạng AI và một số quốc gia đã có chiến lược AI quốc gia. Liên hợp quốc và Liên minh Viễn thông Quốc tế đã xác định AI là lĩnh vực hợp tác quan trọng và đã tổ chức nhiều hội nghị về chủ đề “AI for Good”.

Quang cảnh Hội nghị bàn tròn trong khuôn khổ Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam năm 2023. (Ảnh: PV)

Quang cảnh Hội nghị bàn tròn trong khuôn khổ Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam năm 2023. (Ảnh: PV)

Sự phát triển của AI mang lại cả cơ hội và thách thức cho tất cả chúng ta. Các quyết định về cách sử dụng và điều chỉnh AI sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình tương lai của chúng ta. Về vấn đề này, Việt Nam đã chọn chủ đề của Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam lần thứ 2 là “Ứng dụng AI hẹp”.

AI hẹp là AI chuyên biệt và tập trung. Các hệ thống AI hẹp được thiết kế và đào tạo cho một nhiệm vụ cụ thể hoặc một nhóm nhiệm vụ hẹp. Chúng có hiệu quả cao trong phạm vi được xác định trước. AI hẹp hiện đã sẵn sàng để áp dụng rộng rãi.

AI hẹp cho phép chúng ta tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của AI trong các ứng dụng cụ thể. Nó đưa AI đến với mọi người, mọi nơi, mọi quốc gia ở các mức độ phát triển khác nhau, để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng AI.

Cuộc cách mạng AI đòi hỏi các chính phủ phải phát triển cơ sở hạ tầng AI, lực lượng lao động AI và thiết lập khung pháp lý cho AI. Cuộc cách mạng AI mang đến cơ hội cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thích ứng nhanh, sẵn sàng thay đổi và đón nhận sự thay đổi. Cuộc cách mạng AI cũng đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hợp tác để tối đa hóa lợi thế và giảm thiểu rủi ro. Cuộc cách mạng AI cũng là một hành trình dài, rất dài nên chúng ta cần phải đi cùng nhau.

“Trong một thế giới đầy biến động hiện nay, chúng ta cần sự tin tưởng. Tin tưởng hơn. Hãy tin tưởng vào con người. Tin tưởng lẫn nhau. Và tin tưởng vào công nghệ mới, như AI”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi và khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ số, kinh tế số, đặc biệt là các chương trình AI.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy. (Ảnh: PV)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy. (Ảnh: PV)

Phát biểu chào mừng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy nhắc lại quan điểm của Chính phủ Việt Nam về việc “Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển”.

Từ đó, tỉnh Quảng Ninh đã xác định phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn cũng như tạo đột phá trong phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số chiếm khoảng 35% GRDP của tỉnh.

Nhân dịp Hội nghị bàn tròn chính sách về trí tuệ nhân tạo với chủ đề “Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo hẹp trong nền kinh tế số” trong khuôn khổ Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức tại Quảng Ninh, ông Cao Tường Huy cho rằng, đây là cơ hội để tỉnh Quảng Ninh được đón nhận, lắng nghe kinh nghiệm, giải pháp của các Bộ trưởng, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong thực hiện chuyển đổi số, phát triển chính quyền số - kinh tế số - xã hội số; đồng thời, đây là cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam, quốc tế kết nối, thiết lập quan hệ đối tác để cùng nghiên cứu, phát triển AI, giới thiệu các sản phẩm về AI do Việt Nam phát triển đến bạn bè quốc tế.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc: Nâng cao chất và lượng trong hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
(PLVN) - Trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7/2024 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, hoạt động của Thủ tướng trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này rất toàn diện, trong đó hơn một nửa các hoạt động tập trung vào lĩnh vực kinh tế.

Chống thất thu thuế trong thương mại điện tử

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp.
(PLVN) - Quốc hội hội yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, giám sát các trang mạng, ứng dụng thương mại điện tử và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời và chống thất thu thuế trong thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực sớm từ ngày 1/8/2024

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật.
(PLVN) - Với việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 được Quốc hội thông qua, các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực sớm ngày 1/8/2024.

Quốc hội thông qua Luật BHXH (sửa đổi)

Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Luật tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được thông qua, người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần.

Công khai ngân sách: Nhiều chỉ số tăng điểm

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. (Ảnh: VGP/ĐH)
(PLVN) - Kết quả khảo sát công khai ngân sách (OBS) 2023 đã ghi nhận những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai, minh bạch ngân sách khi tăng 7 điểm và 11 bậc so với Chỉ số công khai ngân sách (OBI) 2021.

Gỡ vướng cho quá trình thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. (Nguồn: D.T)
(PLVN) -  Chiều 28/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa các Bộ, ngành, các địa phương để góp ý vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Hà Nội phải tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Với vị trí đặc biệt quan trọng, TP Hà Nội phải phát huy vai trò tiên phong, cùng các bộ, ngành, cơ quan, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy quyết tâm “đã nói là làm, đã làm là có kết quả”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai có hiệu quả Đề án 06.

Chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo bộ, ngành, TP Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội.
(PLVN) - Sáng nay, 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP.

Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quang cảnh phiên họp thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 28/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển lên tầm cao mới

Quang cảnh TP Hà Nội.
(PLVN) - Theo chương trình Kỳ họp, dự kiến đầu phiên họp sáng nay - 28/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội đều kỳ vọng Luật này khi được thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để TP Hà Nội phát triển lên tầm cao mới, xứng đáng là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Hoàn thiện một loạt dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu ưu tiên hộ dân tầng 1 khi cải tạo lại chung cư . (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).